Quy định của Luật hình thức

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Trang 63)

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

2.1.2.Quy định của Luật hình thức

Sau khi Nghị quyết 388 được ban hành, ngày 25/3/2004 TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính đã ban hành thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT - VKSNDTC - BCA - TANDTC - BTP - BQP – BTC ( sau đây gọi tắt là thông tư liên tịch số 01) để hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết 388. Căn cứ vào nội dung nghị quyết và Thông tư liên tịch số 01, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Chỉ thị 04 ngày 13/5/2004 về việcc triển khai thi hành Bộ luật tố

tụng hình sự và yêu cầu VKSND các cấp tiến hành tổng rà soát, lập danh sách những người bị oan thuộc trách nhiệm bồi thường của VKSND; TANDTC cũng đã ban hành Công văn số 72/2004/KHXX ngày 21/4/2004 hướng dẫn cụ thể hơn về thẩm quyền và các thủ tục bồi thường theo Nghị quyết 388; Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 18/2004/TT-BCA(V19) ngày 9/11/2004 hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc Công an nhân dân gây ra.

Việc ban hành Thông tư liên tich số 01 và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho các cơ quan có trách nhiệm giải quyết việc bồi thường cho người bị oan như quy định cụ thể các thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại; về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 388 và thông tư liên tịch 01hướng dẫn thi hành nghị quyết đã bộc lộ một số bất cập sau:

- Về khái niệm người bị oan do “không thực hiện hành vi phạm tội” quy định tại điều 1 Nghị quyết 388: Đây là quy định chưa cụ thể trong bộ luật Hình sự và bộ luật Tố tụng hình sự cũng như các văn bản pháp luật hiện hành, do đó trong quá trình thực hiện Nghị quyết 388 dẫn đến việc lúng túng, hiểu lầm trong việc áp dụng. Khái niệm người bị oan được đình chỉ điều tra quy định tại điều 107 Bộ luật Tố tụng Hình sự được xác định gồm những trường hợp đình chỉ điều tra do “ không có sự việc phạm tội” (khoản 1 Điều 107); “ hành vi không cấu thành tội phạm” (khoản 2 Điều 107) “ đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm” (khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng Hình sự).Tuy nhiên Khi xem xét trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm ở khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc xác định đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm hay đình chỉ điều tra đình chỉ điều tra do hành vi chưa đến mức xử lý về hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự thường gây nhầm lẫn cho người tiến hành tố tụng khi đưa ra quyết định.

- Về thủ tục chi trả tiền bồi thường thiệt hại, Điều 15 Nghị quyết 388 quy định “ Căn cứ vào bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị oan trong các trường hợp quy định tại điều 1 Nghị quyết này và quyết định của cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thương lượng thành hoặc bản án, quyết định của Tòa án về việc bồi thường thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm chi trả phải trả tiền cho người bị oan hoặc thân nhân của người bị oan.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định được quy định tại khoản 1 Điều này, “cơ quan có trách nhiệm chi trả thực hiện việc trả lại tiền cho người bị oan hoặc thân nhân người bị oan…”. Để hướng dẫn thực hiện quy định này, Thông tư liên tịch số 01 lại quy định “ Ngay sau khi có quyết định bồi thường thiệt hại trong trường hợp thương lượng thành hoặc có bản án, quyết định của Tòa án về bồi thường thiệt hại có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có văn bản đề nghị bồi thường thiệt hại gửi cơ quan chủ quản ở Trung ương để xem xét tổng hợp và đề nghị Bộ tài chính cấp kinh phí bồi thường thiệt hại…” (khoản 1 điều 2(2.1) mục VI)

Như vậy, quy định này không phù hợp với tinh thần của Điều 15 Nghị quyết 388 là nhanh chóng trả tiền bồi thường thiệt hai cho người bị oan vì các cơ quan tư pháp ở Trung ương phải có thời gian để xem xét, tổng hợp các trường hợp được bồi thường nên thời việc chi trả tiền bồi thường cho người bị oan sẽ rất chậm.

- Về việc tính thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất của người bị oan, Điều 9 của Nghị quyết 388 quy định “ Người bị tạm giữ,tạm giam, chấp hành hình phạt tù có thu nhập ổn định nhưng đã bị mất do bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường khoản thu nhập đó” để hướng dẫn cụ thể nội dung này, thông tư Liên tịch số 01 đã quy định “ Người bị oan chưa có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó hàng tháng không có thu nhập ổn định thì không được bồi thường theo quy định tại Điều

9 của Nghị quyêt số 388” ( điểm 2.5 mục II). Quy định này là không phù hợp với quy định tại điều 9 Nghị quyết 388 về việc xác định thu nhập ổn định để tính thiệt hại cho người được bồi thường, dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng ở một số nơi nhận thức rằng trường hợp bị oan tuy có thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất nhưng vì “không có thu nhập ổn định” nên không được bồi thường theo Nghị quyết 388. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở một số địa phương khác lại cho rằng khi giải quyết bồi thường thiệt hại cho những người bị oan có thiệt hại về thu nhập thực tế theo hướng dẫn trên đây thì không có căn cứ pháp luật để giải quyết bồi thường thiệt hại cho họ. Như vây, trên thực tế quy định này đã dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất và do đó, không đảm bảo công bằng trong việc bồi thường thiệt hại.

- Để hướng dẫn cụ thể về các trường hợp mà Nghị quyết 388 quy định không được bồi thường thiệt hại, tại điểm 2.3, Mục I Thông tư liên tịch số 01 quy định: “ Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó dù chỉ phạm một tội, còn các tội khác họ không thực hiện”

Quy định này mới chỉ đề cập được một trường hợp là trong thực tế có người bị bắt giam về ba tội( chẳng hạn là giết người, cướp của, hiếp dâm đối với cùng một nạn nhân, nhưng sau đó xác định lại là người này không phạm tội cướp của). Tuy nhiên trong thực tế còn có những trường hợp khác là một người bị bắt giam về nhiều tội thực hiện trong những thời gian khác nhau và được tách ra để giải quyết thành những vụ án riêng biệt theo điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự và có hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là oan thì lại được bồi thường. Điều này cho thấy sự không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng pháp luật.

- Việc xác định người bị oan là người không thực hiện hành vi phạm tội. Tại các điểm b,c,d khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 388 quy định những trường hợp được bồi thường thiệt hại là những trường hợp người bị tạm giữ, tạm

giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định họ không thực hiện hành vi phạm tội. Quy định này sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau: có quan điểm cho rằng người được bồi thường phải là người hoàn toàn không thực hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào, trái lại cũng có quan điểm cho rằng người được bồi thường là người có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó không cấu thành tội phạm. Với cách hiểu khác nhau như vậy sẽ gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định những trường hợp bị oan và trách nhiệm bồi thường.

- Điều 6, Điều 7 Nghị quyết 388 quy định điều kiện bồi thường tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Điều kiện phải là người bị oan chết hoặc mất khả năng lao động mới được bồi thường. Quy định điều kiện như vậy chưa sát với thực tế cuộc sống, bởi lẽ khi người chủ gia đình, hoặc chủ một doanh nghiệp bị bắt giam trong một thời gian dài, mà người được họ cấp dưỡng như cha, mẹ, con không được bồi thường thường với lý do người bị oan không chết, không mất khả năng lao động, Quy định của điều luật này không phù hợp với đạo lý và truyền thống của dân tộc

- Điều 11 Nghị quyết 388 quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại bằng thương lượng, việc khởi kiện ra tòa án cấp quận, huyện khi thương lượng về việc bồi thường thiệt hại giữa người tiến hành tố tụng và người bị oan lại đẩy người bị oan vào vòng tố tụng mới mà bản thân họ không có niềm tin vào việc công lý sẽ được thực hiện, bởi vì, tòa án cấp dưới lại xét xử tòa án cấp trên, tòa án xét xử Viện kiểm sát. Một quy trình khởi kiện và xét xử như vậy không có ý nghĩa chứng minh cho sự minh bạch của hệ thống pháp luật mà làm cho người bị oan thêm oan ức.

Điều 9 Nghị quyết 388 quy định “người bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù có thu nhập ổn định nhưng đã bị mất do bị tạm giữ, tạm

giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường khoản thu nhập đó”. Trong Điều 9 của Nghị quyết 388 gồm có hai nội dung là: Thu nhập thực tế bị đánh mất và thu nhập ổn định, tuy nhiên tại Thông tư số 01 mới chỉ hướng dẫn nội dung khái niệm thu nhập thực tế bị mất, do đó trong thực tiễn trong trường hợp người bị oan là người không có thu nhập ổn định thì căn cứ xác định mức thu nhập để bồi thường thiệt hại cho họ là hết sức khó khăn.

2.2. ĐỐI TƢỢNG ĐƢỢC BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

2.2.1 Đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng thiệt hại

Hiện tượng oan sai trong hoạt động tố tụng không chỉ xảy ra cá biệt ở nước ta mà nó tồn tại khách quan trong qúa trình tố tụng ở nhiều nước trên thế giới, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình mà các nước có cách tiếp cận giải quyết vấn đề khác nhau. Nhìn chung, các nước đều quy định căn cứ xác định một công dân bị oan là một phán quyết của Tòa án. Theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp thì một người được coi là oan khi có tuyên bố của Tòa phá án rằng người đó vô tội. Tại Trung Quốc, theo quy định của điều 21, điều 22 Luật Nhà nước BTTH thì căn cứ xác định oan chính là phán quyết của Tòa án tuyên bị cáo vô tội. Theo quy định của Pháp luật Nhật Bản thì căn cứ pháp lý xác định một người bị oan là quyết định tuyên vô tội theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc thủ tục kháng án đặc biệt

Khác với pháp luật một số nước trên thế giới, Pháp luật Việt Nam thừa nhận một người bị oan trong mọi giai đoạn tố tụng Hình sự. Đây là điểm khác biệt nhằm bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan trong tố tụng.

Quyết định mang tính minh oan là quyết định tố tụng đặc thù của các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan THTT có thể ra một trong các quyết định như: Quyết định đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ vụ án vì lý do hành vi của họ không cấu thành tội phạm hoặc không có hành vi phạm tội;

quyết định của Tòa án xác định bị cáo, người bị kết án không có tội; quyết định của Tòa án giảm nhẹ hình phạt một cách đáng kể hoặc áp dụng điều khoản với tội danh nhẹ hơn.

Nghị quyết số 388/2003/NQ – UBTVQH 11 là văn bản pháp luật đầu tiên quy định một cách trực tiếp những căn cứ pháp lý xác định công dân bị oan. Theo mục 1 điều 1 của Nghị quyết này thì những người thuộc các trường hợp sau sẽ được bồi thường thiệt hại:

- Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

- Người bị tạm giam mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giam vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

- Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, đã bị kết án tử hình mà có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

- Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội.

Nghị quyết số 388/2003/NQ cũng đưa ra những trường hợp không được bồi thường thiệt hại gồm:

- Người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. - Người bị xử lý về hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 đã được được sửa đổi, bổ sung theo các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989, ngày 12 tháng 8 năm 1991, ngày 22 tháng 12 năm 1992 và ngày 10 tháng 5 năm 1997, nhưng nay theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những người thuộc các trường hợp quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này mà có ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm.

Những người thuộc các trường hợp quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này mà bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản do lỗi của chính mình hoặc do sự kiện bất khả kháng thì không được bồi thường thiệt hại đó.

Như vây, đối tượng được bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết số 388 mới chỉ dừng ở trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp bị oan trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng mà chưa điều chỉnh những trường hợp sai trong hoạt động tố tụng, hơn nữa Nghị quyết 388 chưa đưa ra khái niệm về oan, sai trong hoạt động tố tụng và chỉ liệt kê những đối tượng được bồi thường tại điều 1 của Nghị quyết. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phù hợp với nước ta hiện nay, bởi vì:

Thứ nhất: Bộ luật tố tụng Hình sự đã quy định chặt chẽ các căn cứ để cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát và Tòa án ra các quyết định trả tự do cho bị can, bị cáo đã bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc cho người đã bị kết án đang chấp hành hình phạt tù với lý do họ không phạm tội hoặc trong thời hạn luật định đã không chứng minh được là họ phạm tội.

Thứ hai: Điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong từng giai đoạn không cho phép Nhà nước thực hiện bồi thường tất cả những trường hợp oan sai ở mọi mức độ mà đòi hỏi Nhà nước phải cân nhắc và xác định chính sách bồi

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Trang 63)