3.3.2.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Bảng 3.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu (Đơn vị tính: VND, %)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức tăng trưởng (%) Hàn quốc 12,860,696,614 69,729 14,116,766,27 6 69,581 1,09767 15,198,442,90 4 68,103 1,18177 Thái Lan 861,943,563 4,673 1,058,137,920 5,216 1,22762 1,163,951,712 5,216 1,35038 Singapo 663,524,773 3,598 519,877,250 2,562 0,78351 681,864,976 3,055 1,02764 Đài Loan 774,325,851 4,198 531,758,436 2,621 0,68674 694,934,280 3,114 0,89747 Trung Quốc 716,367,603 3,884 578,044,363 2,849 0,80691 745,804,800 3,342 1,04109 Nhật Bản 2,566,915,158 13,918 3,483,566,674 17,171 1,3571 3,831,967,340 17,171 1,49283 Kim nghạch 18,443,773,562 20,288,150,919 22,316,966,012 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Quan bảng số liệu 3.2 ta có thể thấy:
Kim ngạch xuất khẩu của công ty đều tăng theo từng năm. Theo kết quả kinh doanh xuất khẩu theo bảng trên, do năm 2010 là một năm khó khăn với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung do nhà nước điều chỉnh lãi xuất và tỷ giá để giảm lạm phát trong nước nên lãi xuất và tỷ giá hối đoái tăng cao, do đó tỷ trọng xuất khẩu sang một số nước có xu hướng giảm từ 1-2% nhưng sang năm 2011 thì chỉ số tỷ trọng đã tăng lên đáng kể do chính sách xuất khẩu của công ty và nguyên nhân khác là do nhà nước đã có các biện pháp mạnh tay nhằm điều chỉnh lại mức lãi xuất và tỷ giá của các ngân hàng trong nước nên tỷ trọng xuất khẩu của công ty đã tăng 1-2% so với năm trước. Điều dễ nhận thấy khi quan sát bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu trên là thị trường công ty xuất khẩu là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
khoảng 69%. Mặc dù kim nghạch xuất khẩu vào Hàn Quốc vẫn tăng theo từng năm nhưng năm 2011 thì tỷ trọng xuất khẩu của công ty đã giảm đôi chút so với các năm trước. Tiếp theo là Nhật Bản với tỷ trọng xuất khẩu trung bình vào khoảng 16%. Năm 2009 là một năm khó khăn khi chúng ta chứng kiến sự suy thoái kinh tế năm 2008, bước sang năm 2009 với nhiều khó khăn nên tỷ trọng chỉ đạt ở mức 14%. Sang năm 2010 và năm 2011 thì tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật Bản đã tăng đáng kể lên mức 17%. Có thể nói đây là hai thị trường xuất khẩu quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất của công ty. Công ty cần có những chính sách cũng như biện pháp phù hợp để có thể duy trì và nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu tại hai thị trường này. Các nước còn lại như Singapo, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan chỉ chiếm tỷ trọng rất ít từ 2-5% trong tổng kim nghạch xuất khẩu. Các quốc gia này cũng là những thị trường rất tiềm năng nhưng tỷ trọng lại chiếm rất ít một phần cũng là do sự cạch tranh rất gay gắt của các công ty của các quốc gia này. Do vậy, công ty cần có những đánh giá và điều tra thực tế hơn về những thị trường này để có thể nâng cao được kim ngạch xuất khẩu với các quốc gia này. Qua bảng báo cáo trên ta có thể thấy rằng thị trường xuất khẩu chỉ tập trung ở khu vực Châu Á mà chưa phát triển ra các thị trường Châu Âu. Theo như điều tra sơ bộ thì Châu Á đang là thị trường hấp dẫn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng cao,điều đó khiến cho các công ty Châu Âu cũng đã chuyển hướng sang thị trường Châu Â.Nhưng đây cũng là một điều băn khoăn và cần tìm lời giải hợp lý khi chúng ta vẫn biết rằng Châu Âu là thị trường giàu tiềm năng và cró thể kiếm được lợi nhuận rất cao khi công ty có thể hoạt động kinh doanh và xuất khẩu được ra các thị trường này. Vì vậy, công ty cần tìm ra chiến lược hợp lý để vừa có thể giữ được thị trường Châu Á nhưng cũng có thể mở rộng ra các thị trường Châu Âu.
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu gạch
Qua biểu đồ 3.1 ta có thể thấy rằng:
Tốc độ tăng trưởng của công ty ngày càng chậm khi sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng cao, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc. Năm 2009,với kết quả doanh thu xuất khẩu sang Hàn Quốc của công ty đạt hơn 12,8 tỷ VNĐ.Bước sang năm 2010,mặc dù vẫn có ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu xuất khẩu sang Hàn Quốc của công ty vẫn tăng lên hơn 14,1 tỷ VNĐ. Sang năm 2011, do sự cạnh tranh của các nhà sản xuất gạch ốp lát Trung Quốc và một phần cũng do ảnh hưởng của kinh tế thế giới nên doanh thu của công ty tăng chậm hơn năm trước, chỉ đạt ở mức hơn 15,1 tỷ VNĐ. Với tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm như hiện nay, cùng với sự cạnh tranh và ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu thì công ty cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm tăng cường xuất khẩu để chiếm lĩnh mục tiêu và mở rộng thị tiền năng, hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.