Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Trái Thanh Long của Việt Nam

33 994 2
Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Trái Thanh Long của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo MỤC LỤC Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 :Kim ngạch xuất khẩu thanh long 4 tháng 2009Error: Reference source not found so với 4 tháng 2008 Error: Reference source not found Biểu 2.1 Diện tích trồng Thanh Long ở Bình Thuận).Error: Reference source not found Biểu 2.2 Diện tích trồng thanh long ở Tiền Giang qua các năm Error: Reference source not found Biểu 2.3. Sản lượng Thanh Long cả nước qua các năm Error: Reference source not found Biểu 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu Thanh Long 7 tháng đầu năm 2010 Error: Reference source not found Biểu 2.5 : Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu Thanh Long 7 Tháng đầu năm 2010 so với các năm Error: Reference source not found Biểu 2.6 :Diễn biến đơn giá trung bình xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc từ năm 2008 đến nay Error: Reference source not found Biểu 2.7 : Cơ cấu thị trường nhập khẩu Thanh long 4 tháng/2009 Error: Reference source not found Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo LỜI MỞ ĐẦU Ngày này xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn phải thực hiện. Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực này, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Thanh Long là một trong những mặt hàng nông sản được nhiều người tiêu dùng biết đến về tính hấp dẫn khi sử dụng và tác dụng vốn có không chỉ ở Việt Nam, đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Tuy là một loại mặt hàng mới xuất khẩu nhưng xuất khẩu Thanh Long đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, khối lượng và kim ngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước.Tuy nhiên xuất khẩu Thanh Long hiện nay cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế và thúc đẩy các lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu Thanh Long hiện nay. Chính vì thế, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Trái Thanh Long của Việt Nam” Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu tình hình xuất khẩu cao su của nước ta trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhắm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu Thanh Long trong thời gian tới. Với mục đích như vậy, đề tài được chia làm 3 chương như sau: 1 Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo Phần 1: Một số vấn đề lí luận chung vế xuất khẩu Thanh Long của Việt Nam. Phần 2: Thực trạng xuất khẩu Thanh Long của Việt Nam. Phần 3: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Thanh Long trong những năm tới. Do còn nhiều hạn chế trong việc cập nhật thông tin cùng với những hạn chế về kiến thức của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề án được hoàn chỉnh. Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô Ngô Thị Mỹ Hạnh đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. 2 Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THANH LONG CỦA VIỆT NAM 1.1 Khái niệm Xuất khẩu,nội dung,vai trò của xuất khẩu. 1.1.1 Xuất khẩu Theo cách hiểu chung nhất thì xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa dich vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.Dưới góc độ marketing,xuất khẩu được coi là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/1998 có hiệu lực ngày 10/8/1988 quy định chi tiết về thi hành luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu gia công và đại lý mua bán với nước ngoài thì “Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Theo chương II mục 1 Điều 28 của Luật Thương Mại năm 2005 thì xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa và khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Trên thực tế hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, dưới nhiều hình thức khác nhau, từ hàng hóa tiêu dung cho đến máy mọc thiết bị, công nghệ hay nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất… nhưng mục đích chính cuối cùng của xuất khẩu cho dù hình thức nào thì cũng phải đem lại lợi ích cho quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động không bị giới hạn về không gian hay thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn hay có thể trong hàng thập kỉ, có thể chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc có thể diễn ra ở nhiều quốc gia. 3 Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo 1.1.2 Nội dung hoạt động xuất khẩu. 1.1.2.1 Thực hiện nghiên cứu tiếp cận thị trường. Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập xử lý thông tin nhằm giúp người xuất khẩu ra quyết định đúng đắn và lợi nhất , đồng thời hoạch định chính sách marketing phù hợp. Trong bước này nhà xuất khẩu cần phải đạt được những mục đích sau: - Phải nắm vững thị trường nước ngoài như dung lượng thị trường, tập quán ,thị hiếu tiêu dung, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống pháp luật điều chỉnh thương mại. - Nhận biết được vị trí hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài cũng như nhu cầu khách hàng và loại hàng xuất khẩu đó. - Lựa chọn khách hàng : Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường qua báo đài, Internet, các cơ quan xúc tiến thương mại, tư vấn, hội chợ, triển lãm. Kết quả nghiên cứu và tiếp cận thị trường là nhà xuất khẩu sẽ lựa chọn mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. 1.1.2.2 Lập phương án kinh doanh. Sau khi lựa chọn mặt hàng ,thị trường thì nhà xuất khẩu cần lập ra kế hoạch kinh doanh, thời gian xuất khẩu, đối tác xuất khẩu, đánh giá sơ lược về hiệu quả kinh doanh, những khó khăn và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng đó sang thị trường đó và đưa ra các phương án giải quyết. 1.1.2.3 Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu. Sau khi lựa chọn đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dịch đàm phán với đối tác về thời gian xuất khẩu, mặt hàng, phương thức vận chuyển, hình thức thanh toán để đi đến ký kết hợp đồng. Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây: - Đàm phán qua thư tín - Đàm phán qua điện thoại - Đàm phán trực tiếp 4 Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo Tùy vào trường hợp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách đàm phán nào để phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệp của mình. Nhưng thông thường đầu tiên, người ta thường các đàm phán qua thư để thiết lập và duy trì mối quan hệ và đàm phán qua điện thoại để kiểm tra những thông tin cần thiết. Còn những hợp đồng có giá trị lớn người ta thường dung cách đàm phán trực tiếp. 1.1.2.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Hai bên làm các thủ tục để tiến hành xuất khẩu: xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị nguồn hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thuê tàu lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng với tàu, làm thủ tục thanh toán. 1.1.3 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. 1.1.3.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn , lạc hậu, chậm phát triển ở nước ta. Để CNH đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuât, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như : liên doanh với nước ngoài, vay nợ, viện trợ, tài trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ, xuất khẩu sức lao động. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vay nợ và viện trợ … tuy quan trọng nhưng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kì sau. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu tiến hành CNH là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định đến quy mô và tốc độ của nhập khẩu. Nước ta thời kỳ 1986-1990, nguồn thu từ xuất khẩu đảm bảo trên 55% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tương tự như vậy thời kỳ 1991-1995,1996-2000 và 2001-2005 lần lượt là 73,5%, 84,5%,91%. Một điều đáng chú ý nữa là cơ hội đầu tư, vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các nhà đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy trì để trả nợ - hiện thực. Vì thế, xuất khẩu quả thực có vai trò rất quan trọng trong tiến trình CNH-HĐH đất nước. 5 Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo 1.1.3.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như là một tất yếu khách quan trong quá trình CNH phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới. Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nếu nền kinh tế còn lạc hậu và kém phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản vẫn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp. Hai là, coi thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động đến sản xuất thể hiện ở : - Xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành khác phát triển thuận lợi - Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển ổn định - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước - Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới. - Thông qua xuất khẩu hàng hóa của nước ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thì trường. 6 Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo 1.1.3.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. Tác động của sản xuất hàng hóa xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt.Trước hết sản xuất hàng hóa xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu để tái sản xuất sức lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của nhân dân.Tham gia vào hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần đem hàng hóa đến với bạn bè thế giới, góp phần mở rộng khả năng tiêu dùng của nhân loại mà còn mang bản sắc dân tộc mình giới thiệu cho thế giới. 1.1.3.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại ở nước ta. Xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại và làm cho nền kinh tế quốc dân gắn chặt với sự phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển chẳng hạn như xuất khẩu và sản lượng hàng hóa xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế …. Đến lượt mình các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề để mở rộng xuất khẩu. 1.1.4 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp ngoại thương. Dưới góc độ vĩ mô của một nền kinh tế hoạt động xuất khẩu đem lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu tạo tiền đề vốn cho doanh nghiệp ngoại thương bởi vì hoạt động này ảnh hưởng tích cực tới xu thế phát triển theo hướng CNH tổng thể nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào sống trong tổng thế đấy nên cũng chịu tác động trước dương hiệu quả kinh doanh đột biến mà nguyên nhân là những khoản lợi nhuận khổng lồ được đem đến bởi những hợp đồng xuất khẩu qui mô lớn mà từ đó tạo tiền đề vốn cho doanh nghiệp. 7 Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo Khi đã có tiền đề về vốn, doanh nghiệp có thể nhập khẩu những máy móc, thiết bị kỹ thuật…đem đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến một loạt các tác động tích cực sẽ xảy ra. Doanh nghiệp sẽ có lợi thế về quy mô – chi phí bình quân cho sản xuất sẽ giảm dần khi quy mô sản xuất tăng lên cũng mang nghĩa là giá thành sản phẩm sẽ giảm, chất lượng mẫu mã sản phẩm được cải thiện và nâng cao, kế tiếp là hiệu quả tích cực-doanh ngiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh, và mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đã đạt được-lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên chưa từng thấy. Bên cạnh đó khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu doanh nghiệp sẽ học hỏi được rất nhiều từ đối tác nước ngoài cũng như các cơ hội nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, các phương thức tổ chức quản lý. Đồng thời trong môi trường kinh doanh quốc tế mọi chuyện không đơn giản như kinh doanh nội địa, tính rủi ro của môi trường kinh doanh rất cao nếu các doanh nghiệp không tìm cách tự hoàn thiện trí thức cũng như sự hiểu biết của mình thì doanh nghiệp sẽ bị động và gặp rủi ro. Nắm bắt khoa học công nghệ cũng là một nhân tố khiến cho doanh nghiệp tìm cách thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. 1.2 Vai trò của xuất khẩu Thanh Long trong nền kinh tế nước ta.  Xuất khẩu Thanh Long góp phần thúc đẩy quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Có thể khẳng định rằng,cho đến nay, cây Thanh long là một cây trồng có giá trị cao ở vùng đất các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng Bằng Sông cửu long.Theo tính toán năm 2006, bình quân mỗi ha Thanh long đã đạt mức tổng thu nhập từ 50>100 triệu đồng/năm.Riêng tại Bình Thuận mức thu nhập là cao nhất có thể trên 100 triệu đồng/năm. Cây Thanh Long gắn liền với việc làm và đời sống của hàng ngàn hộ dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,Đông Nam Bộ và Đồng bằng song Cửu Long.Ngoài hiệu quả kinh tế như đã được ghi nhận, cây Thanh long còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.Nhưng năm gần đây, do thị 8 [...]... ngạch, thị trường … .của Thanh Long xuất khẩu của Việt Nam, để từ đó đánh giá thực trạng xuất khẩu Thanh Long Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu Thanh Long của Việt Nam trên thị trường thế giới Qua đề án này chúng ta thấy được tầm quan trọng của xuất khẩu Thanh Long đối với nền kinh tế quốc dân Cũng như thấy được những thành tựu của xuất khẩu Thanh Long Việt Nam, bên cạnh đó... đề tài Một số giải pháp thúc đẩy xuất khấu Trái Thanh Long của Việt Nam , em đã trình bày được những khái niệm chung nhất về vai trò của xuất khẩu hang hóa nói chung và xuất khẩu Thanh long nói riêng đối với nền kinh tế của đất nước, những cơ hội và thách thức cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu Thanh Long ở Việt Nam Qua đó phân tích thực trạng xuất khẩu Thanh Long của Việt Nam thông... được gọi là thanh long Trung Quốc gọi là thanh long lửa và ngọc long, người Việt Nam gọi là thanh long, Indonesia và Malaysia gọi là trái cây rồng, lào thì gọi là thanh long giống Việt Nam Tên tiếng địa phương là dâu lê hoặc nanettikafruit Thanh long đươc người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980 2.2.2 Khái quát về cây Thanh Long • Phân... chưa mạnh,chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng PHẦN 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THANH LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1 Xây dựng thương hiệu và chất lượng Thanh Long Việt Nam Về thương hiệu: Khi mà diện tích trồng Thanh Long trên cả nước ngày càng được mở rộng về quy mô nhưng thương hiệu Thanh long xuất khẩu trên cả nước vẫn còn rất ít Hiện nay,chỉ có chất lượng trái thanh long Bình Thuận tương... từ Đài Loan 2.3 Thực trạng xuất khẩu Thanh Long ở Việt Nam 2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu Thanh Long Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thanh long trong tháng 4/09 đạt 2,3 triệu USD, giảm 0,23% so với tháng trước 16 Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo và giảm 18% so với cùng kỳ 2008 Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thanh long lại tăng nhẹ đạt gần 11,2... Người tiêu dùng Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo Ở Việt Nam đa số con đường xuất khẩu của Thanh Long đi theo hướng Nông Dân-Thương Lái -Xuất khẩu. Vì thế có thể thấy vai trò của thương lái là quan trọng trong việc xuất khẩu Thanh Long Khi vào vụ Thanh Long các thương lái sẽ đến các vườn để thu mua hàng để cho những hợp đồng xuất khẩu đã ký.Những thương lái nhỏ sẽ thu mua hàng ở những hộ,vườn... người ta chong đèn cho thanh long để tạo ra thanh long trái mùa Tương tự như các loài cây xương rồng khác, một nhánh của dây có thể tách ra và tự phát triển để sinh sôi thành một cây thanh long khác, đây là phương pháp nhân giống nhanh hơn, dễ dàng hơn phương pháp nhân giống bằng hạt thanh long • Sâu bệnh trên cây Thanh Long Bất kì loại thực vật nào cũng tồn tại kẻ thù hoặc mặt trái của nó Tưới nước quá... thu hoạch Thanh long nên nguồn cung rất dồi dào Dự báo xuất khẩu thanh long từ nay cho đến cuối năm sẽ tăng mạnh Ước tính trong tháng 8/2010, lượng thanh long xuất khẩu đạt 12 nghìn tấn với kim ngạch đạt 4,6 triệu USD Biểu 2.5 : Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu Thanh Long 7 Tháng đầu năm 2010 so với các năm (Nguồn : Tổng cục hải quan) 18 Đề án môn Kinh Tế Thương Mại 2.3.2 Giá Thanh Long xuất khẩu Trần... Thực trạng sản xuất Thanh Long xuất khẩu 2.2.1 Về diện tích Thanh long được đưa vào Việt Nam gần 100 năm.Đến giờ diện tích trồng Thanh Long cả nước vào khoảng 20.000ha và được trồng nhiều nhất ở 3 tỉnh Bình Thuận ,Long An,Tiền Giang Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng Thanh Long lớn nhất cả nước.Diện tích trồng Thanh Long toàn tỉnh lên tới 10.665ha năm 2010.Trong đó diện tích thanh long cho thu hoạch... Tổng cục hải quan) Xuất khẩu thanh long liên tục tăng kể từ đầu năm 2010 đến nay Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thanh long của cả nước trong 17 Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo tháng 7 đạt 10,6 nghìn tấn với kim ngạch đạt 4,4 triệu USD, tăng 33,1% về lượng và 34,9% về kim ngạch so với cùng kỳ 2009 Tính chung 7 tháng năm 2010, xuất khẩu thanh long đạt 55,8 nghìn . Thảo Phần 1: Một số vấn đề lí luận chung vế xuất khẩu Thanh Long của Việt Nam. Phần 2: Thực trạng xuất khẩu Thanh Long của Việt Nam. Phần 3: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Thanh Long trong. Thảo PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THANH LONG CỦA VIỆT NAM 1.1 Khái niệm Xuất khẩu, nội dung,vai trò của xuất khẩu. 1.1.1 Xuất khẩu Theo cách hiểu chung nhất thì xuất khẩu là hoạt. và thúc đẩy các lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu Thanh Long hiện nay. Chính vì thế, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã chọn đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Trái Thanh Long

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan