Xây dựng thương hiệu và chất lượng Thanh Long Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Trái Thanh Long của Việt Nam (Trang 25)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THANH LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚ

3.1 Xây dựng thương hiệu và chất lượng Thanh Long Việt Nam.

Về thương hiệu: Khi mà diện tích trồng Thanh Long trên cả nước ngày càng được mở rộng về quy mô nhưng thương hiệu Thanh long xuất khẩu trên cả nước vẫn còn rất ít. Hiện nay,chỉ có chất lượng trái thanh long Bình Thuận tương đối tốt. Theo chính quyền địa phương, chất lượng thanh long có thể đạt tới 40 % chất lượng dành cho xuất khẩu (phỏng vấn sâu thương lái).Tuy nhiên, do chất lượng thanh long Bình Thuận không đồng đều, vì còn nhiều nông dân thiếu kinh nghiệm trồng trọt dẫn đến chất lượng và sản lượng thấp. Mặt khác tốc độ phát triển trồng trọt quá nhanh khiến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, cũng ảnh hưởng không nhỏ lên chất lượng chung của thanh long (phỏng vấn sâu thương lái).

Thanh long ở Bình Thuận hiện chưa được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng chính thức của một tổ chức quốc tế nào. Sở dĩ họ có thể xuất khẩu được là do nước nhập khẩu chưa có các yêu cầu khắt khe về các tiêu chuẩn chất lượng hoặc xuất qua con đường tiểu ngạch. Ngay cả thanh long Hoàng hậu, hay thanh long Long Hòa cũng đều được xuất thông qua những còn đường ấy.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 hợp tác xã trồng thanh long: Hợp tác xã Thanh Long hữu cơ xã Hàm Mĩ, huyện Hàm Thuận Nam, Hợp tác xã thanh long hữu cơ – xã hàm Hiệp huyện Hàm Thuận Bắc và duy nhất có một hợp tác xã

Các tỉnh Long An, Tiền Giang cũng mới bắt đầu xây dựng được thương hiệu Thanh Long riêng cho mình do đó cần thúc đẩy việc quảng bá và xây dựng thương hiệu Thanh long chất lượng ra thị trường thế giới.

Về chất lượng:Tăng cường và mở rộng mô hình trồng Thanh Long theo tiêu chuẩn Europgap, Vietgap.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Trái Thanh Long của Việt Nam (Trang 25)