1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO

133 624 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Việt Nam đang ra sức đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hướng về xuất khẩu. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đã khẳng định “cần đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại”. Xuất khẩu đã được Nhà nước ta hoạch định như một chính sách quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Trong giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, hàng dệt may Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Với kim ngạch xuất khẩu hiện đứng thứ hai (sau dầu thô) chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 20%/năm, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu dệt may, cùng với sự biến động của thị trường hàng may mặc thế giới, trong đó có thị trường Hoa Kỳ được vốn được là thị trường trọng tâm của xuất khẩu dệt may Việt Nam. Do đó, việc tìm hiểu thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua nhằm tìm hiểu những thuận lợi, cơ hội và khắc phục những khó khăn để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với những lí do đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài : “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 31.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY 31.1.1 Thương mại quốc tế và cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế 31.1.2 Vận dụng các lý thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở giảithích việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may 71.2 HÀNG DỆT MAY VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 91.2.1 Đặc điểm sản phẩm dệt may xuất khẩu 91.2.2 Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với quá trình phát triểnkinh tế ở Việt Nam 111.3 THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA

KỲ 141.3.1 Khái quát về thị trường dệt may Hoa Kỳ 141.3.2 Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vàothị trường Hoa Kỳ 271.4 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU

Trang 2

1.5 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC ĐẨY

MẠNH XUẤT KHẨU DỆT MAY SAU KHI GIA NHẬP WTO 33

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 33

1.5.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ 35

1.5.3 Kinh nghiệm của Bangladesh 37

1.5.4 Một số bài học rút ra đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 41

2.1 XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 41

2.1.1 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1994 - 2001 41

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 2006 51

2.2 XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 69

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ 76

2.3.1 Những thành tựu 76

2.3.2 Những khó khăn 77

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 79

3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 79

3.1.1 Quan điểm phát triển ngành dệt may 79

Trang 3

3.1.3 Định hướng phát triển ngành dệt may 83

3.1.3.1 Sản phẩm 83

3.2 DỰ BÁO XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 85

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 88

3.3.1 Một số giải pháp vĩ mô 88

3.3.2 Một số giải pháp vi mô 93

3.3.2.1 Xác định thị trường mục tiêu, thị trường ngách 93

3.3.3 Một số giải pháp cho Hiệp hội dệt may 97

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 101

3.4.1 Đối với Chính phủ 101

3.4.2 Đối với các Bộ, ngành liên quan 103

3.4.3 Đối với hiệp hội ngành hàng 104

3.4.4 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may 105

KẾT LUẬN 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC

Trang 4

(Department of Commerce) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

(Gross Domestic Product) GNP : Tổng sản phẩm quốc dân

(Gross National Product) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

NTR/MFN Đối sử Tối huệ quốc

(Most-Favored Nation)

NT : Đối sử quốc gia

(Nation Treatment) OTEXA : Phòng dệt may hoa kỳ

Office of Textiles and Apparel TRIPs : Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới Thương mại của

Quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) TRIMs : Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (tỷ lệ nội địa

hoá, kiểm soát ngoại hối, tự cân đối) TNC : Công ty xuyên quốc gia

(Transnational Coporation) USD : Đô la Hoa Kỳ

USITC/ITC : Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

(The US International Trade Commission)

VNĐ : Đồng Việt Nam.

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

(World Trade Organization)

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG

Trang 5

Bảng 1.2: Giá tương đối và lợi thế so sánh 6

Bảng 1.3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (2004 -2007) 12

Bảng 1.4: Tổng xuất khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ theo quốc gia 19

Bảng 1.5: Tổng xuất khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ theo ngành 19

Bảng 1.6: Tổng xuất khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ theo quốc gia 20

Bảng 1.7: Xuất khẩu hàng dệt của Hoa Kỳ theo quốc gia 21

Bảng 1.8: Tổng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ theo quốc gia 23

Bảng 1.9: Tổng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ theo ngành hàng 24

Bảng 1.10: Cơ cấu các kênh bán lẻ tại Hoa Kỳ 26

Bảng 1.11: Thị phần các nhà bán lẻ lớn nhất tại Hoa Kỳ 26

Bảng 1.12: Doanh thu bán lẻ hàng may mặc Hoa Kỳ (2005) 27

Bảng 2.1: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ 42

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ (1994 – 2001) 45

Bảng 2.3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (1994 – 2001) 47

Bảng 2.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (1994 – 2001) 48

Bảng 2.5: Cơ cấu một số mặt hàng dệt may xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ (1994 - 2001) 50

Bảng 2.6: Tỷ lệ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ của một số quốc gia 55

Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ (2001 - 2006) 60

Bảng 2.8: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (2001 - 2006) 61

Trang 6

tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (2001 - 2006) 62Bảng 2.10: Cơ cấu một số mặt hàng dệt may xuất khẩu chính của Việt Nam

sang Hoa Kỳ (2001-2006) 64Bảng 2.11: Hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ của một số quốc gia 67Bảng 2.12: Cơ cấu một số mặt hàng dệt may xuất khẩu chính của Việt Nam

khẩu của Việt Nam gồm sản phẩm sơ chế, dệt may và các sảnphẩm chế tác không phải là hàng dệt may sang Hoa Kỳ 54Biểu đồ 2.3: Số lượng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ 71Biểu đồ 2.4: Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ 71Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ

trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 72Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ

trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam 72Biểu đồ 2.7: Thị phần hàng dệt may của một số quốc gia trên thị trường

Hoa Kỳ 75

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang ra sức đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướchướng về xuất khẩu Trong cương lĩnh xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước

đã khẳng định “cần đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuấtkhẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại” Xuất khẩu đã được Nhà nước ta hoạch địnhnhư một chính sách quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế

- xã hội, ổn định đời sống nhân dân

Trong giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàtừng bước hội nhập kinh tế quốc tế, hàng dệt may Việt Nam đã đạt đượcnhững thành công nhất định Với kim ngạch xuất khẩu hiện đứng thứ hai (saudầu thô) chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu trên 20%/năm, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã góp phần đáng kể vào sựphát triển của nền kinh tế Việt Nam

Xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều điềukiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu dệt may, cùng với

sự biến động của thị trường hàng may mặc thế giới, trong đó có thị trườngHoa Kỳ được vốn được là thị trường trọng tâm của xuất khẩu dệt may ViệtNam Do đó, việc tìm hiểu thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thịtrường Hoa Kỳ trong thời gian qua nhằm tìm hiểu những thuận lợi, cơ hội vàkhắc phục những khó khăn để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuấtkhẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là hết sức cần thiết, đặcbiệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) Với những lí do đó, tác giả đã mạnh dạn chọn

đề tài : “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO” làm nội dung nghiên cứu cho luận

văn cao học của mình

Trang 8

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu hàngdệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ

- Vận dụng cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩuhàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ qua từng giai đoạn khác nhau, đặc biệt

là giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO Qua đó luận văn sẽ chỉ rõnhững kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải phápnhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ saukhi Việt Nam gia nhập WTO

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: vấn đề xuất khẩu hàng dệt may củaViệt Nam sang Hoa Kỳ

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn nghiên cứu một số vấn đềliên quan đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn trước

và sau khi Việt Nam gia nhập WTO

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã kết hợp sử dụng các phươngpháp sau đây: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, trừu tượnghóa và một số phương pháp khác

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấuluận văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận chung của xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu

hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Chương 2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang

thị trường Hoa Kỳ

Chương 3 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

sang Hoa Kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG

THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY

1.1.1 Thương mại quốc tế và cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế

1.1.1.1 Khái niệm thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủthể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt

ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấytiền tệ làm môi giới Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong cácquan hệ quốc tế và ngày nay nó vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệkinh tế quốc tế Sở dĩ thương mại quốc tế có vai trò quan trọng như vậy bởi

vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế khác cuối cùng được thể hiện tậptrung trong thương mại quốc tế và quan hệ hàng hóa – tiền tệ vẫn là quan hệphổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế

1.1.1.2 Cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế

Lý thuyết về thương mại quốc tế được coi là bắt đầu bằng các tác phẩmcủa trường phái trọng thương vào các thế kỷ 16 đến 18 Vào thời gian đó,vàng và bạc được người ta sử dụng với tư cách là tiền tệ và tạo nên kho củacải của các quốc gia Một quốc gia tích lũy được càng nhiều vàng bạc thì càngtrở nên giàu có và hùng mạnh hơn Các tác giả trọng thương lập luận rằngxuất khẩu đối với một quốc gia rất có ích vì nó kích thích sản xuất trong nước,đồng thời làm gia tăng lượng của cải của quốc gia Ngược lại nhập khẩu làgánh nặng vì nó làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất trong nước vàhơn nữa dẫn tới sự thất thoát của cải của quốc gia Như vậy sức mạnh và sự

Trang 10

giàu có của một quốc gia sẽ tăng lên nếu quốc gia đó xuất khẩu nhiều hơnnhập khẩu.

- Lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên lợi thế của Adam Smith:

Adam Smith là người đầu tiên đưa ra sự phân tích có tính hệ thống vềnguồn gốc thương mại quốc tế Trong tác phẩm nổi tiếng “của cải của các dântộc” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1776, Adam Smith đã đưa ra ý tưởng vềlợi thế tuyệt đối để giải thích nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế.Theo Adam Smith khi một quốc gia chuyên môn hóa vào những ngành mà họ

có lợi thế tuyệt đối cũng có nghĩa là sử dụng những lợi thế tuyệt đối để sảnxuất thì điều đó sẽ cho phép quốc gia này sản xuất ra sản phẩm với chi phíhiệu quả hơn Lợi thế đó có thể là lợi thế về tài nguyên (nhiều, dễ khai thác),lợi thế về nguồn nhân lực (dồi dào, giá nhân công rẻ…) hay nỗ lực của chínhquốc gia (kết quả của sự phát triển khoa học – công nghệ, quan tâm đến đầu

tư nguồn nhân lực để có đội ngũ lao động lành nghề…)

Adam Smith đã xây dựng mô hình đơn giản dựa trên lợi thế tuyệt đối đểgiải thích lợi ích của thương mại quốc tế đối với các quốc gia Theo ông nếunước A có thể sản xuất mặt hàng Y rẻ hơn nước B và ngược lại nước B lại cóthể sản xuất mặt hàng X rẻ hơn nước A thì khi đó nước A nên tập trung sảnxuất mặt hàng Y và xuất khẩu sang nước B, còn nước B nên tập trung sảnxuất mặt hàng X và xuất khẩu sang nước A Trong trường hợp này, mỗi nướcđược coi là có lợi thế tuyệt đối về sản xuất từng mặt hàng Thông qua việcchuyên môn hóa và trao đổi quốc tế mà 2 nước đều tìm được lợi ích từ thươngmại: tiêu dùng được nhiều hàng hóa hơn với mức giá thấp nhất

Như vậy lợi thế tuyệt đối có thể được coi là cơ sở để giải thích phần nào

về sự cần thiết của thương mại quốc tế Tuy nhiên lý thuyết thương mại quốc

tế của Adam Smith có hạn chế là không cho phép giải thích được hiện tượng

là tại sao khi một nước có mọi lợi thế hơn nước khác hoặc không có lợi thếnào cả (bất lợi thế) nhưng thương mại quốc tế vẫn diễn ra Để giải quyết vấn

Trang 11

đề này cần dựa vào học thuyết có tính khái quát hơn Đó là lý thuyết về lợi thế

so sánh (lợi thế tương đối) của David Ricardo

- Lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của David Ricardo:D.Ricardo (1772-1823) đã có công tìm ra những mâu thuẫn trong lýthuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và phát triển ở mức độ cao hơn Khimột nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hóa thì lợiích của thương mại quốc tế là rất rõ ràng Song những nước không có lợi thếtuyệt đối thì chỗ đứng của họ trong phân công lao động quốc tế là ở đâu? Vàthương mại đối với các nước này sẽ diễn ra như thế nào?

Sự khác nhau giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh là ở chỗ: lợi thếtuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về số lượng lao động thực tếđược sử dụng ở các nước là khác nhau (nói cách khác đó là sự khác biệt vềhiệu quả sản xuất tuyệt đối), còn lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sảnxuất tương đối

Giả sử thương mại quốc tế chỉ diễn ra giữa 2 nước: Hoa Kỳ và Việt Namvới 2 mặt hàng là Thép và Quần áo, Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất vàđược di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước

Bảng 1.1: Chi phí sản xuất và lợi thế tuyệt đối

Sản phẩm Hoa Kỳ Chi phí lao độngViệt Nam

Qua số liệu cho thấy Hoa Kỳ cần ít lao động hơn so với Việt Nam để sảnxuất cả 2 mặt hàng và do vậy xét theo lợi thế tuyệt đối thì Hoa Kỳ có hiệu quảhơn Việt Nam trong sản xuất 2 mặt hàng Tuy nhiên điều này sẽ không làmhạn chế lợi ích từ thương mại giữa 2 nước Điều này được phân tích dựa trêngiá cả tương đối giữa 2 hàng hóa này

Bảng 1.2: Giá tương đối và lợi thế so sánh

Trang 12

Giá tương đối Hoa Kỳ Việt Nam

Như vậy xét theo giá tương đối giữa thép và quần áo thì Việt Nam có lợithế trong sản xuất quần áo, còn Hoa Kỳ có lợi thế trong sản xuất thép NếuHoa Kỳ sử dụng 10 đơn vị lao động để sản xuất ra 2,5 đơn vị thép và nếu tỉ lệtrao đổi quốc tế đúng bằng giá tương đối của Việt Nam (nghĩa là 1 đơn vịthép trao đổi với 2 đơn vị quần áo) thì 2,5 đơn vị thép đó trao đổi với ViệtNam sẽ có được 5 đơn vị quần áo (như vậy Hoa Kỳ sẽ có lợi ích là tăng tiêudùng quần áo lên 4 đơn vị) Tương tự nếu Việt Nam dùng 24 đơn vị lao động

để sản xuất 2 đơn vị quần áo (thay cho sản xuất 1 đơn vị thép) và trao đổi vớiHoa Kỳ để có 5 đơn vị thép (với tỷ lệ trao đổi bằng giá tương đối ở Hoa Kỳ: 1đơn vị quần áo trao đổi được 2,5 đơn vị thép) thì Việt Nam sẽ thu được lợi ích

là tiêu dùng thêm 4 đơn vị thép

Từ ví dụ trên có thể thấy rằng, lợi thế so sánh đã chỉ ra rằng: một nước sẽxuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với nướckhác Hay nói cách khác là xuất khẩu mặt hàng mà nước đó có thể sản xuấtvới hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với nước khác

- Lý thuyết của Heckscher-Ohlin:

Vào đầu thế kỷ XX, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là EliHeckscher và Bertil Ohlin đã đề xuất quan điểm cho rằng chính mức độ sẵn

có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và hàm lượng các yếu tốsản xuất sử dụng để làm ra các mặt hàng khác nhau mới là những nhân tốquan trọng qui định thương mại Lý thuyết mà họ xây dựng thường được gọi

là lý thuyết H-O So với lý thuyết cổ điển, lý thuyết H-O không những giảithích được bản chất của lợi thế so sánh, mà còn cho phép phân tích được tácđộng của thương mại quốc tế đến giá cả các yếu tố sản xuất và quá trình phânphối thu nhập giữa các quốc gia, cũng như phạm vi từng quốc gia

Trang 13

Lý thuyết H-O đã dựa trên khả năng cung cấp và hàm lượng các yếu tốsản xuất để giải thích lợi thế của một nước trong trao đổi quốc tế Trong tácphẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản năm 1933, Heckscher-Ohlin đã giải thích hiện tương thương mại quốc tế như sau: “… trong một nềnkinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hóa các ngành sản xuất

mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợinhất…” Lập luận này dựa trên sự thừa nhận rằng mỗi sản phẩm đòi hỏi sựliên kết khác nhau giữa các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ…) vàgiữa các nước có sự chênh lệch về các yếu tố này Mỗi nước sẽ chuyên mônhóa trong những ngành sản xuất cho phép sử dụng các yếu tố sản xuất với chiphí rẻ hơn, chất lượng tốt hơn so với nước khác

Lý thuyết H-O được coi là một trong những lý thuyết mạnh nhất của kinh

tế học nói chung Lý thuyết này giữ vị trí thống trị trong cách giải thíchthương mại cho đến những năm 50 khi những cố gắng kiểm chứng đầu tiêncho thấy Hoa Kỳ - quốc gia dồi dào tương đối về vốn lại không xuất khẩunhững mặt hàng sử dụng nhiều vốn theo như dự đoán của lý thuyết Điều này

đã khuấy động cuộc tranh luận về thương mại quốc tế và dẫn tới sự ra đờicủa các lý thuyết thương mại mới

1.1.2 Vận dụng các lý thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở giải thích việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may

Với quy mô dân số gần 86,5 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ

12 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Indonesia, Brazil, Pakistan,Bangladesh, Nigeria, Nhật Bản, Mexico, Philippines Mật độ dân số của ViệtNam đạt 260 người/km2, cao gấp trên 5 lần và đứng thứ 41 trong 208 nước vàvùng lãnh thổ trên thế giới; cao gấp hơn 2 lần và đứng thứ 8/11 nước ở ĐôngNam Á, cao gấp đôi và đứng thứ 16/50 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á ViệtNam có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, caothứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới Với quy mô dân số lớn và trẻ

Trang 14

Việt Nam đã tạo ra nguồn lao động dồi dào cho thị trường Hơn nữa giá nhâncông ở Việt Nam thấp so với khu vực và thế giới (Giá lao động tối thiểu ởHoa Kỳ là 8 đô la/giờ, ở Việt Nam lao động phổ thông lương bình quânkhoảng 100.000 VND/ngày Do vậy Việt Nam có lợi thế với những mặt hàng

sử dụng nhiều lao động như dệt may, thủ công Hoa Kỳ nghệ, nông sản, thủysản…

Lợi thế so sánh trong các ngành chế biến, chế tạo sử dụng nhiều lao động

đã được khai thác với ưu thế của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu so vớicác sản phẩm xuất khẩu thô Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổi

cơ bản, theo hướng vừa không ngừng nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm,tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường thế giới Nhiều sản phẩm công nghiệpkhông chỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế như điện, than, phânbón, sắt thép… mà còn tham gia vào xuất khẩu và chiếm tỷ trọng cao (76,3%)như: mặt hàng nhựa, dệt may, điện tử và linh kiện máy tính, thủ công Hoa Kỳnghệ…

Các lý thuyết về thương mại quốc tế là cơ sở cho việc lý giải vì sao cácnước trên Thế giới đều có xu hướng tham gia tích cực vào chuyên môn hóa vàphân công lao động quốc tế để được hưởng lợi ích từ thương mại quốc tế Vậndụng tổng hợp các lý thuyết trên trong bối cảnh thực hiện hoạt động xuất khẩucủa Việt Nam nói chung, xuất khẩu mặt hàng dệt may nói riêng cho thấy: ViệtNam có lợi ích rõ ràng khi tham gia vào thương mại quốc tế Việc thúc đẩyxuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là con đường tất yếu để Việt Namkhẳng định chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế Nghiên cứu các lýthuyết về thương mại quốc tế khẳng định rõ việc phát triển và thúc đẩy xuấtkhẩu hàng dệt may là một lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh, đó là giá nhâncông rẻ Nhờ có lợi thế này mà gía cả nhiều hàng hóa của Việt Nam trong đó

có gía cả của hàng dệt may có thể cạnh tranh với sản phẩm của nhiều quốc giaxuất khẩu khác

Trang 15

Hàng dệt may của Việt Nam được xếp vào nhóm hàng có khả năng cạnhtranh nhờ vào lợi thế chi phí trên giờ công là tương đối thấp Điều này có thểtham khảo qua số liệu sau:

Biểu đồ 1.1: Chi phí lao động trên giờ công của một số nước trên thế giới

Nguồn: Dự án VIE/61/94, Trung tâm Thương mại quốc tế và Cục xúc tiến

thương mại Việt nam, 2005

Ngoài ra việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may có thể được thực hiện bằngviệc tăng số lượng xuất khẩu, tăng giá trị xuất khẩu trên mỗi đơn vị sản phẩmxuất khẩu hoặc thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, gia tăng tính cạnh tranh…Tuy nhiên điều đó luôn được đặt trong điều kiện của từng thời kỳ cụ thể

1.2 HÀNG DỆT MAY VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.2.1 Đặc điểm sản phẩm dệt may xuất khẩu

Sản phẩm dệt may có cơ cấu và tính thẩm Hoa Kỳ cũng như các tính chấttiêu dùng khác hết sức phong phú, đa dạng Sản phẩm dệt may mang đậmdấu ấn của lịch sử do liên tục thay đổi theo thời gian Hơn thế nữa dệt maycòn có thể phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa của con người và trình độ vănminh của xã hội Nhu cầu về sản phẩm dệt may là một trong những nhu cầuthiết yếu của con người, gắn liền với mọi giai đoạn phát triển của xã hội.Trong thương mại quốc tế sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng có

Trang 16

quan hệ đối ngoại sớm nhất Tuy nhiên sản phẩm dệt may có những đặc điểmriêng biệt ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng này trên thế giới Đó là:

- Sản phẩm dệt may là sản phẩm cuối cùng của ngành công nghiệp dệtmay, đó là sản phẩm đa dạng, phong phú, phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu, thịhiếu của người tiêu dùng trên các thị trường, các vùng, các quốc gia, gắn vớinhững đặc trưng về văn hóa, yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, và vềcác tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, khác nhau Xã hội ngày càng phát triển,mức sống của dân cư càng cao thì những đòi hỏi về nhu cầu mặc càng cao,không phải chỉ có “sạch” nữa mà còn đòi hỏi phải “đẹp”, đó là tất yếu Vì vậynhu cầu thiết yếu này vừa mang tính định kỳ, vừa mang tính thay đổi và tínhkiểu mốt, đồng thời cũng được tăng lên theo sự tăng của thu nhập, đời sống

và văn hoá mặc trong cộng đồng dân cư

- Sản phẩm hàng dệt may có vòng đời ngắn, mang tính thời trang cao.Công dụng của hàng dệt may với người sử dụng ngoài mục đích che thân vàbảo vệ, góp phần giữ gìn thân nhiệt giữa cơ thể với môi trường nó còn có tácdụng làm đồ trang điểm cho người sử dụng nó Con người luôn mong muốnđược sử dụng những sản phẩm ngày càng tốt hơn, có tính sáng tạo, trang nhã,lịch sự Vì vậy ngành hàng dệt may không thể bỏ qua đặc điểm này mà cầnphải có sự thay đổi phù hợp để thích nghi và đáp ứng tốt các nhu cầu nàyngười tiêu dùng

- Sản phẩm dệt may có tính nhạy cảm cao đối với cả quốc gia xuất khẩu

và nhập khẩu mặt hàng này Sản phẩm dệt may là đầu ra của ngành dệt may,

so với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác, ngành dệt may có đặc điểm sử dụngnhiều lao động Trong nhiều năm qua có xu hướng dịch chuyển phần lớn việcsản xuất hàng dệt may từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang pháttriển nhằm tận dụng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, do vậy, quốc giaphát triển trở thành quốc gia nhập khẩu còn các quốc gia đang phát triển xuấtkhẩu hàng dệt may Tuy nhiên để bảo hộ ngành dệt may trong nước, các nướcphát triển thường sử dụng biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan nhằm

Trang 17

hạn chế sự gia tăng xuất khẩu hàng dệt may từ các quốc gia đang phát triển

để tránh cho nhiều doanh nghiệp bị phá sản, lao động mất việc làm do khôngcạnh tranh với hàng dệt may của các nước đang phát triển vì có gia thấp hơn

Vì thế hàng dệt may trở thành mặt hàng rất nhạy cảm với quốc gia nhập khẩu.Đối với quốc gia xuất khẩu, hàng dệt may cũng là mặt hàng nhạy cảm vìcác nước này có nguồn lao động dồi dào đang tham gia hoạt động trong ngànhdệt may Nếu hàng dệt may không xuất khẩu được nhiều lao động sẽ mất việclàm, doanh nghiệp bị phá sản Ngoài ra hàng dệt may xuất khẩu còn có vai tròđóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

Như vậy hàng dệt may có tác động mạnh tới nền kinh tế dưới cả góc độ

vi mô và vĩ mô Việc nghiên cứu đặc điểm này sẽ giúp các nhà sản xuất, xuấtkhẩu và quản lý tìm ra cách thức để thúc đẩy việc xuất khẩu hàng dệt maytrong bối cảnh của từng thị trường và từng giai đoạn nhất định

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam

Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản và quan trọng trong tiến trìnhhội nhập kinh tế quốc tế, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Vớimột nước đang phát triển như Việt Nam, việc mở rộng xuất khẩu có ý nghĩacàng quan trọng, đặc biệt là việc xuất khẩu những mặt hàng mà chúng ta cóthế mạnh như hàng dệt may Vai trò của việc xuất khẩu hàng dệt may đối vớinền kinh tế nước ta là rất to lớn và không thể phủ nhận, thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế Nước

ta là một nước đang phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến, khu vực nông nghiệplại chiếm tỉ trọng lớn, khả năng tích lũy thấp và khả năng tích lũy của nôngnghiệp cũng thấp thì xuất khẩu ngày càng có vai trò to lớn Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là một bước đi tất yếu để phát triển kinh tế đất nước, đưa ViệtNam thoát khỏi tình trạng đói nghèo Muốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả thì cần một lượng vốn rất lớn

để nhập khẩu những máy móc, thiết bị hiện đại và đầu tư xây dựng cơ sở hạ

Trang 18

tầng vật chất kỹ thuật

Nguồn vốn phục vụ nhập khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng có thể lấy từnhiều nguồn như viện trợ, đi vay, xuất khẩu… Nhưng các nguồn viện trợ, đivay… thường rất khó khăn và khi sử dụng các nguồn vốn này cần phải gắnliền với trách nhiệm trả nợ Vì vậy, nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu lànguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ngành dệt may trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể vàonguồn vốn ngoại tệ, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỷtrọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Điều này cóthể thấy qua bảng 1.3:

Bảng 1.3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Tỷ trọng (%)

Giá trị (trUSD)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (trUSD)

Tỷ trọng (%)

Thứ hai, xuất khẩu góp phần thay đổi cơ cấu vật chất của sản phẩm,

thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu phát triển tạo điều kiện thỏa mãn tốt

Trang 19

hơn nhu cầu của người dân trên toàn thế giới Thông qua hoạt động thươngmại quốc tế, một nước có thể chuyên môn hóa vào việc sản xuất mặt hàng nào

mà nước đó có lợi thế hơn, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đấtnước theo hướng chuyên môn hóa, nhờ đó cơ cấu vật chất của sản phẩm sảnxuất ra có sự thay đổi Ngành dệt may là một ngành thế mạnh của Việt Nam,

vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may không những thúc đẩy sản xuất pháttriển mà còn góp phần thay đổi cơ cấu vật chất của sản phẩm

Thứ ba, ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu phát triển sẽ

kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành có liên quan Để sản xuất ra một sảnphẩm may mặc phục vụ xuất khẩu người ta cần phải dùng đến nhiều nguyên phụliệu khác như bông, vải sợi, và các ngành công nghiệp khác như in, nhuộm, sảnxuất nhựa polime để bao gói, hoàn thiện sản phẩm, sản xuất giấy để phục vụ choviệc cắt xén, tạo bản mẫu hay các thùng bìa cactong để đóng gói sản phẩm…

Hơn nữa, ngành công nghiệp này phát triển ngày càng cao, thì đòi hỏicàng nhiều máy móc thiết bị tiên tiến để phục vụ việc sản xuất ra những sảnphẩm có chất lượng cao và giảm bớt những chi phí cho phế liệu phế phẩm Từ

đó kéo theo sự phát triển của các ngành cơ khí, chế tạo máy phát triển

Đồng thời hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thường xuất khẩu với

số lượng lớn nên phương tiện vận chuyển đường biển là phổ biến vì xuất khẩubằng đường biển tốn kém ít chi phí, do vậy cần phải có sự phát triển củangành hàng hải…

Thứ tư, góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của

người dân Để tạo ra các sản phẩm phục vụ xuất khẩu không thể không có sựđóng góp của lực lượng lao động Nhờ có sự phát triển của hoạt động xuấtkhẩu mà rất nhiều người lao động có việc làm, góp phần nâng cao đời sốngcủa người dân và giảm bớt các tệ nạn xã hội

Trong số các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp sản xuất hàngmay mặc tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động nhất Mặt khác,đặc điểm của người lao động Việt Nam như khéo tay, cần cù rất phù hợptrong ngành này, đặc biệt là lao động nữ Số lượng lao động nữ trong các

Trang 20

doanh nghiệp dệt may nước ta thường chiếm trên 80%.

Chính vì vậy, ngành công nghiệp này đã tạo ra hàng triệu công ăn việclàm cho người lao động trên khắp cả nước

Lao động trong lĩnh vực may mặc không đòi hỏi có tay nghề cao, vìvậy, để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việcđầu tư phát triển ngành công nghiệp này là một việc làm rất cần thiết

Thứ năm, xuất khẩu hàng may mặc tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy

các quan hệ kinh tế đối ngoại và quảng bá thương hiệu của mặt hàng này trênthị trường thế giới

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế có tác động qua lại, phụ thuộc vàonhau, xuất khẩu cũng là một hoạt động kinh tế đối ngoại Ngành công nghiệpsản xuất hàng dệt may, như đã nói ở trên, là một ngành xuất khẩu mũi nhọncủa nước ta, do vậy việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu mặt hàng này cũngđồng nghĩa với việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển Mặtkhác, hiện nay việc xuất khẩu mặt hàng này hầu hết mới chỉ dừng lại ởphương thức gia công cho nước ngoài, vì vậy bên cạnh việc xúc tiến xuấtkhẩu trực tiếp thì việc tiếp tục xuất khẩu theo phương thức gia công vẫn phảiđược chú trọng, vì nó tạo ra những tiền đề thuật lợi về các mối quan hệ kinh

tế quốc tế cho việc đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp

Thông qua phương thức gia công xuất khẩu, chúng ta có thể tranh thủ sựgiúp đỡ của các bạn hàng và có thể khai thác thông tin từ họ, khiến cho việc quảng

bá thương hiệu hàng dệt may Việt Nam được thực hiện có hiệu quả hơn

1.3 THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 1.3.1 Khái quát về thị trường dệt may Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt maylớn nhất thế giới hiện nay Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong cácngành công nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thờihạn sử dụng không dài Công nghiệp dệt của Hoa Kỳ luôn gắn với thị trườngsản phẩm dệt và quần áo may sẵn của thế giới Mặt khác, Hoa Kỳ cũng là nhà

Trang 21

nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và quần áo

Hàng may mặc của Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá caocho các nước phát triển hoặc một phần là nguyên phụ liệu, bán sản phẩm xuất

đi các nước khác để gia công lắp ráp thành phẩm để tái xuất lại vào Hoa Kỳhoặc xuất khẩu đi các nước thứ ba Hiện Hoa Kỳ có khoảng 15.000 công tysản xuất hàng may mặc, với tổng doanh thu hàng năm 30 tỷ USD Ngoài tậpđoàn VF, Levi Strauss và Warnaco, đa số các công ty lớn trong ngành đạtdoanh thu hàng năm dưới 1 tỷ USD Chỉ một số nhà máy trong ngành có 500lao động và doanh thu hàng năm đạt 50 triệu USD, còn lại phần lớn là các nhàmáy dưới 50 lao động và doanh thu hàng năm dưới 5 triệu USD

Mức cầu được quyết định chủ yếu bởi thị hiếu người tiêu dùng và chi phísản xuất cạnh tranh ở Hoa Kỳ và nước ngoài Lợi nhuận của các công ty riêng lẻdựa vào hiệu quả hoạt động và khối lượng sản xuất Các công ty nhỏ có thể cạnhtranh hiệu quả với các công ty lớn bằng cách chuyên sản xuất một dạng sảnphẩm may mặc riêng biệt Thu nhập bình quân hàng năm của một nhân công đạtkhoảng 125.000 USD Do các kỹ năng và thiết bị cần để sản xuất các loại quần

áo khác nhau, các nhà sản xuất luôn chuyên vào một loại sản phẩm

Các phân khúc sản phẩm lớn nhất là quần nam (20% doanh thu ngành),váy và quần nữ (15%), áo trùm đầu của nữ (15%), áo trùm đầu của nam(12%) và áo đầm (10%) Số liệu thống kê của Hoa Kỳ năm 2005 cho thấy ưuthế trên thị trường hàng dệt may nhập khẩu Hoa Kỳ sau thời điểm 1/1/2005 đãthuộc về các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh,Hàn Quốc, các nước ASEAN và thị phần của ngành sản xuất dệt may nộiđịa Hoa Kỳ luôn trên đà thu hẹp

Như vậy, thấy trước nguy cơ khó cạnh tranh được với nhập khẩu dệtmay từ các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Hoa Kỳ Latinh cóchi phí nhân công thấp, giá thành rẻ, từ rất lâu Hoa Kỳ đã thực hiện các chính

Trang 22

sách kiềm chế nhập khẩu Tuy thế các chính sách này đã không cứu được sảnxuất dệt may trong nước khỏi liên tục sa sút trước sức cạnh tranh quá mạnhcủa hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển Toàn cầu hóa khiến sụt giảmsản xuất trong nước ở những ngành cần lao động giản đơn như may mặc làmột xu thế tất yếu ở những nước phát triển như Hoa Kỳ Các chính sách củaHoa Kỳ nhằm kiềm chế hàng dệt may nhập khẩu đã không đem lại hiệu quảbảo vệ sản xuất trong nước của họ.

- Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy

- Sợi filament nhân tạo

- Xơ, sợi staple nhân tạo

- Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe,sợi coóc (cordage), sợi xoắn thừng, sợi cáp và các sản phẩm của chúng

- Các loại hàng dệt kim hoặc móc

- Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc

- Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc

- Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; Quần áo dệt cũ và cácloại hàng dệt cũ khác; vải vụn

Sức tiêu thụ

Trang 23

Với trên 278 triệu dân, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớnnhất thế giới cả về mặt giá trị hàng hoá và số lượng, với tổng kim ngạch nhậpkhẩu trong giai đoạn 2002- 2005 khoảng 70 tỷ USD/năm Nhóm hàng nhậpkhẩu lớn nhất là quần áo may sẵn chiếm tỷ trọng cao nhất với 68 tỷ, chiếm89% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ Nhập khẩu bông, sợi (bông, sợithực vật, sợi nhân tạo và vải vóc nguyên phụ liệu chỉ chiếm 11%), hầu hết lànhững loại mà Hoa Kỳ không sản xuất hoặc mua những loại hàng chất lượngcao về gia công sản xuất trong nước Doanh thu bán lẻ hàng may mặc trên thịtrường Hoa Kỳ năm 2003 đã tăng 1,9% so với năm 2002, đạt 115,5 tỷ USD

và tăng lên 121,2 tỷ USD trong giai đoạn 2004 – 2008, khoảng 2,1%/năm.Mặc dù mức tăng tiêu thụ ít nhiều bị ảnh hưởng của xu hướng suy giảm thunhập, nhưng giá sản phẩm dệt may cũng có xu hướng giảm do nhiều nhà sảnxuất Hoa Kỳ đã chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, để giảm chi phí cũngnhư do tỉ trọng hàng may mặc giá rẻ nhập khẩu từ các nước có chi phí sảnxuất thấp gia tăng Các sản phẩm mang nhãn mác riêng của nhà sản xuất cũngnhư của các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng vẫn là lựa chọn ưu tiên của người tiêudùng Hoa Kỳ

Sản xuất dệt may nội địa của Hoa Kỳ

Nếu như trong giai đoạn 1984 - 1994, sản lượng ngành dệt Hoa Kỳ tăng32,3%, may mặc tăng 2,2%, thì trong giai đoạn 1994 - 2005, cả ngành dệt vàmay mặc của nước này đều giảm, ngành dệt giảm 22% và may mặc giảm tới51,7% Về lao động, hiện không có số liệu thống kê biến động trước và sauthời điểm 1/1/2005 Tuy nhiên, kể từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 10 năm

2005, ngành dệt và may mặc Hoa Kỳ đã mất tới 907.900 việc làm (giảm58,3%) Tính đến tháng 10/2005, ngành dệt may Hoa Kỳ chỉ còn 648.600 việclàm Trong những tháng cuối năm 2005, sản xuất dệt may Hoa Kỳ đã có một

số dấu hiệu phục hồi yếu ớt Sản lượng dệt tháng 10/2005 tăng 2,4% kể từ5/2005; sản lượng may mặc tháng 9/2005 tăng 4,3% kể từ tháng 5/2005

Trang 24

Đây cũng là mức tăng lớn nhất (tính theo chu kỳ 4 tháng) kể từ tháng6/1994 Một trong những nguyên nhân có thể do chính phủ Hoa Kỳ ápdụng các biện pháp tự vệ đối với 10 cat hàng dệt may của Trung Quốc(tháng 4/2005) Với việc đạt được thoả thuận về dệt may với Trung Quốcvào đầu tháng 11/2005, sản xuất trong nước của Hoa Kỳ hồi phục nhẹtrong năm 2006 Ngành công nghiệp dệt may của Hoa Kỳ hiện đang phảiđối mặt với những thử thách đáng kể do khối lượng hàng nhập khẩu vào thịtrường nội địa vẫn tiếp tục gia tăng Trong nỗ lực thúc đẩy sự tăng trưởng ởcác vùng khác trên thế giới đồng thời vẫn duy trì được khả năng tồn tại củangành công nghiệp nội địa, chính phủ Hoa Kỳ đã đàm phán nhiều thỏathuận thương mại nhằm mở rộng đối xử ưu đãi, bao gồm sự tiếp cận cóthuế và miễn hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ cho các sản phẩm hàng dệtmay được sản xuất ở những quốc gia đang phát triển thuộc vịnh Caribê,tiểu Sahara châu Phi, và vùng Andrean.

Phân khúc thị trường

Thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ được chia thành: ''bình dân''', ''trung''

và hàng “cao cấp” Trong nhóm hàng "bình dân" phải kể đến nhóm hàng giá

rẻ được bán trong các cửa hàng hạ giá (discounters), với nhãn mác riêng củacửa hàng bên cạnh một số sản phẩm thương hiệu riêng (không nổi tiếng) vớigiá rất hạ Hai nhóm hàng còn lại, hàng trung và cao cấp chủ yếu được bántrong các cửa hiệu sang trọng (đôi khi cũng được bán trong quầy hàng của cáctrung tâm thương mại) là các mặt hàng giá cao đi đôi với chất lượng; Một sốđại siêu thị có quầy hàng may mặc cũng kinh doanh hàng hoá và vật liệu vớitrữ lượng tương đối lớn Hình thức đặt hàng qua thư đang phát triển mạnhtrong kinh doanh bán lẻ, ngay cả đối với các công ty nhỏ và các đại gia trongngành may mặc Hoa Kỳ Hình thức đặt mua hàng trực tuyến cũng đang là mộtlĩnh vực kinh doanh mới đối với mặt hàng thiết yếu này

Xuất khẩu

Trang 25

Bảng 1.4: Tổng xuất khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ theo quốc gia

CH Dominican 1.227.963 1.070.638 736.817 682.485 - 7,37 Nhật Bản 513.873 573.680 388.765 393.928 1,33

El Salvador 646.049 611.847 432.516 396.931 - 10,54 Trung Quốc 278.019 363.748 239.708 293.429 22,41

Hồng Kông 279.421 288.873 189.958 198.389 4,44 Costarica 337.786 286.322 195.247 172.097 - 11,86

Bỉ/

Lucxemburg 216.966 253.845 178.312 180.090 1,00Guatemala 365.354 309.219 222.356 163.128 - 26,64

Trang 26

Honduras (0,41 tỷ USD) và Nhật Bản (0,28 tỷ USD).

Bảng 1.6: Tổng xuất khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ theo quốc gia

Nếu tính riêng hàng dệt, xuất khẩu năm 2005 của Hoa Kỳ trên toàn thếgiới đạt 12,14 tỷ USD Trong đó lớn nhất vẫn là Mexico (3,6 tỷ USD), tiếptheo là Canada (2,75 tỷ USD), 132 Honduras (1 tỷ USD), CH Dominica (0,6

tỷ USD), El Salvador (0,4 tỷ USD)

Trang 27

Bảng 1.7: Xuất khẩu hàng dệt của Hoa Kỳ theo quốc gia

Trang 28

Nhập khẩu

Năm 2005, nhập khẩu hàng may mặc dệt kim vào thị trường Hoa Kỳđạt 33,291 tỷ USD, tăng 5,41% so với năm 2004 Trung Quốc là nước đứngđầu về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim sang thị trường này với giá trị 6,576

tỷ USD năm 2005, tăng 60,26% so với năm 2004 Mexico vẫn đứng thứ hai,với kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt 2,388 tỷ USD, giảm 11,81% so vớinăm 2004 Honduras đứng thứ ba với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,016 tỷ USD,tăng 0,16% so với năm 2004

Xuất khẩu hàng may mặc dệt kim của nhiều nước ASEAN như ViệtNam, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Philippine và Lào tăng, trong khi xuấtkhẩu của Brunei và Singapore giảm Hiện Việt Nam là nước đứng thứ 7 vềxuất khẩu hàng may mặc dệt kim vào thị trường Hoa Kỳ Sau khi hạn ngạchhàng dệt may được bãi bỏ, nhập khẩu từ các nước xuất khẩu hàng dệt may cóchi phí thấp như Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh Bên cạnh hàng nhập khẩu từTrung Quốc, hàng may mặc dệt kim nhập khẩu từ Ấn Độ cũng tăng 37,91% sovới năm 2004, lên 937 triệu USD Năm 2005, nhập khẩu hàng may mặc dệt thoivào thị trường Hoa Kỳ đạt 37,514 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2004 TrungQuốc vẫn là nước đứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc dệt thoi vào thị trườngHoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt 10,231 tỷ USD, tăng 54,57% so với năm

2004, chiếm 27,27% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi của Hoa

Kỳ Tiếp theo là Mexico và Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt3,841 tỷ USD và 2,121 tỷ USD Trong khi xuất khẩu của Mexico giảm 7,13%,thì xuất khẩu của Ấn Độ lại tăng tới 32,75% so với năm 2004

Trước sự gia tăng nhanh chóng hàng may mặc xuất khẩu của TrungQuốc vào Hoa Kỳ, ngày 8 tháng 11 năm 2005, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kýhiệp định hạn chế xuất khẩu 34 mặt hàng dệt may của Trung Quốc sang Hoa

Kỳ trong thời hạn 3 năm Hiệp định này có hiệu lực từ kể từ ngày 1 tháng 1

Trang 29

năm 2006, quy định hạn ngạch đối với một số mặt hàng dệt may của TrungQuốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ đến năm 2008 Trong số các mặt hàng may mặc

có sơ mi cotton dệt kim, tất, sơ mi namdệt thoi, áo dệt kim, quần cotton, đồlót, áo bơi, bộ complê len, sơ mi dệt kim từ sợi nhân tạo, quần từ sợi nhân tạo

và quần từ tơ tằm/sợi thực vật Hiệp định này đã đáp ứng các yêu cầu từ phíacác nhà sản xuất hàng dệt may Hoa Kỳ, nhưng cũng gặp không ít ý kiến phảnđối từ phía Hiệp hội Nhập khẩu hàng dệt may cũng như Hiệp hội các nhà bán

lẻ Hoa Kỳ, do những biện pháp hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ làm tănggiá sản phẩm dệt may trên thị trường Hoa Kỳ

Bảng 1.8: Tổng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ theo quốc gia

Trang 30

Bảng 1.9: Tổng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ theo ngành hàng

Hệ thống phân phối

Kênh bán lẻ hàng may mặc lớn nhất trên thị trường Hoa Kỳ là cácchuỗi cửa hàng bán lẻ với doanh thu đạt 93 tỷ USD trong năm 2003, tăng21,7% so với năm 1999, trong khi doanh thu của các cửa hàng bán lẻ độclập giảm 10,4% so với năm 1999, chỉ đạt 22,5 tỷ USD Các chuỗi cửahàng chuyên doanh như “Gap” đã tăng doanh thu nhờ chiến lược tập trungvào các mặt hàng thời trang thông dụng cho các đối tượng tiêu dùng từ 20

- 30 tuổi Nhiều nhà bán lẻ cũng áp dụng chiến lược tập trung cho một sốnhóm đối tượng tiêu dùng riêng biệt như hàng thời trang “cấp tiến” haycác đối tượng tiêu dùng trẻ Hiện chi tiêu cho hàng may mặc của nhóm trẻ

vị thành niên chiếm tới 20% tổng mức chi tiêu cho hàng may mặc củaHoa Kỳ

Trang 31

Thị trường bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phânmảng” khá rõ nét 5 nhà bán lẻ lớn nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thịtrường, trong đó Gap chiếm 12,1%; TJX (Marshall’s, TJ Max, A.J Wright)chiếm 7,4%; Limited Brands (Limited, Express, Victoria’s Secret) chiếm4,2%; Burlington chiếm 2,7% và Charming Shoppes (Lane Bryant, FashionBug, Catherine’s), chiếm 2% Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, bánhàng qua mạng Internet đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gầnđây Tiềm năng của mô hình bán hàng qua mạng (cả B2B và B2Cs) trong lĩnhvực may mặc là rất lớn

Theo các nhà phân tích thì trong năm 2008 đã có 10% hàng may mặcđược tiêu thụ qua mạng, và đến năm 2010 thì doanh thu bán hàng may mặcqua mạng sẽ chiếm khoảng 18% trong tổng doanh thu hàng may mặc Cáccông ty may mặc phân phối sản phẩm thông qua các cửa hàng bán lẻ, cáccông ty catalog và thông qua internet ngày càng nhiều Các cửa hàng tổnghợp và các cửa hàng giảm giá chiếm tối thiểu 30% trong tổng doanh thuhàng may mặc Nhiều cửa hàng tổng hợp tạo ra các quầy hoặc khu vực bánhàng nhỏ để bán độc quyền những nhãn hiệu như Polo Ralph Lauren vàTommy Hilfiger Theo công ty nghiên cứu thị trường NPD, các công tycatalog chiếm gần 10% tổng doanh thu bán lẻ hàng may mặc thông qua thư

từ trực tiếp Người tiêu dùng ngày càng có ít thời gian để đi mua hàng vàcác công ty này cung cấp sự tiện lợi tiết kiệm thời gian so với việc muahàng trực tiếp Internet chiếm khoảng 6,5 triệu USD trong mua hàngthương mại điện tử vốn chiếm 0,6% trong tổng doanh thu trực tuyến Phânkhúc này chưa thành công lắm do các vấn đề liên quan đến tốc độ băngthông, và các vấn đề về an ninh mạng Khi các vấn đề này được giải quyết,lĩnh vực này có thể phản ánh kênh kinh doanh catalog và có thể thay thếcho kinh doanh catalog

Trang 32

Bảng 1.10: Cơ cấu các kênh bán lẻ tại Hoa Kỳ

Các chuỗi cửa hàng Sears, Penney’s, Wards, K-Mart,

Wal-Mart, Target Cửa hàng siêu thị Macys, Nordstroms, Hudsons,

Marshall Fields…

Cửa hàng quần áo chuyên dụng Limited, Gap, Old Navy, Ann Taylor,

Saks Các cửa hàng bán sỉ chiết khấu Hohls, Hills, Mervyns…

Cửa hàng bán lẻ giảm giá Lohmans, Syms, J.J Maxx

Cửa hàng đại lý của nhà máy Liz Claiborne, Jones N.Y

Cửa hàng đại lý tiêu thụ khác Các cửa hàng bán đồ thể thao

Bảng 1.12: Doanh thu bán lẻ hàng may mặc Hoa Kỳ (2005)

Đơn vị:Triệu USD

Nguồn: Otexa

Trang 33

1.3.2 Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ có tầm quan trọng trongthực hiện mục tiêu chiến lược tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, đa dạnghóa thị trường xuất khẩu và tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam

và Hoa Kỳ Cụ thể:

Một là, xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ nhằm góp phần

thực hiện thành công chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam

Hai là, xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ góp phần thực

hiện chủ trương mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng dệt maycủa Việt Nam

Ba là, xuất khẩu hàng dệt may góp phần thực hiện hiệu quả Hiệp định

thương mại Việt Nam– Hoa Kỳ

1.4 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Việt Nam gia nhập WTO và việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp phát triển của Việt Nam,với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này thuộc hàng lớn nhất trong số các mặthàng xuất khẩu chủ lực Sau khi Hiệp định Thương mại Việt Hoa Kỳ được phêchuẩn và có hiệu lực từ 10/12/2001, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký tiếp Hiệp địnhDệt may song phương, có hiệu lực từ 1/5/2003 đến 31/12/2004 và liên tục đượcgia hạn hàng năm đến khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO

Theo các nội dung này, hàng dệt may của Việt Nam không còn chịu mứcthuế từ 48% đến 90% đối với một số sản phẩm, mà mức thuế sẽ chỉ còn dưới10% Đây là những thuận lợi rất lớn cho hàng Việt Nam có khả năng cạnhtranh trên thị trường Hoa Kỳ Và khi chính thức trở thành thành viên củaWTO kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ cơ chế mới của

Trang 34

WTO Hiệp định về hàng dệt may của WTO (ATC) được ký kết tại Vòng đàmphán Uruguay (thay thế cho Hiệp định đa sợi), đã quy định chương trình nhấtthể hoá các sản phẩm dệt may vào hệ thống thương mại đa biên, mà khi cácsản phẩm đã được nhất thể hoá thì không phải chịu sự hạn chế về số lượng nữa.Theo đó, ngay sau khi trở thành thành viên chính thức WTO, Việt Nam đãđược các nước thành viên WTO, trong đó có Hoa Kỳ, dỡ bỏ hạn ngạch xuấtkhẩu vào các nước này Hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu của ViệtNam sang Hoa Kỳ cũng sẽ được bãi bỏ, phù hợp với các quy định trong Thỏathuận song phương về việc Việt Namgia nhập WTO cũng như quy định tại điều20(B) của Hiệp định Dệt may song phương Dệt may Việt Nam từ chỗ bịkhống chế theo hạn ngạch, thì nay đã được phép xuất khẩu theo năng lực vànhu cầu thị trường, do đó khả năng mở rộng sản xuất và xuất khẩu là rất lớn.Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ cơ chế mới của WTO Tại Vòngđàm phán Uruguay, Hiệp định về hàng dệt - may được ký kết, thay thế choHiệp định đa sợi Thực chất của Hiệp định đa sợi là các nước phát triển, nhất

là Hoa Kỳ và EU đặt ra cơ chế hạn ngạch nhằm bảo hộ công nghiệp trongnước, theo đó, hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển vào các nước nàyphải chịu 15 - 30% thuế suất, đặc biệt là phải chịu hạn ngạch xuất khẩu Hiệpđịnh dệt may đã quy định chương trình nhất thể hoá các sản phẩm dệt mayvào hệ thống thương mại đa biên Khi các sản phẩm đã được nhất thể hoá thìkhông phải chịu sự hạn chế về số lượng nữa Do đó, khi trở thành thành viêncủa WTO, hàng dệt may của Việt Nam sẽ không phải chịu hạn ngạch hoặcđược hưởng sự nới lỏng các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm cònhạn ngạch Từ 1/1/2005, trong khuôn khổ WTO, đã bãi bỏ toàn bộ hạn ngạchđối với nhập khẩu hàng dệt may từ các nước thành viên WTO

Với những lợi thế sẵn có và hội tụ các điều kiện thuận lợi khác trongchuỗi cung ứng hàng dệt may, Việt Nam có thể mở rộng khả năng thâm nhậpthị trường thế giới về mặt hàng này, trước hết là thị trường Hoa Kỳ, sau đó là

Trang 35

các thị trường khó tính khác như EU, Nhật Bản Theo một số nghiên cứu địnhlượng cho thấy ngành dệt may là ngành có thể tăng trưởng cao nhất Dự báo,xuất khẩu mặt hàng dệt tăng 75%, may tăng 44% khi thực hiện các cam kếtWTO Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam sẽ bị cạnh tranh ngay tại thị trườngnội địa bởi hàng Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan sau khi thuế nhập khẩu giảm

từ 50% đối với hàng dệt may và 40% đối với vải xuống 10-15% Bên cạnh đó,

hệ thống các công ty bán lẻ của nước ngoài với tiềm lực lớn về vốn và kinhnghiệm sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty bán lẻ hàng dệt may của ViệtNam trong nước, ảnh hưởng cả đến hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thốngcủa doanh nghiệp

Việc bãi bỏ quota vào thị trường Hoa Kỳ là một thuận lợi nhưng thịtrường Hoa Kỳ từ lâu đã được chia phần Nếu tính theo kim ngạch xuất khẩuvào thị trường Hoa Kỳ năm 2005 thì Trung Quốc chiếm 25,12% thị phần, Ấn

Độ 5,18%, Pakistan 4,5%, Việt Nam chỉ chiếm 3,23% thị phần Khả năng mởrộng thị phần sẽ gặp nhiều khó khăn vì ngành dệt may Việt Nam chủ yếu làlàm gia công, trong khi khách hàng Hoa Kỳ chỉ muốn doanh nghiệp xuất theogiá FOB Công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu.Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất:bông là 90%, xơ sợi tổng hợp nhập gần 100%, hóa chất thuốc nhuộm và máymóc thiết bị nhập gần 100%, vải 70%, sợi trên 50%, phụ liệu may khoảng50% Do vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành sang Hoa Kỳ, cho dù có bỏquota, ước cũng chỉ tăng tối đa khoảng 8-10% mỗi năm Sau năm 2008, khiTrung Quốc không còn bị khống chế bằng biện pháp tự vệ đặc biệt của Hoa

Kỳ và châu Âu như hiện tại, có khả năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

sẽ bị giảm do cạnh tranh bởi hàng Trung Quốc

Sự chuyển dịch đầu tư từ các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc

Dệt may là một trong những ngành Việt Nam có thể mở rộng quy mô

Trang 36

phát triển nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực, đặc biệt là sựchuyển dịch cơ cấu đầu tư và chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực dệt may từcác nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc

Chi phí sản xuất trong ngành dệt may đang có xu hướng tăng cao tại cácnước xuất khẩu chủ yếu, đặc biệt là Trung Quốc Chính vì vậy, dòng đầu tưnước ngoài trong lĩnh vực dệt may đang có xu hướng đổ vào Việt Nam

Việc Hoa Kỳ, EU cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp tự vệ cần thiết đểhạn chế sự tăng trưởng xuất khẩu dệt may quá nhanh của Trung Quốc (nhất là

kể từ sau thời điểm 1/1/2005) là một cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Namtrong thời gian tới Hiện nay, Hoa Kỳ đã áp dụng hạn ngạch trở lại đối với 3nhóm hàng "nóng" nhất với mã số 338/339, 347/348, 652 nhập khẩu từ TrungQuốc và 11 nhóm hàng khác đang được điều tra xem xét để đi đến quyết định

áp dụng hạn ngạch, trong đó có dệt may Trong khi đó, một kế hoạch nhằmhạn chế sự gia tăng nhập khẩu dệt may đã được Liên minh châu Âu - EUthông báo với Trung Quốc EU khuyến cáo sẽ theo dõi chặt chẽ khối lượnghàng dệt may Trung Quốc xuất sang các nước EU từ đầu năm 2005 và ápdụng các biện pháp hạn chế cần thiết nếu phát hiện thấy các sản phẩm dệtmay nhập từ nước này đã tăng lên tới "điểm giới hạn nguy hiểm" Trước nguy

cơ này, các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tìm cách hạn chếxuất khẩu tạm thời để tự vệ, tránh bị áp dụng các biện pháp hạn chế, hoặc tìmhướng đầu tư ra bên ngoài Các khách hàng nhập khẩu cũng có tâm lý lo ngại vàquay sang tìm kiếm nhà sản xuất thay thế, dự phòng nhằm tránh bị động Tuynhiên, chỉ nên xem đây là một cơ hội tốt để dệt may Việt Nam giảm bớt khókhăn hiện tại và tăng tốc xuất khẩu, chứ không thể phụ thuộc vào điều này vì cácbiện pháp hạn chế nhập khẩu đối với Trung Quốc của Hoa Kỳ và EU có thể chỉđược áp dụng trong một thời hạn ngắn Việc EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may choTrung Quốc từ năm 2008 sẽ đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào thếcạnh tranh gay gắt hơn Về lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tiếp tục

Trang 37

nâng cao năng lực cạnh tranh, liên kết sản xuất để có thể đáp ứng được nhữngđơn hàng lớn, nhất là khi hạn ngạch xuất khẩu được bãi bỏ ở tất cả các thị trườngxuất khẩu.

Là ngành kinh tế được ưu tiên phát triển

Công nghiệp dệt may được coi là một ngành kinh tế chủ chốt, thu hútmột lực lượng lao động đáng kể, mang lại nguồn ngoại tệ lớn, chiếm 9% giátrị ngành công nghiệp, 16% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 22% lao động củangành công nghiệp Đồng thời, với tư cách là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọntrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, công nghiệp dệt maykhông những góp phần tăng tích luỹ tư bản cho quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa nền kinh tế, mà còn tạo cơ hội cho Việt Nam hoà nhập kinh tếvới khu vực và thế giới

Trong những năm tới, phát triển công nghiệp dệt may là một trongnhững định hướng quan trọng của phát triển kinh tế Việt Nam Một mặt, đây

là ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, mặt khác, phát triển công nghiệpdệt may tạo tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp khác, đồng thời giảiquyết vấn đề lao động, xoá đói giảm nghèo

Khai thác lợi thế về nguồn lao động dồi dào

Một nhân tố có khả năng làm tăng xuất khẩu hàng dệt may trong nhữngnăm tới là nhờ lợi thế về lao động dồi dào và giá tương đối rẻ hơn so với cácnước trong khu vực Xét từ góc độ thương mại quốc tế, dệt may được đánhgiá là ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh do tận dụng được nguồn nhâncông dồi dào, giá rẻ và có tay nghề Nhờ lợi thế này mà dệt may Việt Namcũng được coi là có khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực Hiệnnay, nhân công Việt Nam thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 80 USD, tứcbằng 1/2 so với một công nhân Trung Quốc và bằng 1/5 so với một công nhânNhật Bản Bên cạnh việc tận dụng được lợi thế về lao động, phát triển sảnxuất ngành này còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách hiện nay,

Trang 38

đặc biệt là vấn đề việc làm và thu nhập.

Tuy nhiên xét về dài hạn, lợi thế này chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn và giá trịgia tăng thấp, bởi nhân công, tài nguyên… chỉ là những lợi thế tĩnh và đangngày càng mất ưu thế so với các lợi thế động khác, đó là hàm lượng tri thức,công nghệ và dịch vụ… Mặc dù trình độ dân trí của lao động Việt Nam khácao, cộng thêm truyền thống cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi và khéo léo, songnguồn nhân lực của Việt Nam phần lớn là lao động thủ công, quen với làm giacông, tác phong công nghiệp còn thiếu Hơn nữa, cùng với việc gia nhập WTO,các doanh nghiệp trong ngành dệt may sẽ phải cạnh tranh nhau trong việc thuhút lao động, bằng việc cải thiện mức lương và tiền công lao động, tránh hiệntượng chuyển dịch lao động sang các doanh nghiệp khác có mức thu nhập vàđiều kiện làm việc tốt hơn, kể cả hiện tượng đình công, bỏ việc làm trong cácdoanh nghiệp dệt may, một hiện tượng từng xảy ra khá nhiều ở Việt Nam Như vậy, những lợi thế truyền thống của Việt Nam về lao động đang có

xu hướng giảm nhanh cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Để có thểtiếp tục tận dụng lợi thế này của ngành dệt may trong tương lai, Việt Nam cầnnâng cao chất lượng nguồn lao động, nâng cao trình độ khoa học, công nghệcho đội ngũ cán bộ, kỹ sư, cũng như tác phong công nghiệp, tay nghề chongười lao động, công nhân trong ngành, trong từng doanh nghiệp, xí nghiệp,

cơ sở sản xuất Bên cạnh đó, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy trongcạnh tranh, chuyển từ việc cạnh tranh bằng lợi thế lao động rẻ sang cạnh tranhbằng chất lượng, giá cả và dịch vụ

Các yếu tố khác

Bên cạnh những yếu tố tác động đến tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt maycủa Việt Nam trong thời gian tới, xuất hiện những yếu tố mới có thể hạn chếtăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này Trước hết, sự suy giảm và khủng hoảngcủa kinh tế thế giới đã dẫn tới sự suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu từ năm

2008 Điều này sẽ dẫn đến suy giảm nhu cầu tiêu thụ mặt hàng dệt may tại

Trang 39

Hoa Kỳ, do đó giảm thị phần xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam Thứ hai,đồng đô la mất giá so với VND làm cho khả năng cạnh tranh của hàng xuấtkhẩu Việt Nam tại Hoa Kỳ giảm Thứ ba, giá nguyên liệu đầu vào của ngànhdệt may tăng làm tăng chi phí sản xuất của ngành dệt may Thứ tư, lãi suấttiền gửi và cho vay của VND tăng làm tăng chi phí sản xuất nói chung vàngành dệt may nói riêng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trong dài hạn, ngành dệt may Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội

để phát triển Vấn đề là Việt Nam phải làm thế nào để tạo dựng các yếu tố vàchủ động phát triển ngành này

1.5 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỆT MAY SAU KHI GIA NHẬP WTO

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sau thời điểm Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, rất nhiều chuyêngia nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc đã nhắc đến sự bùng nổ ngành côngnghệ cao của Trung Quốc Nhưng trên thực tế, ngành kinh doanh mà TrungQuốc hưởng lợi nhiều nhất lại là dệt may Với qui mô dân số lớn nhất thếgiới, nguồn lao động rẻ, Trung Quốc có đủ điều kiện và tiềm năng trở thànhtrung tâm sản xuất hàng dệt may lớn với chi phí thấp nhất trên thế giới

Hệ thống quota hiện hành tại Hoa Kỳ không chỉ là rào cản đối với hàngdệt may Trung Quốc mà còn là chiếc ô bảo vệ cho nhiều nước xuất khẩu kémhiệu quả Để chui qua hàng rào quota, các nhà sản xuất Trung Quốc buộc phảichịu thêm chi phí mua quota từ các nước khác, thông thường bằng cách thiếtlập các nhà máy tại các địa điểm xa xôi trên toàn thế giới Quota đang bópméo bộ mặt của ngành dệt may thế giới qua những chi phí không cần thiết vàtạo nên những trung tâm xuất khẩu kém hiệu quả Trong khi đó, lợi ích bảo hộ

mà các nước phát triển nhằm tới lại không như mong muốn Đơn giản bởi cácnhà sản xuất và môi giới luôn tìm được những đường vòng hợp pháp để thựchiện những bước đi của mình Việc dỡ bỏ quota vào năm 2005 đã đồng nghĩa

Trang 40

với một quá trình sắp xếp lại toàn bộ ngành dệt may thế giới Sức hấp dẫn từphía Trung Quốc càng trở nên nổi bật hơn bao giờ hết Ngay từ năm 1999, khiTrung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ, rất nhiều nhà sảnxuất dệt may lớn đã bắt đầu chuyển đổi hoặc mở rộng hoạt động của mìnhtrên khắp đất nước Trung Quốc Bản chất của các nhà sản xuất là muốn tìmkiếm không chỉ giá cả rẻ mà cả qui mô, kinh nghiệm, sự linh hoạt và hiệu quả,những yếu tố mà Trung Quốc vượt trội so với các quốc gia khác Có thể thấyrằng sự cạnh tranh quyết liệt trong tương lai không phải là giữa Trung Quốcvới các nước mà là giữa các vùng sản xuất của Trung Quốc mà thôi.

Trung Quốc là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới trong lĩnh vực dệt may.Với nguồn cung cấp nguyên liệu bông, len, sơ sợi, vải, máy móc thiết bị, hóachất, thuốc nhuộm cho đến nguồn nhân lực lao động, Trung Quốc đã tạo nênkhả năng cạnh tranh rất lớn Hơn nữa, Nhà nước Trung Quốc hỗ trợ cho cácdoanh nghiệp sản xuất dệt may nhiều mặt như: năm 1998-1999 trợ giá mỗikilôgam bông là 0,6 USD (giá bông khi đó khoảng 1,2 USD), ngoài ra còn hỗtrợ cho hàng xuất khẩu thông qua tỷ giá, cước vận chuyển… nên hàng dệt mayTrung Quốc dễ dàng đánh bại hàng cùng loại của bất kỳ nước nào trên thế giới.Cùng với đó, để chuẩn bị cho giai đoạn hậu hạn ngạch, ngay từ năm

1998 Trung Quốc đã tiến hành nhiều chính sách cải cách để phát triển ngànhdệt may mạnh mẽ hơn:

- Mạnh dạn tiến hành tư nhân hóa, cho phá sản các doanh nghiệp nhànước làm ăn thua lỗ

- Đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới, dám loại bỏ 10 triệucọc sợi trong giai đoạn 1998-2000, chuyển hơn 1,2 triệu người sang làm côngviệc khác hoặc đào tạo lại, thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy năng lựccạnh tranh

Kết quả của sự chuẩn bị này đã nâng mức kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay Trung Quốc lên 50 tỷ USD trong năm 2000, tăng 30% so với năm 1999,

Ngày đăng: 25/04/2015, 22:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chỉ thị 22/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2000), Về chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 22/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2000), "Về chiến lược"xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010
Tác giả: Chỉ thị 22/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2000
3. Bộ Thương mại (2000) (nay là Bộ Công thương), Chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thương mại (2000) (nay là Bộ Công thương), "Chiến lược phát triển"xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010
4. Bộ Thương mại (2004) (nay là Bộ Công thương), Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thương mại (2004) (nay là Bộ Công thương), "Thương mại Việt Nam"trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
5. Bộ Thương mại (2005) (nay là Bộ Công thương), Dự báo thị trường Hoa Kỳ năm 2005, triển vọng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, Báo Thương mại (nay là báo Công thương), số 20, tr 5-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thương mại (2005) (nay là Bộ Công thương), "Dự báo thị trường Hoa"Kỳ năm 2005, triển vọng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
6. Bộ Thương mại (2001 - 2005) (nay là Bộ Công thương), Báo cáo tổng kết năm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thương mại (2001 - 2005) (nay là Bộ Công thương), "Báo cáo tổng kết năm
7. Bộ Thương mại (2005) (nay là Bộ Công thương), Đề án phát triển xuất khẩu 2006-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thương mại (2005) (nay là Bộ Công thương), "Đề án phát triển xuất khẩu
8. Bộ Thương mại (2006) (nay là Bộ Công thương), Hỏi đáp về WTO, Mutrap II, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thương mại (2006) (nay là Bộ Công thương), "Hỏi đáp về WTO
9. Sở Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh (2006), Tổ chức thương mại thế giới – Hiệp định dệt may và hiệp định về nông nghiệp,Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh (2006), "Tổ chức thương mại thế"giới – Hiệp định dệt may và hiệp định về nông nghiệp
Tác giả: Sở Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
10. Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (2006), Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập kinh tế , Trung tâm thông tin tư liệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (2006)", Việt Nam chủ động"và tích cực hội nhập kinh tế
Tác giả: Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Năm: 2006
11. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2007), "Báo cáo tổng kết năm 2007, phương
Tác giả: Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Năm: 2007
12. Đỗ Đức Bình (2002), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Đức Bình (2002), "Giáo trình kinh tế quốc tế
Tác giả: Đỗ Đức Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xãhội
Năm: 2002
13. Bùi Xuân Lưu (2002), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Xuân Lưu (2002), "Giáo trình kinh tế ngoại thương
Tác giả: Bùi Xuân Lưu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáodục
Năm: 2002
14. Chu Viết Luân (2003), Dệt may Việt Nam – Cơ hội và thách thức, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chu Viết Luân (2003), "Dệt may Việt Nam – Cơ hội và thách thức
Tác giả: Chu Viết Luân
Nhà XB: Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia
Năm: 2003
15. Diệp Thành Kiệt (2007), Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, Tham luận tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, Hà Nội, 30/05/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diệp Thành Kiệt (2007), "Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam"gia nhập WTO
Tác giả: Diệp Thành Kiệt
Năm: 2007
16. TS.Lê Xuân Sang (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc điều chỉnh chính sách tài khóa Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, tháng 12/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS.Lê Xuân Sang (2006), "Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc điều chỉnh"chính sách tài khóa Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Tác giả: TS.Lê Xuân Sang
Năm: 2006
17. Nguyễn Thị Dung (2000), Giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Dung (2000), "Giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu đối với"doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Năm: 2000
18. Lê Thị Vân Anh (2002), Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang các nước châu Á trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (giai đoạn 2010), Bộ Giáo dục và đào tạo, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Vân Anh (2002), "Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy xuất khẩu các"mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang các nước châu Á trong điều kiện chủ động hội"nhập kinh tế quốc tế (giai đoạn 2010)
Tác giả: Lê Thị Vân Anh
Năm: 2002
19. Ngô Thị Trinh (2006), Những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của kinh tế các nước đang phát triển năm 2005, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 1/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Thị Trinh (2006), "Những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của"kinh tế các nước đang phát triển năm 2005
Tác giả: Ngô Thị Trinh
Năm: 2006
20. Nguyễn Thành Long (2008), Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Thành Công sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2008-2015, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thành Long (2008), "Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt"may Thành Công sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2008-2015
Tác giả: Nguyễn Thành Long
Năm: 2008
21. Lại Lâm Anh (2006), Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại Lâm Anh (2006), G"iải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam"sang thị trường Hoa Kỳ
Tác giả: Lại Lâm Anh
Năm: 2006

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w