1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển phần mềm core banking xây dựng module dự tính dòng tiền trong ngày của công ty tài chính vinaconex viettel

73 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Công ty tài chính cổ phần Vinaconex Viettel là một công ty tài chính mới được thành lập chưa lâu. Công ty cũng có các hoạt động đặc trưng của một công ty tài chính nói chung. Với bối cảnh nền kinh tế hiện nay khi mà có rất nhiều các công ty tài chính, tổ chức tín dụng mọc lên thì việc cạnh tranh để tồn tại là một vấn đề không dễ dàng đặt ra cho các nhà quản lý công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, ban lãnh đạo công ty đã cho triển khai chiến lược áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty đã mới thực hiện dự án đầu tư mua phần mềm lõi ứng dụng core banking và đang trong quá trình kiểm thử, triển khai, phát triển core. Phần mềm đã quản lý được các phân hệ thông tin khách hàng, kế toán, tín dụng, nguồn vốn, tài sản đảm bảo,…Tuy nhiên sau quá trình nghiên cứu hệ thống và dựa trên nhu cầu thực tế của công ty thì em có một số đề xuất: phần mềm chưa đáp ứng cho việc dự tính dòng tiền vào ra trong một ngày để cân đối được lượng tiền còn thừa hay thiếu để đem đầu tư, cho vay hay cần huy động thêm. Việc quản lý này hiện nay vẫn phải dùng bằng ứng dụng exel, gây khó khăn, phức tạo trong việc quản lý, thiếu sự chính xác, an toàn cho dữ liệu. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển phần mềm core banking: Xây dựng module dự tính dòng tiền trong ngày của công ty tài chính Vinaconex Viettel” để đáp ứng được nhu cầu của công ty. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài còn có những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô.

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

===***===

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài: “Phát triển phần mềm core banking: Xây

dựng module dự tính lượng tiền trong ngày của công ty tài chính cổ phần Vinaconex- Viettel”.

Giảng viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN TRUNG HIẾU

Sinh viên thực hiện: ĐÀO PHƯƠNG NGA

Khoá : 11 (2008-2012)

Hà Nội, tháng 6/2012

Trang 2

và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không đượclàm dịch vụ thanh toán, nhận tiền gửi dưới một năm Hiện nay, các công ty tàichính đã mở rộng thêm các dịch vụ như: nhận ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tưbao thanh toán,…Như vậy, có thể thấy lợi ích các công ty tài chính mang lại chocác doanh nghiệp là rất lớn Vì vậy, viêc phát triển các công ty tài chính là mộtphẩn quan trọng để góp phần xây dựng nền kinh tế lớn mạnh Ngày nay, với sựphát triển của công nghệ thông tin thì nhu cầu tin học hóa công tác quản lý trongcác tổ chức, công ty, doanh nghiệp là một điều hết sức quan trọng Nó giúp chocông tác quản lý được thuận tiện, giảm bớt khối lượng công việc, đảm bảo sựchính xác, an toàn trong lưu trữ dữ liệu.

Công ty tài chính cổ phần Vinaconex- Viettel là một công ty tài chính mớiđược thành lập chưa lâu Công ty cũng có các hoạt động đặc trưng của một công tytài chính nói chung Với bối cảnh nền kinh tế hiện nay khi mà có rất nhiều các công

ty tài chính, tổ chức tín dụng mọc lên thì việc cạnh tranh để tồn tại là một vấn đềkhông dễ dàng đặt ra cho các nhà quản lý công ty Nhận thức được tầm quan trọngcủa công nghệ thông tin, ban lãnh đạo công ty đã cho triển khai chiến lược áp dụngcông nghệ thông tin vào quản lý hoạt động kinh doanh của công ty Công ty đã mớithực hiện dự án đầu tư mua phần mềm lõi ứng dụng core banking và đang trong quátrình kiểm thử, triển khai, phát triển core Phần mềm đã quản lý được các phân hệthông tin khách hàng, kế toán, tín dụng, nguồn vốn, tài sản đảm bảo,…Tuy nhiênsau quá trình nghiên cứu hệ thống và dựa trên nhu cầu thực tế của công ty thì em cómột số đề xuất: phần mềm chưa đáp ứng cho việc dự tính dòng tiền vào/ ra trongmột ngày để cân đối được lượng tiền còn thừa hay thiếu để đem đầu tư, cho vay haycần huy động thêm Việc quản lý này hiện nay vẫn phải dùng bằng ứng dụng exel,

Trang 3

gây khó khăn, phức tạo trong việc quản lý, thiếu sự chính xác, an toàn cho dữ liệu.Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển phần mềm core banking: Xây dựngmodule dự tính dòng tiền trong ngày của công ty tài chính Vinaconex- Viettel” đểđáp ứng được nhu cầu của công ty Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tàicòn có những sai sót Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô.

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹNguyễn Trung Hiếu- Giám đốc Ban công nghệ thông tin công ty tài chính cổ phầnVinaconex- Viettel, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết khóa luận

Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các quý thầy cô trường Học việnNgân hàng nói chung, các thầy cô trong khoa Hệ thống thông tin quản lý, trườngHọc viện Ngân hàng nói riêng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học chosinh viên Kiến thức đó không chỉ phục vụ cho việc viết khóa luận của em mà còn làhành trang để em bước vào cuộc sống

Em cũng xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè là những người luôn ủng hộ

và giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô cùng gia đình dồi dào sức khỏe vàthành công trong cuộc sống

Trang 5

NHẬN XÉT (Của cơ quan thực tập)

- Công ty cổ phần tài chính Vinaconex- Viettel xác nhận đã tiếp nhận sinhviên: Đào Phương Nga- Lớp HTTTB_K11- Trường Học viện Ngân hàng tớithực tập tại công ty thời gian từ 14/02/2012 đến 06/06/2012

- Trong thời gian thực tập tại công ty, sinh viên đã đi thực tập đầy đủ,chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của công ty và hoàn thành công việc được giao

- Đề tài “Phát triền phần mềm core banking: Xây dựng module dự tínhlượng tiền trong ngày của công ty tài chính cổ phần Vinaconex- Viettel” của sinhviên đã giải quyết được yêu cầu thực tế tại công ty

Hà Nội, ngày…tháng…năm

Người nhận xét(Ký và đóng dấu)

NHẬN XÉT

Trang 6

(Của giảng viên hướng dẫn)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH

KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

CSDL Cơ sở dữ liệu

CMND Chứng minh nhân dân

DBMS Data base management system

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH

CỔ PHẦN VINACONEX- VIETTEL

1.1 Giới thiệu chung về công ty [7]

Công ty tài chính cổ phần Vinaconex- Viettel đã được thống đốc Ngân hàngNhà nước ký quyết định cấp giấy phép thành lập ngày 14/11/2008 với mức vốn điều

lệ 1000 tỷ đồng Công ty có các cổ đông sáng lập là:

+ Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam– Vinaconex

+ Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel

+ Công ty bảo hiềm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

+ Công ty TNHH đầu tư tư nhân Vina- VPCapital

+ Công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái

Công ty có thời gian hoạt động là 50 năm và được hoạt động trên toàn bộlãnh thổ Việt Nam

Trụ sở chính của công ty đặt tại tầng 1 toà nhà 18T2 - Khu đô thị Trung Hòa

- Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Kết quả họat động kinh doanh của công ty:

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 là: 135,142,092,205đồng

- Trích lập quỹ dự phòng bổ sung vốn điều lệ (5%): 6,757,104,610 đồng

- Lợi nhuận chưa phân phối năm 2011:108,509,947,714 đồng

- Lợi nhuận còn lại chưa phân phối 2010: 1,490,052,286 đồng

- Chi trả cổ tức (11%): 110.000.000 đồng

- Đã tạm ứng cổ tức 2011(từ ngày 16-20/01/2012 (10%): 100,000,0000,0000đồng

Trang 10

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty [7]

- Cung cấp các dịch vụ tài chính và hỗ trợ cho các khách hàng trên thị trườngViệt Nam trong đó ưu tiên phục vụ cho các công ty con của tập đoàn Vinaconex,Viettel, các tập đoàn, các tổng công ty lớn khác và các cổ đông như:

+ Giúp khơi thông các nguồn vốn và cung ứng kịp thời cho các nhu cầu hoạtđộng kinh doanh và phát triển của các tập đoàn, các doanh nghiệp thông qua việcthu xếp, cấp các khoản tín dụng lớn

+ Phát hành hoặc làm đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phát hành cổphiếu ra thị trường cho các Tập đoàn, các doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng đề án pháthành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế cho các Tập đoàn, doanh nghiệp

+ Thực hiện hỗ trợ các tập đoàn và các doanh nghiệp trong việc phân tích,đánh giá các dự án đầu tư đảm bảo cho công việc đầu tư đúng hướng, đạt hiệu quảkinh tế cao

+ Hỗ trợ các tập đoàn và Doanh nghiệp trong các nghiệp vụ huy động, quản

lý và sử dụng các nguồn vốn, các nghiệp vụ khác liên quan đến quản lý tài chính,tiền tệ, bảo hiểm

+ Khai thác triệt để sức mạng trên thị trường tài chính tiền tệ thông qua việcthực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tham gia thị trường tài chính tiền tệ

+ Nhận ủy thác đầu tư các khách hàng là pháp nhân, thể nhân đầu tư vào các

dự án do các Tập đoàn, doanh nghiệp thực hiện

+ Cho vay mua nhà trả góp cho các đối tượng khách hàng mua nhà từ các dự

1.3 Các hoạt động chính [7]

- Huy động vốn:

+ Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước

Trang 11

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giákhác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành.

+ Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chứctài chính quốc tế

+ Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong vàngoài nước

+ Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp

+ Công ty được cung cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thươngphiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với tổ chức và cá nhân

+ Công ty và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thươngphiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau

+ Công ty được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối vớingười nhận bảo lãnh theo đúng quy định của pháp luật

+ Công ty được cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định củaNgân hàng Nhà nước

- Mở tài khoản:

+ Công ty được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Công ty

đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam Việc mở tàikhoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhànước cho phép

+ Công ty có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước vàduy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhànước

- Các dịch vụ ngân quỹ:

Công ty được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

Trang 12

- Các hoạt động khác:

+ Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác;+ Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng;

+ Tham gia thị trường tiền tệ

+ Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng

+ Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho cácdoanh nghiệp

+ Được quyền nhân ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tàichính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả trong việc quản lý tài sản, vốn đầu tưcủa các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng

+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư chokhách hàng

+ Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quỹ, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két,cầm đồi và các dịch vụ khác

+ Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép choCông ty Tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiệnhành về quản lý ngoại hối

+ Hoạt động bao thanh toán: Công ty Tài chính sẽ triển khai hoạt động nàykhi có đủ điều kiện thực hiện

+ Các hoạt động khác theo quy định của Pháp luật và hướng dẫn của Ngânhàng Nhà nước

Đại hội đồng cổ đông

vụ tài chính

Ban quản

lý rủi

ro và thẩm định

Ban

kế toán ,ngân

Ban kiểm tra kiểm soát

Ban hành chính – tổng

Ban công nghệ thông

Trang 13

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty

1.4.2 Quyền hạn và nhiệm vụ các chức danh quản lý

- Đại hội đồng cổ đông:

+ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty

+ Thảo luận và thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạtđộng và kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán, quyết toán tài chính, phương ánphân phối lợi nhuận, chia lợi tức cổ phần và trích lập, sử dụng các quỹ theo đề nghịcủa Hội đồng quản trị; Phương hướng, nhiệm vụ và ngân sách tài chính cho năm tàichính mới

+ Thảo luận và thông qua báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát

+ Thành lập Công ty trực thuộc

+ Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, giải thể Công ty và Công ty trựcthuộc của Công ty

Trang 14

+ Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của Công ty; Quychế nhân viên, biên chế, quỹ lương, thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị và Bankiểm sát.

+ Quyết định đề án hoạt động đối ngoại

+ Quyết định phương án xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật

+ Thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và tổ chứctín dụng khác

+ Thông qua việc chuyển nhượng cổ phẩn phổ thông của cổ đông sáng lậptrong 3 năm đầu

+ Thông qua việc mua cổ phiếu bằng giá trị quyền sử dụng đất và các tài sảnkhác không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng

+ Quyết định các hợp đồng kinh tế, dân sự (không thuộc phạm vi, đối tượngđiều chỉnh cấm hoặc hạn chế tại các điều 77, 78, 79, 80 của Luật các tổ chức tíndụng và văn bản hướng dẫn dưới luật) có giá trị lớn hơn 20% (hai mươi phần trăm)vốn tự có của Công ty (theo quy định của Ngân hàng Nhà nước) với thành viên Hộiđồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), cổ đông lớn

và với người có liên quan

+ Quyết định những thay đổi quy định tại khoản 1, Điều 31 Luật các tổ chứctín dụng, trừ những thay đổi về địa điểm sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đạidiện, về chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhànước

+ Quyết định giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính của Côngty

+ Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, và Ban kiểmsoát nếu hết nhiệm kỳ hoặc bầu bổ sung thay thế

+ Xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý các thành viên Hội đồngquản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho cổ đông và Công ty

+ Các quyền và nhiệm vụ khác do Đại hội đồng cổ đông quyết định và ghivào Điều lệ Công ty

- Hội đồng quản trị:

+ Quản trị Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty

Trang 15

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừnhững vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông về kết quảhoạt động cũng như những sai phạm trong quản lý, vi phạm Điều lệ Công ty và viphạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty

+ Trình Đại hội đồng cổ đông quyết định các nội dung quy định tại các điểm

a, b, d, đ, e, g, h, i, k, 1, m, n, o, p, q khoản 2 Điều 44 Nghị định số 49/2000/NĐ-CPngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại

và các quy định pháp luật khác có liên quan

+ Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sở giao dịch, chi nhánh, vănphòng đại diện, đơn vị sự nghiệp và công ty trực thuộc của Công ty

+ Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh do Tổng giám đốc đề nghị.+ Quy định về lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, phí, mức tiền phạt đối với khách hàngtheo quy định của pháp luật

+ Trích lập và sử dụng các quỹ, chia lợi tức cổ phần theo quyết định của Đạihội đồng cổ đông

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc,

Kế toán trưởng Công ty, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện, Giámđốc Công ty trực thuộc, Giám đốc đơn vị sự nghiệp

+ Ban hành quy chế về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danhquản lý ngoài các chức danh quy định tại Khoản 10 Điều này

+ Ban hành Quy chế nội bộ về hoạt dộng của hội đồng quản trị, của Bankiềm soát (Ban kiểm soát xây dựng Quy chế hoạt động trên cơ sở các quy định phápluật hiện hành để Hội đồng quản trị ký ban hành)

+ Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động Kiểm tra, kiểm soát nội bộtheo quy định của pháp luật

+ Ban hành Quy chế hoạt dộng của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đạidiện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc

+ Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định củaNhà nước và của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động Công ty

Trang 16

+ Quyết định tiền lương, tiền thưởng cho Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giámđốc.

+ Giám sát Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý khác và xem xét sai phạmcủa những người này gây thiệt hại cho Công ty mình và thực hiện các biện pháp cầnthiết để khắc phục

+ Định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự dochuyển đổi, vàng theo quy định của pháp luật

+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Côngty

- Ban tổng giám đốc:

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh thuộc thẩm quyền đượcquy định trong Quy chế do Hội đồng quản trị ban hành Tuyển dụng, kỷ luật và chothôi việc các nhân viên Công ty; quyết định lương và phụ cấp đối với người laođộng kể cả cán bộ quản lý thuộc quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc theo đúngpháp luật và Quy chế do Hội đồng quản trị ban hành

+ Tổ chức thực hiện phương án hoạt động kinh doanh khi được Hội đồngquản trị phê duyệt

+ Điều hành và quyết định các vấn đề có liên quan đến các hoạt động kinhdoanh của theo đúng pháp luật, Điều lệ Công ty và nghị quyết của Hội đồng quảntrị; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty

+ Đại diện cho Công ty trong quan hệ quốc tế, tố tụng, tranh chấp, giải thể, phá sản

+ Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trongtrường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm vềnhững quyết định đó, sau đó phải báo cáo ngay Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhànước và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền để giải quyết tiếp

+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ngânhàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền đối với việc thực hiệnnhiệm vụ điều hành của mình

Trang 17

+ Báo cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nướckhác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanhcủa Công ty.

+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty

và quyết định của Hội đồng quản trị

- Ban kiểm soát:

+ Kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty; giám sát việc chấp hành chế độhạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Công ty

+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; kiểm tra từng vấn đề

cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặctheo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn

+ Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động; thamkhảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghịlên Đại hội đồng cổ đông

+ Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp củaviệc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính; hoạt động của

hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Công ty

+ Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến hoạt động tài chính củaCông ty theo quy định của pháp luật

+ Được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Công ty để thựchiện các nhiệm vụ của mình

+ Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường hợp Hội đồngquản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý theo quyđịnh của pháp luật hoặc vượt quá thẩm quyền được giao và các trường hợp kháctheo quy định tại Điều lệ Công ty

+ Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệCông ty

1.4.3 Các chức năng chính của bộ phận

- Ban quản lý và kinh doanh vốn có chức năng giúp việc cho Tổng giám đốctrong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai huy động và quản lý nguồn vốn ủy thác

Trang 18

đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đồng thời cân đối, điều hòa

và sử dụng mọi nguồn vốn có hiệu quả

- Ban đầu tư có chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc nghiêncứu, tổ chức triển khai và quản lý đầu tư vốn của công ty vào các dự án vào cảdoanh nghiệp; nghiên cứu và triển khai kinh doanh có hiệu quả trên thị trườngchứng khoán Ban quản lý có 2 mảng chính là đầu tư dự án và đầu tư tài chính

- Ban tín dụng:

+ Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp: có chức năng giúp việc choTổng giám đốctrong việc thu xếp vốn cho các dự án đầu tư; quản lý và tổ chức triểnkhai các hoat động tín dụng với các doanh nghiệp

+ Bộ phận khách hàng cá nhân: có chức năng giúp việc cho tổng giám đốctrong việc nghiên cứu và chỉ đạo triển khai các hoạt động tín dụng đối với cáckhách hàng là thể nhân

- Ban dịch vụ tài chính có chức năng tham mưu và giúp việc cho Tổng giámđốc trong lĩnh vực tổ chức, triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tê cho cácdoanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác

- Ban quản lý rủi ro và thẩm định độc lập có chức năng giúp việc cho tổnggiám đốc trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng và tái thẩm định các hồ

sơ cho vay của khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, định chế tài chính và các dự

án đầu tư của Công ty đảm bảo tính độc lấp khách quan nhằm hạn chế tối đa rủi ro

- Ban hành chính tổng hợp có chức năng giúp việc cho tổng giám đốc trongviệc quản lý, điều hành nguồn nhân lực và công tác chỉ đạo, điều hành hoạt độngcủa Công ty

- Ban kế toán ngân quỹ:

+ Bộ phận kế toán có chức năng giúp việc cho tổng giám đốc trong việc tổchức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý việcthực hiện kế hoạch tài chính của Công ty; mở, quản lý, theo dõi và hạch toán hoạtđộng giao dịch tài khoản của khách hàng

+ Bộ phận ngân quỹ có chức năng giúp việc cho tổng giám đốc trong việc tổchức hoạt động thu chi tiền mặt, các giấy tờ có giá đảm bảo an toàn công tác khoquỹ

Trang 19

- Ban công nghệ thông tin có chức năng giúp việc cho tổng giám đốc trongcông tác thu nhâp, tổng hợp, xử lý, phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụhoạt đọng của Công ty; duy trì hoạt động thường xuyên ổn định và an toàn hệ thốngcông nghệ thông tin, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thôngtin ứng dụng.

- Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ có chức năng giúp việc cho tổng giám đốctrong công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của công ty bảo đảm thực hiệnđúng các quy định của pháp luật và của công ty

1.5 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại VVF[6]

- Chương trình firewall để chống truy cập trái phép và quản lý lưu lượng

internet, tuy nhiên phiên bản này cũng là phiên bản dùng thử

- Chương trình báo cáo Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban giám sát tài chính

quốc gia

- Ngoài ra hệ thống còn cài đặt các chương trình ứng dụng lõi trong nước để

thử nghiệm

- Các máy trạm đều được cài đặt phần mềm chống virus máy tính và được

cài đặt chương trình tin học văn phòng cơ bản như Word, Excel và đều là phiên bảndùng thử

- Website và email hiện tại đang được thuê lưu trữ tại các công ty bên ngoài

với dung lượng và lưu lượng hạn chế

Trang 20

1.5.3 Hệ thống đường truyền

- Hiện nay, VVF kết nối internet với 01 đường ADSL, và không có đườngtruyền dự phòng

1.5.4 Đánh giá sơ bộ hệ thống thông tin của VVF

- Hiện tại, do chưa có phần mềm ứng dụng lõi, nên các ban nghiệp vụ quản

lý số liệu bằng excel Việc quản lý bằng excel sẽ có nhiều rủi ro trong việc quản lýnhư: mất mát số liệu, sửa chữa số liệu, số liệu không chính xác Đồng thời khi sốlượng khách hàng tăng số giao dịch tăng việc quản lý và tổng hợp số liệu báo cáogặp nhiều khó khăn không đáp ứng được yêu cầu của NHNN và của HĐQT Vì vậyviệc có một phần mềm ứng dụng lõi phục vụ yêu cầu quản lý là một nhu cầu bứcthiết hiện nay của công ty

- Về hạ tầng thông tin: Hiện nay toàn công ty chỉ có 01 máy chủ dùng đểquản lý tài nguyên tập trung, vì vậy hoạt động của Công ty có thể bị gián đoạn khimáy chủ này không hoạt động Hệ thống email và website của Công ty đang đượcthuê tại đơn vị khác, điều này gây hạn chế về dung lượng lưu trữ và có rủi ro về bảomật thông tin Do đó cùng với nhu cầu về phần mềm ứng dụng lõi, nhu cầu về một

hạ tầng thông tin hiện đại cung cấp đồng bộ các dịch vụ mail, website và các ứngdụng khác là hết sức cần thiết đối với hệ thống thông tin của Công ty

Trang 21

Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình C# và

hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

2.1 Lý thuyết về cơ sở dữ liệu

- Đặc tính của môi trường cơ sở dữ liệu:

+ Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất và do đó bảo đảm đượctính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu

+ Đảm bảo dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau

+ Khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều người sử dụng và nhiều ứng dụngkhác

+ Giải quyết tình huống cạnh tranh trong truy xuất dữ liệu

+ Phải có biện pháp phục hồi cơ sở dữ liệu nhanh chóng khi xảy ra sự cố

2.1.2 Cấu trúc của một hệ CSDL [1]

Cấu trúc chuẩn của một hệ CSDL gồm 3 mức:

- Mức vật lý (mức trong): Là mức quan tâm đến cách thức tổ chức vật lý của

dữ liệu được lưu trữ trên phần cứng như thế nào Mức này mô tả cách dùng kỹ thuậtcủa các byte thấp ở cấp độ máy Thường thì hệ quản trị CSDL sẽ đảm nhiệm việcnày

- Mức quan niệm (mức logic): Đây là một mức trung gian, mô tả dữ liệu gìđược lưu trữ trong CSDL dưới dạng thực thể và mối kết hợp

- Mức ngoài (View): Mô tả cách thức người sử dụng và ứng dụng nhìn thấy

dữ liệu Đây là mức sát với người sử dụng nhất và từ mức ngoài này người sử dụng

có thể thực hiện các thao tác trên dữ liệu thông qua các hệ thống máy tính

Trang 22

- Thể hiện (instance): Thể hiện CSDL là dữ liệu có trong CSDL.

2.1.4 Tính độc lập dữ liệu, chia sẻ dữ liệu [1]

- Độc lập dữ liệu mức vật lý: Là khả năng mà khi ta thay đổi lược đồ trong

mà không làm thay đổi lược đồ mức quan niệm hay các chương trình ứng dụng

- Độc lập dữ liệu mức logic: Là khả năng thay đổi mà khi ta thay đổi lược đồmức quan niệm mà không phải thay đổi các lược đồ ngoài hay chương trình ứngdụng của chúng

2.1.5 Người sử dụng CSDL [1]

Với sự phát triển của đời sống xã hội như hiện nay thì việc cập nhật, tra cứu,tìm kiếm thông tin là rất cần thiết và không thể thiếu, và mỗi người đều có nhữngnhu cầu khai thác thông tin khác nhau Do đó để dễ dàng quản lý cơ sở dữ liệungười sử dụng được phân loại như sau:

- Người sử dụng cuối (End user): Những người này sử dụng CSDL để tìmkiếm, tra cứu thông tin,…

- Người thiết kế CSDL có trách nhiệm quản lý hệ CSDL, là người có quyềnhạn cao nhất đối với CSDL và có nhiệm vụ:

+ Định nghĩa và quản lý lược đồ quan niệm

+ Định nghĩa các ứng dụng về khung nhìn người sử dụng

+ Quản lý, bật/ tắt các chức năng của hệ quản trị CSDL

+ Tái định dạng CSDL khi cần thiết

+ Có trách nhiệm về tính an toàn và tin cậy

+ Những phân tích viên/ lập trình viên ứng dụng: là những người sử dụngCSDL để thiết kế và sử dụng các giao dịch, đóng gói cho những người dùng thườngxuyên

Trang 23

2.1.6 Sự cần thiết của cơ sở dữ liệu [1]

Hiện nay, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, các tổ chức cá nhân, tập thể,các công ty, xí nghiệp, trường học,…đều cần phải có một CSDL vì:

- Dữ liệu tạo thành một tài sản không thể thiếu của một tổ chức

- Giảm tính dư thừa, trùng lặp thông tin

- Đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu

- Có khả năng chia sẻ thông tin giữa nhiều người dùng nhiều ứng dụng khácnhau

- Nâng cao tính an toàn và toàn vẹn dữ liệu

2.1.7 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu [3]

Một hệ quản trị CSDL (Database Management System- DBMS) là một tậphợp các chương trình cho phép người sử dụng tạo ra và duy trì cơ sở dữ liệu Hệquản trị cơ sở dữ liệu là một phần mềm hệ thống cho phép định nghĩa, xây dựng và

xử lý dữ liệu tức là:

+ Khai báo “bộ khung” dữ liệu cùng với các mô tả chi tiết dữ liệu

+ Lưu giữ dữ liệu lên các thiết bị lưu trữ thứ cấp

+ Xử lý truy vấn, cập nhật và phát sinh các báo cáo

- Các chức năng chính:

+ Cho phép khai báo cấu trúc dữ liệu, khai báo các mối liên hệ của dữ liệu vàcác quy tắc áp đặt lên dữ liệu đó

+ Cho phép người sử dụng có thể thêm, sửa, xóa dữ liệu trong CSDL

+ Cho phép những người khai thác CSDL (chuyên nghiệp hoặc khôngchuyên) sử dụng để truy vấn các thông tin cần thiết trong CSDL

+ Có biện pháp bảo mật dữ liệu và phân quyền khai thác CSDL

+ Có cơ chế giải quyết tranh chấp dữ liệu Mỗi hệ quản trị CSDL có thể càiđặt một cơ chế riêng để giải quyết vấn đề này

- Một số biện pháp sau đây được sử dụng:

+ Cấp quyền ưu tiên cho từng người sử dụng

+ Đánh dấu yêu cầu truy xuất dữ liệu, phân chia thời gian, người nào có yêucầu trước thì yêu cầu có quyền truy xuất dữ liệu trước

+ Có cơ chế sao lưu và phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra

Trang 24

+ Hệ quản trị phải cung cấp một giao diện tốt dễ sử dụng, dễ hiểu cho nhữngngười sử dụng không chuyên.

+ Đảm bảo tính độc lập giữa dữ liệu và chương trình

- Cho đến nay có khá nhiều hệ quản trị được đưa ra thị trường như: DB2,Sysbase, VisualFoxpro, Microsoft Access, SQL Server, Oracle,…

- Các thao tác chủ yếu của người sử dụng đối với CSDL:

+ Tìm kiếm dữ liệu theo một chỉ tiêu nào đó

+ Bổ sung dữ liệu vào CSDL

+ Loại bỏ dữ liệu ra khỏi CSDL

+ Sửa chữa dữ liệu trong CSDL

- Các bước hoạt động của một hệ CSDL:

+ Người sử dụng đưa ra các yêu cầu truy nhập dưới dạng các câu lệnh củamột ngôn ngữ thao tác dữ liệu nào đó, DBMS nhận lời yêu cầu, phân tích cú pháp

và chuyển cho mức logic

+ Mức logic tiến hành các truy nhập cơ sở dữ liệu mức vật lý và trả lại kếtqủa

+ DBMS hiển thị kết qủa cho người sử dụng

2.1.8 Các thành phần của DBMS [3]

2.1.8.1 Các mức của DBMS

Một DBMS gồm có 3 mức:

- Mức chương trình khai báo cấu trúc và chương trình ứng dụng

- Mức mô tả CSDL, thao tác trên CSDL và mô tả từ điển dữ liệu

- Mức CSDL

2.1.8.2 Các chương trình khai báo cấu trúc

- Sử dụng ngôn ngữ DDL (ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu: Data DefinitionLanguage) của DBMS để thực hiện khai báo cấu trúc

- Người thiết kế và quản trị CSDL sẽ thực hiện công việc khai báo cấu trúclogic (khai báo dữ liệu, ràng buộc trên dữ liệu)

2.1.8.3 Các chương trình ứng dụng

- Sử dụng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để truy xuất, cập nhật, khai thác dữ liệu

- Người dùng sẽ sử dụng ngôn ngữ thao tác trực tiếp CSDL

Trang 25

2.1.8.4 Từ điển dữ liệu

Là một CSDL mà DBMS dùng để lưu trữ các mô tả và các thông tin khácnhư: các quyết định thiết kế, các mô tả chương trình ứng dụng, thông tin người sửdụng, bảo mật và an toàn dữ liệu

2.1.9 Các ngôn ngữ của DBMS [3]

2.1.9.1 Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language- DDL)

Được sử dụng bởi những người thiết kế CSDL để chỉ rõ lược đồ mức quanniệm của một CSDL:

- Trong nhiều DBMS, DDL cũng được dùng để định nghĩa lược đồ trong vàlược đồ ngoài (khung nhìn)

- Một số DBMS tách riêng ngôn ngữ định nghĩa lưu trữ (storage definitionlanguage– SDL) và ngôn ngữ định nghĩa khung nhìn (View Definition Language)được dùng để định nghĩa lược đồ trong và ngoài

2.1.9.2 Ngôn ngữ thực thi dữ liệu (Data Manipulation Language – DML)

- Được dùng để chỉ rõ việc rút trích và cập nhật dữ liệu

+ Các câu lệnh DML có thể được nhúng trong một ngôn ngữ lập trình tổngquát chẳng hạn như: COBOL, PL/ 1 hay PASCAL

+ Hoặc các câu lệnh DML có thể dùng trực tiếp (Query Languague)

2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle [2]

2.2.1 Một số khái niệm được sử dụng trong Oracle 10G

2.2.1.1 Database và Instance

Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều dùng cả bộ nhớ máy tính và các thiết bị lưutrữ như ổ cứng để hoạt động Các ổ cứng cung cấp khả năng lưu trữ lâu dài và mộtkhông gian rộng lớn đủ chứa hàng triệu mẩu tin có thể lên đến hàng gigabyte Tuynhiên, truy cập dữ liệu từ ổ cứng chậm hơn nhiều so với truy cập từ bộ nhớ Vì thếcác hệ CSDL đều sử dụng bộ nhớ vào việc nạp trước dữ liệu nhằm tăng tốc độ truyvấn

Trong Oracle, một CSDL (database) là một tập hợp các tập tin hệ thống lưutrữ dữ liệu do người dùng hoặc chương trình đưa vào thông tin về cấu trúc củaCSDL (metadata) Để có thể truy vấn và cập nhật CSDL, Oracle phải khởi động

Trang 26

một số tiến trình nền và câp phát một vài vùng nhớ sử dụng trong suốt quá trìnhthao tác trên CSDL.

Khi một CSDL được khởi động (start), một SGA (System Global Area) đượccấp phát SGA là một vùng bộ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu và các thông tin điềukhiển của một thể hiện (instance), người dùng khi kết nối đến server được chia sẻcác dữ liệu có trong SGA Ngoài ra, Oracle cũng cấp phát các vùng đệm bộ nhớ đểchứa đựng dữ liệu và thông tin điều khiển của các tiến trình máy chủ (serverprocess), PGA được dùng xử lý các câu lệnh truy vấn SQL, quản lý truy nhập vàcác thông tin về phiên làm việc (session) Đồng thời, các tiến trình của Oracle cũngđược kích hoạt Các tiến trình này có nhiệm vụ quản lý cấu trúc bộ nhớ, đồng bộhóa dữ liệu vào ra ổ cứng và các nhiệm vụ bảo trì tổng quát khác (ghi nhật ký, phụchồi…) Sự kết hợp giữa SGA, PGA và các tiến trình nền được gọi là thể hiện CSDL(Database Instance hoặc Oracle Instance)

Nhìn chung, mỗi thể hiện có một tập hợp các tiến trình duy trì và thúc ép mốiquan hệ giữa cấu trúc vật lý của CSDL và cấu trúc bộ nhớ Số lượng các tiến trìnhphụ thuộc vào cấu hình của mỗi thể hiện CSDL Trong một server, nhiều CSDL cóthể tồn tại song song Vì vậy, để không bị lẫn lộn giữa các CSDL khác nhau, mỗithể hiện CSDL được nhận dạng bằng một SID riêng biệt (System Identifier) MộtCSDL có thể được mở (open hay mount) bởi nhiều hơn một thể hiện, nhưng một thểhiện chỉ có thể mở duy nhất một CSDL mà thôi

2.2.1.2 Data dictionary

Từ điển dữ liệu là một tập hợp các bảng (table) và khung nhìn (view) giốngnhư các CSDL khác, là nơi lưu trữ các thông tin về cấu trúc vật lý và luận lý củaCSDL Các thông tin này bao gồm:

- Thông tin người dùng (quyền, vai trò…)

- Ràng buộc toàn vẹn của các bảng dữ liệu

- Tên và kiểu dữ liệu của các cột trong bảng dữ liệu

- Thông tin về vùng nhớ được cấp phát và sử dụng các schema object

Thể hiện CSDL luôn truy cập đến từ điển dữ liệu để phân tích cú pháp cáccâu lệnh SQL SYS là chủ nhân và người dùng duy nhất có thể toàn quyền thao táctrên các bảng và khung nhìn của từ điển dữ liệu

Trang 27

2.2.1.3 Schema và Schema Object

Schema là một tập hợp các đối tượng CSDL (database object hoặc schemaobject) thuộc về một người dùng Mỗi người dùng trong 1 CSDL sở hữu duy nhấtmột schema có tên trùng với tên người dùng Ngược lại, mỗi schema chỉ tương ứngvới một người dùng mà thôi Schema Object là cấu trúc luận lý liên quan trực tiếpđến dữ liệu của CSDL, bao gồm các cấu trúc như bảng (table), khung nhìn (view),các thủ tục lưu trữ sẵn (stored procedure)…

2.2.2 Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong Oracle

Trong hệ quản trị Oracle, một CSDL được cấu thành bởi 2 cấu trúc: luận lý

và vật lý Cấu trúc luận lý mô tả các vùng nhớ dùng để lưu trữ các đối tượng nhưcác bảng, các hàm…Ngược lại, cấu trúc vật lý được xác đinh bởi các tập tin hệthống hình thành nên CSDL

2.2.2.1 Cấu trúc luận lý (logical structure)

- Extent: Đơn vị lưu trữ luận lý nhỏ nhất được cấp phát cho một đối tượngCSDL, bao gồm một dãy liên tục các ô dữ liệu (data blocks) được cấp phát để lưutrữ một kiểu thông tin nhất định

- Segment: Tập hợp các extent được cấp phát để lưu trữ các cấu trúc dữ liệunhất định và các extent này được lưu trữ trong cùng một tablespace Ví dụ, dữ liệucủa một bảng được lưu trong một table segment, các chỉ mục được lưu trong cácindex segment…Khi các extent cấp phát cho segment đầy dữ liệu, Oracle sẽ cấpphát thêm extent cho segment có thể không liên tục trong bộ nhớ Oracle cung cấpmột loại segment đặc biệt được gọi là rollback segment Segment này không chứacác đối tượng CSDL, mà chứa “hình ảnh trước” (before image) của dữ liệu đượcthay đổi trong khi một giao tác chưa hoàn thành Các thay đổi trên dữ liệu có thểđược cuộn lại bằng cách sử dụng segment này

- Tablespace: Tương đương một phân vùng luận lý của cơ sở dữ liệu Tất cảcác đối tượng của CSDL đều được lưu trữ trong các tablespace Một CSDL có ítnhất một tablespace mang tên system chứa từ điển dữ liệu (data dictionary) Cáctablespace khác được tạo ra nhằm phục vụ cho các ứng dụng và các tác vụ khácnhau

Trang 28

Giữa schema và tablespace không có mối liên quan với nhau Các đối tượngtrong một schema có thể tồn tại trong các tablespace khác nhau Ngược lại, cáctablespace có thể lưu trữ các đối tượng trong các schema khác nhau.

- Database: Một CSDL gồm một hoặc nhiều vùng nhớ được gọi là tablespacedùng để lưu trữ dữ liệu

2.2.2.2 Cấu trúc vật lý

- Datablock: Đơn vị lưu trữ nhỏ nhất được dùng trong CSDL, được xác địnhbởi một số byte nhất định trong vùng nhớ vật lý của CSDL Độ lớn của data blockđược xác định khi CSDL được tạo ra

- Datafile: Về mặt luận lý, Oracle lưu trữ dữ liệu trong các tablespace Vềmặt vật lý, các dữ liệu này được lưu trữ trong các datafiles (có phần mở rộng là dbf)tương ứng với tablespace Bản chất của một CSDL là một tập hợp các datafilesđược lưu trữ trên các thiết bị khác nhau như đĩa từ, đĩa quang học…Ngoài cácdatafiles của CSDL, còn tồn tại 3 loại tập tin khác kết hợp với một thể hiện CSDL(database instance):

+ Redo-log file (*.rdo hoặc *.log): mỗi thể hiện CSDL duy trì một tập hợpcác tập tin dạng này để ghi lại toàn bộ các giao dịch (transaction) Khi CSDL bị lỗi,các tập tin nhật ký được dùng để phục hồi dữ liệu

+ Control file (*.ctl): mỗi thể hiện CSDL có ít nhất một tập tin dạng này Nórất cần thiết cho hoạt động bình thường của CSDL Các tập tin này thường được cậpnhật thường xuyên trong quá trình hoạt động của CSDl, vì vậy nó luôn được đặt vàochế độ ghi khi CSDL được mở Vì lý do nào đó các tập tin không truy cập được,CSDL sẽ không hoạt động đúng đắn Các tập tin điều khiển ghi nhận các thông tincủa CSDL như tên CSDL, các thông tin về tablespace và các redo-logfile…

+ Archive/ backup file: Khi một thể hiện CSDL được thực thi dưới phươngthức archive- log, tiến trình ARCH của Oracle sẽ dùng các tập tin dạng này lưu lạicác thay đổi trên các tập tin redo-log

2.2.2.3 Cấp phát thêm vùng nhớ cho CSDL

Ta có 3 cách để mở rộng vùng nhớ cho CSDL:

- Bổ sung thêm datafile cho tablespace

- Tạo một tablespace mới

Trang 29

- Tăng vùng nhớ của datafile.

2.2.3 Không gian dữ liệu và bảng dữ liệu

2.2.3.1 Không gian dữ liệu

Oracle định nghĩa 3 loại không gian dữ liệu khác nhau:

- Không gian dữ liệu cố định (permanent tablespace) chứa các đối tượngCSDL tồn tại lâu dài (persistent schema objects), các đối tượng này được lưu trongdatafile

- Undo tablespace là một kiểu không gian dữ liệu cố định được dùng để quản

lý việc hoàn tác dữ liệu (undo data) nếu CSDL được đặt dưới chế độ quản lý hoàntác tự động (automatic undo management) Oracle khuyến cáo sử dụng undotablespace thay vì sử dụng rollback segment cho việc hoàn tác dữ liệu

- Không gian dữ liệu tạm thời (temporary tablespace) chứa các đối tượngCSDL trong một phiên làm việc Tablespace dạng này dùng để quản lý vùng nhớcho các thao tác sắp xếp (sort operations) trên CSDL Ví dụ, nếu ta kết nối 2 bảng

dữ liệu rất lớn, Oracle không thể thực hiện thao tác sắp xếp trong bộ nhớ, một vùngnhớ sẽ được cấp phát trong temporary tablespace để thực hiện thao tác này Cáclệnh SQL cần cung cấp vùng nhớ thực hiện thao tác sắp xếp gồm: CREATEINDEX, ANALYZE, Select DISTINCT, ORDER BY, GROUP BY, UNION,INTERSECT, MINUS,…

2.2.3.2 Bảng dữ liệu

Bảng dữ liệu được định danh duy nhất bởi tên và bao gồm nhiều bảng lưu trữ

dữ liệu, mỗi bảng được gọi là 1 tuple hay 1 record Một bảng dữ liệu có thể có nhiềucột Mỗi cột được định nghĩa bởi 1 tên và 1kiểu dữ liệu, mô tả thuộc tính của 1 bộ(tuple) Một bảng dữ liệu có thể có tối đa 254 cột có kiểu dữ liệu giống nhau hoặckhác nhau Các kiểu dữ liệu trong Oracle: number, integer, float, date, char, nchar,varchar2, nvarchar2

2.2.4 Privileges và Roles

2.2.4.1 Privileges

Quyền người dùng là quyền thực thi một câu lệnh SQL hoặc quyền truy cậpđến các đối tượng của người dùng khác Trong Oracle, có hai loại quyền ngườidùng: quyền trên hệ thống (system privileges) và quyền trên đối tượng (object

Trang 30

privilege) Có một số quyền là tổ hợp bao gồm nhiều quyền Một quyền có thể đượcgán cho một người dùng (user) hoặc một nhóm người dùng với vai trò giống nhau(role) Tập hợp các quyền trong Oracle là cố định, người dùng không thể định nghĩathêm.

- System privileges: có 140 quyền hệ thống trong phiên bản Oracle 9.0.1.Tuy nhiên các quyền hệ thống quan trọng nhất là:

+ Create session: không có quyền này, người dùng sẽ không truy cập đượcCSDL và sẽ nhận được lỗi ORA01-045

+ View: select, insert, update, references, flashback, debug

+ Sequence: alter, select

+ Package, procedure, function: execute, debug

+ Materialized view: delete, flashback, insert, select, update

+ Directory: read, write

+ Library: execute

+ User defined type: execute, debug, under

+ Operator: execute

2.2.4.2 Roles

Thông thường, việc sử dụng role phục vụ cho 2 mục đích sau:

+ Quản lý quyền của một ứng dụng CSDL

+ Quản lý quyền của một nhóm người dùng có vai trò giống nhau đối vớiCSDL

* Roles được người dùng định nghĩa trước (predefined roles):

Trang 31

Các role này được định nghĩa sẵn khi một CSDl được tạo mới, các role cơbản gồm:

+ Connect được gán các quyền: create session, alter session, create synonym,create view, create database link, create table, create cluster và create sequence

+ Resource gồm các quyền của connect và các quyền: create table, createcluster, create sequence, create trigger, create procedure, create type, createindextype và create operator

+ Dba được gán tất cả các quyền được định nghĩa của Oracle

* Roles do người dùng định nghĩa (user roles):

Ta có thể tự định nghĩa một role cho một nhóm người dùng CSDL với cácyêu cầu quyền chung phổ biến của nhóm

2.2.5 Người dùng

Người dùng CSDL tương ứng với một truy cập (login) được gán một sốquyền nhất định Các thông tin về người dùng được lưu trong từ điển dữ liệu vàngười dùng được cấp phát một vùng nhớ (tương ứng với một schema) lưu trữ cácđối tượng CSDL

Các bước tạo người dùng trong 1 CSDL Oracle:

- Tạo các tablespace cần thiết dành cho người dùng (nếu cần thiết)

có thể được dùng để tạo lại CSDL trên cùng một CSDL hoặc trên một CSDL khác,ngay cả khi các CSDL này được cài đặt dưới những cấu hình phần cứng và phầnmềm khác nhau Ví dụ, tập tin dump của một CSDL trên hệ điều hành Windows cóthể dùng để tạo lại các đối tượng CSDL trên hệ điều hành Linus

Trong Windows, để thực hiện 2 chức năng này ta dùng 2 lệnh hệ thống exp

và imp (thực thi trong windows command console)

Trang 32

2.2.6.2 Các phương thức của chức năng import và export

* Cấp độ CSDL:

Đây là phương thức phức tạp nhất Với chức năng export, tất cả các đốitượng của CSDL được xuất ra tập tin dump trừ các đối tượng của một số ngườidùng như: SYS, ORDSYS, CTSYS, MDSYS và ORDPLUGINS Đồng thời, tập tindump bao gồm các thông tin liên quan đến cấu trúc của CSDL như định nghĩa cáctablespace và các segment rollback…Với chức năng import, tất cả các đối tượng sẽtạo lại trong CSDL đích Tham số FULL cho phép xác định phương thức này trongcác chức năng import và export Trong trường hợp import cả CSDL, cần phải tạo lạitất cả người dùng và các quyền tương ứng CSDL nguồn

* Cấp độ người dùng:

Tất cả các đối tượng của người dùng bao gồm các bảng dữ liệu, thủ tục,trigger…đều được xuất ra tập tin dump Trong chức năng export, tham số OWNERcho phép chỉ định các đối tượng của người dùng cần xuất Với chức năng import,tham số FROMUSER chỉ định tạo lại các đối tượng của người dùng nào trong tậptin dump và tham số TOUSER chỉ định người dùng được đích

* Cấp độ bảng dữ liệu:

Tất cả các đối tượng liên quan đến bảng dữ liệu (index, ràng buộc, cácquyền…) sẽ được xuất ra tập tin dump

* Cấp độ không gian dữ liệu

Các metadata của tablespace và các đối tượng CSDL được xuất ra tập tindump

* Yêu cầu về quyền:

- Export schema: CREATE SESSION

- Export schema của người dùng khác: SYSDBA, EXP FULL DATABASE

và DBA

- Export toàn bộ CSDL hoặc tablespace: EXP FULL DATABASE

- Import các đối tượng: IMP FULL DATABASE

Trang 33

2.2.7 Kết nối với Oracle Net [3], [8]

2.2.7.1 Tổng quan

Oracle Net là một middle được cài đặt trên Oracle Client và Oracle DatabaseServer Oracle Net cung cấp các giải pháp kết nối trong môi trường tin học khôngđồng nhất và phân tán, giúp cho việc cấu hình và quản lý mạng dễ dàng hơn OracleNet cho phép thiết lập một phiên kết nối mạng (network session) từ một ứng dụngtrình khách (Client Application) đến máy chủ CSDL (Database Server) Một khiphiên kết nối mạng được thiết lập, Oracle Net đóng vai trò như một kênh trao đổi

dữ liệu giữa ứng dụng khách và máy chủ Nó có nhiệm vụ thiết lập, quản lý kết nốimạng và trao đổi các thông điệp (messages) giữa trình khách và máy chủ

Phiên kết nối mạng được thiết lập thông qua listener module, một tiến trìnhđộc lập của máy chủ CSDL Listener nhận các yêu cầu kết nối của trình khách vàquản lý việc dẫn đường đến máy chủ Mỗi khi trình khách yêu cầu kết nối, listener,trình khách được phép truy cập đến máy chủ

2.2.7.2 Mô hình Client- Server

Đối với client, database là một dịch vụ (service) thực thi công việc thay choclient Ở đây dịch vụ mà database cung cấp cho các client chính là lưu trữ dữ liệu vàgọi lại dữ liệu khi cần Khi kết nối, client nhận biết database qua tên dịch vụ(service name) mặc định trùng với global database name (kết hợp của tên CSDL vàtên miền)

Để yêu cầu thiết lập kết nối, người dùng phải gửi đi tên tài khoản và mậtkhẩu cùng với một định danh (indentifier) của dịch vụ cần kết nối Định danh nàyđược gọi là định danh kết nối cho phép xác định:

- Dịch vụ cần kết nối

- Đường dẫn mạng đến dịch vụ này

Định danh kết nối có thể được biểu thị bằng nhiều cách Cách thức được ápdụng rộng rãi nhất là tên dịch vụ mạng (net service name) tương ứng với một mô tảkết nối (connect descriptor) Mô tả này chứa đựng các thông tin về dịch vụ cần kếtnối và đường dẫn mạng Dịch vụ được xác định bởi tên của dịch vụ (tên củaCSDL) Đường dẫn mạng cung cấp các thông tin về địa chỉ mạng, cổng hoạt động

và giao thức mạng sử dụng của Listener

Trang 34

Khi yêu cầu kết nối, client gọi phương thức Service Naming để thiết lập liênlạc với Listener được chỉ định trong mô tả kết nối Listener chấp nhận kết nối vớiclient thông qua một giao thức mạng Nó so sánh các thông tin do client cung cấpvới các thông tin tương ứng được cung cấp bởi dịch vụ CSDL, nếu các thông tinnày khớp nhau, kết nối sẽ được phép thiết lập giữa client và databse server.

Phương thức giao tiếp mạng (network protocol) thường được sử dụng đểtrong mạng Oracle là TCP/IP, có cổng mặc định 1521 Ngoài ra, đối với lập trìnhviên và quản trị viên, ứng dụng phía trình khách (application client) là ứng dụng củanhà phát triển thứ ba (third party), cung cấp một giao diện tương tác thân thiện với

hệ quản trị Oracle Hiện nay, các ứng dụng này được phát triển rất nhiều trên thếgiới như Macstro, SQL Navigatro, Oracle SQL developer…

2.2.8 So sánh Oracle và SQL Server [9], [10], [11]

* Sự khác nhau giữa Oracle và SQL Server

- Oracle là một RDBMS (Relation database management system)multiplatform trong khi SQL Server chỉ giới hạn trên NT Server Hầu như các hệOracle high- end chạy trên UNIX

- Oracle không có khái niệm một cơ sở dữ liệu master Tất cả cơ sở dữ liệuchạy độc lập với các file dữ liệu của nó, sự quản lý bộ nhớ riêng và điều khiểnriêng

- Kiến trúc của Oracle hoàn toàn khác SQL Server

- Oracle không được tích hợp vào thế giới Windows như SQL Server

- Cả hai sản phẩm đều hỗ trợ SQL và các stored procedure Trong khi SQLServer sử dụng mở rộng Transact- SQL cho SQL, Oracle sử dụng PL/ SQL Chứcnăng của những ngôn ngữ này tương tự, nhưng khác nhau về cú pháp

- Các stored procedure SQL Server trả về một Recordset nếu bạn làm mộtlệnh SELECT trong procedure Oracle chỉ hỗ trợ điều này qua cursor variables, làmột khái niệm khó chấp nhận đối với một số developer

- Trong các stored procedure, Oracle tự động sử dụng các chuyển tác; trongSQL Server tự thay đổi dữ liệu được tự động commit mặc định

- SQL Server chia sẻ khái niệm cột autonumber với Access Trong Oracle,bạn sẽ cần làm việc với các sequence

Trang 35

- SQL Server hỗ trợ các bảng tạm, Oracle không có.

- Trong Oracle, bạn không phải debug giữa client và server như bạn làmtrong SQL Server

- Các hàm khác nhau giữa hai hệ thống, và một số hàm không có hàm tươngứng

- SQL Server có một tập kiểu dữ liệu cơ sở lớn hơn Oracle

- Oracle không hỗ trợ cursor server- side

- Oracle sử dụng lock mức hàng, trong khi trước version 7, SQL Server sửdụng lock mức trang

* Ưu điểm của Oracle:

- Về phía các doanh nghiệp: Oracle tỏ ra rất có ưu điểm như tính bảo mậtcao, tính an toàn dữ liệu cao, dễ dàng bảo trì, nâng cấp, cơ chế quyền hạn rõ ràng,

trúc-+ Oracle ngoài các kiểu dữ liệu thông thường còn có các kiểu dữ liệu đặcbiệt khác góp phần mang lại sức mạnh cho Oracle như Blob Clob, Bfile,…

- Ngoài ra, có thể triển khai Oracle trên nhiều hệ điều hành OS khác nhau:Windows, Solaris, Linux,…) mà không cần phải viết lại PL/SQL code Có thểimport một dumpFile (backupFile) từ một máy chạy OS này sang OS khác hoặc từmột version thấp lên một version cao hơn mà không gặp bất cứ trở ngại nào

2.3 Ngôn ngữ lập trình C#

2.3.1 Tổng quan về Microsoft NET

Microsoft NET gồm 2 phần chính: Framework và Integrated DevelopmentEnvironment (IDE) Framework cung cấp những gì cần thiết và căn bản, chữFramework có nghĩa là khung hay khung cảnh trong đó ta dùng những hạ tầng cơ sở

Trang 36

theo một quy ước nhất định để công việc được trôi chảy IDE thì cung cấp một môitrường giúp chúng ta triển khai dễ dàng, nhanh chóng các ứng dụng trên nềntảng NET Nếu không có IDE chúng ta cũng có thể dùng một trình soạn thảo ví nhưNotepad hay bất cứ trình soạn thảo văn bản nào và sử dụng command line để biêndịch và thực thi, tuy nhiên việc này mất nhiều thời gian Tốt nhất là chúng ta dùngIDE phát triển các ứng dụng, và cũng là cách dễ sử dụng nhất.

Thành phần Framework là quan trọng nhất NET là cốt lõi và tinh hoa củamôi trường, còn IDE chỉ là công cụ để phát triển dựa trên nền tảng đó Trong NETtoàn bộ các ngôn ngữ C#, Visual C++ hay Visual Basic.NET đều dùng một IDE

Tóm lại Microsoft.NET là nền tảng cho việc xây dựng và thực thi các ứngdụng phân tán thế hệ kế tiếp Bao gồm các ứng dụng từ client đến server và các dịch

vụ khác Một số tính năng của Microsoft.NET cho phép những nhà phát triển sửdụng như sau:

- Một mô hình lập trình cho phép nhà phát triển xây dựng các ứng dụng dịch

vụ web và ứng dụng client với Extensible Markup Language (XML)

- Tập hợp dịch vụ XML Web, như Microsoft.NET My Service cho phép nhàphát triển đơn giản và tích hợp người dùng kinh nghiệm

- Cung cấp các server phục vụ bao gồm: Windows 2000, SQL Server, vàBizTalk Server, tất cả đều tích hợp, hoạt động, và quản lý các dịch vụ XML Web vàcác ứng dụng

- Các phần mềm client như Windows XP và Windows CE giúp người pháttriển phân phối sâu và thuyết phục người dùng kinh nghiệm thông qua các dòngthiết bị

- Nhiều công cụ hỗ trợ như Visual Studio NET, để phát triển các dịch vụWeb XML, ứng dụng trên nền Windows hay nền web một cách dễ dàng và hiệuquả

Kiến trúc NET Frameork:

.NET Framework là một platform mới làm đơn giản việc phát triển ứng dụngtrong môi trường phân tán của Internet .NET Framework được thiết kế đầy đủ đểđáp ứng theo quan điểm sau:

Ngày đăng: 20/04/2015, 22:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Tuệ (2005), Giáo trình Cơ sở dữ liệu, Nhà Xuất bản Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Cơ sở dữ liệu
Tác giả: Nguyễn Tuệ
Nhà XB: Nhà Xuất bản Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
Năm: 2005
[2]. Đặng Quốc Việt (2010), Tài liệu hướng dẫn vài đặt và sử dụng Oracle 10g, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn vài đặt và sử dụng Oracle 10g
Tác giả: Đặng Quốc Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
Năm: 2010
[3]. Tập thể tác giả, Giáo trình hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
[7]. Trang web công ty tài chính cổ phần Vinaconex- Viettel http://vpcapital.com.vn/webplus/viewer.asp?pgid=4&aid=354 Link
[8]. Diễn đàn CSDL ORAVN: http://www.oravn.com/nh-p-mon-oracle-f5/download-t-trang-oracle-com-t22-15.html Link
[9]. Diễn đàn cộng đồng C Việt: http://diendan.congdongcviet.com/ Link
[10]. Diễn đàn sinh viên Bách Khoa: http://svbk.vn/tags.php?tag=Oracle[11]. Diễn đàn tin học: http://www.ddth.com/forum.php Link
[4]. Tập thể tác giả, Giáo trình C#, Đại học công nghiệp Hà Nội, 2009 Khác
[5]. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm wise- finance của công ty tài chính cổ phần Vinaconex- Viettel Khác
[6]. Báo cáo đầu tư của công ty tài chính cổ phần Vinaconex- Viettel.Danh mục các website tham khảo Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w