Việc đặt vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền theo địnhhướng XHCN ở Lào hiện nay, một mặt, là đòi hỏi khách quan của việcchuyển sang nền kinh tế thị trường, của quá trình dân chủ hoá xã h
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
SẺNG VI LAY PHON KẸO PẠ SỢT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
Chuyên ngành : Chính trị học
Mã sè : 60 31 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ MINH QUÂN
HÀ NỘI - 2005
MỤC LỤC
Trang
Trang 2Chương 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, TẠO ĐIỀU KIỆN CHO
VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở LÀO
1.1 Phát triển nền kinh tế thị trường, chuẩn bị công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là yêu cầu và điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở
1.2 Tuyên truyền giáo dục ý thức dân chủ, ý thức pháp luật nâng cao
Chương 2: ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC THEO HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN Ở LÀO HIỆN NAY 332.1 Nhận thức về đổi mới và hoàn thiện theo hướngxây dựng nhà
2.2 Hướng đổi mới tổ chức và hoạt động Nhà nước nhằm xây dựng
nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay và những năm tới 61
Chương 3: ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
THEO HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở
3.1 Đổi mới tư duy về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước theo
hướng Đảng lãnh đạo Nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay 793.2 Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước theo
hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3CHDCND: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân : Céng hßaD©n chñ Nh©n d©n
CNXH : Chủ nghĩa xã hội : ChñnghÜa x· héi
NDCM : Nhân dân Cách mạng : Nh©n d©n C¸chm¹ng
Nxb : Nhà xuất bản : Nhµ xuÊtb¶n
XHCN : Xã hội chủ nghĩa : X· héi chñ nghÜa
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước pháp quyền - nhà nước xác định pháp luật ở vị trí tốithượng, tổ chức và hoạt động theo pháp luật, sử dụng pháp luật trong quản
lý xã hội - như kinh nghiệm lịch sử cho thấy là hình thức tổ chức nhà nước
có thể đáp ứng được các yêu cầu phát triển của xã hội Trong thời đại ngàynay, xây dựng nhà nước pháp quyền đã trở thành một trong những vấn đề cótầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của các quốc gia, nhất là đối vớicác nước đang phát triển Xây dựng nhà nước pháp quyền, một mặt, là xâydựng một nhà nước có khả năng thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của nhân dân cho phát triển đất nước, mặtkhác, còn là cơ sở đảm bảo sự ổn định, sự bền vững của bản thân nhà nước
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM) xác định phải từng bướcđổi mới và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND)Lào theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN)của dân, do dân và vì dân Bởi vì, đối với nước CHDCND Lào - mét nướccòn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội cònthấp như hiện nay - thì việc xây một nhà nước pháp quyền càng có ý nghĩaquyết định Việc đặt vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền theo địnhhướng XHCN ở Lào hiện nay, một mặt, là đòi hỏi khách quan của việcchuyển sang nền kinh tế thị trường, của quá trình dân chủ hoá xã hội và quátrình hội nhập quốc tế, mặt khác, còn là yêu cầu của việc xây dựng và củng
cố chế độ dân chủ nhân dân theo định hướng XHCN
Xây dựng nhà nước pháp quyền dù ở quốc gia nào cũng là một quátrình lịch sử, là kết quả của sự phát triển của sự phát triển kinh tế, chính trị và
xã hội Trong những điều kiện lịch sử nhất đinh, việc xây dựng nhà nước phápquyền ở mỗi nước lại lại đòi hỏi những cách làm cụ thể - những giải pháp cụ
Trang 5thể, phù hợp Xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện ở Lào là mộtcông việc lâu dài, phức tạp và hệ trọng, đòi hỏi nhiều giải pháp các yếu tố liênquan đến điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa,tâm lý dân téc, nhu cầu xã hội, quan hệ quốc tế Việc xác định các giải phápđòi hỏi phải gắn được lý luận với thực tiễn, các giải pháp được nêu ra cầnphải phù hợp với điều kiện trong nước của Lào và xu hướng phát triển của thếgiới
Quá trình xây dựng nhà nước hiện nay ở Lào được tiến hành trong giaiđoạn đầu của sự nghiệp đổi mới với điều kiện kinh tế - xã hội còn thấp, trình
độ dân trí văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ chưa phát triển cao, dânchủ hóa trong xã hội còn hạn chế Do vậy, trong các phương hướng và giảipháp cần xác định được những mô hình, cách thức tổ chức thích hợp, khả thi
và có hiệu quả thiết thực tạo cơ sở vững chắc cho các bước đi trong quá trìnhxây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào Việc xác định những giải pháp Êy phảidùa trên cơ sở thực tiễn khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội,xây dựng củng cố bộ máy nhà nước và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng quatừng giai đoạn nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân các bộ téc Làotrong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Việc nghiên cứu một cách trực tiếp và có hệ thống về “Một số giải
pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” là có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn đối với quá trình xây
dựng và phát triển đất nước ở CHDCND Lào
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quan điểm của Đảng NDCM Lào về đổi mới và hoàn thiện nhà nướctheo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào đã được nêutrong một số văn kiện của Đảng, đã được cụ thể hóa một bước thành Hiếnpháp (Hiến pháp 1991, Hiến pháp sửa đổi 2003) và một số đạo luật khác.Theo tinh thần Êy, ở Lào đã có một số công trình khoa học đề cập tới vấn đề
Trang 6xây dựng nhà nước, nhưng chủ yếu mới dừng lại ở vấn đề xây dựng nhà nướcpháp quyền như là một tất yếu khách quan của việc đảm bảo quyền lực củanhân dân lao động, củng cố hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung Cho đếnnay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến các giải phápcho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào Tuy nhiên, những công trình
đã có có thể xem là những cơ sở, những tiền đề có thể kế thừa, khai thác phục
vụ đề tài của luận văn này Có thể xem đề tài về các giải pháp xây dựng nhànước pháp quyền ở Lào (đề tài luận văn này) là sự tiếp nối các đề tài, các côngtrình nghiên cứu đã có về tính tất yếu, những đặc điểm, những yêu cầu của việcxây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào Có thể thấy một số công trình sau đây:
1 Khăm Cải Viêng Xa Văn (1995), Sự kiện lịch sử của việc thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Tạp chí A Lun May (CHDCND Lào).
2 Phông Xa Vặt Búp Pha (1996), Sự phát triển của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Tạp chí A Lun May (CHDCND Lào).
3 Chả Lơn Dia Pao Hơ (1995), Sự vững mạnh của quyền lực nhà nước là yếu tố đảm bảo cho nền độc lập chủ quyền quốc gia, Tạp chí Xây
dựng Đảng Nhân dân cách mạng Lào
4 En Sô La Thi (2000), Xây dựng nhà nước đảm bảo quyền lực của nhân dân lao động ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu với những quy mô vàcấp độ khác nhau về nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyềnđược thực hiện từ những năm 1991 -1995 và từ 1995 đến nay Có thể thấynhiều đề tài lớn đã được thực hiện trong những năm 1991 -1995 như một số
đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình KX 05, một số đề tài cấp Nhà nướcthuộc các Chương trình KX 08 và KX 10 cho đến nay Những kết quả nghiêncứu trên là những cơ sở hết sức quý giúp cho việc thực hiện đề tài của luận vănnày
Trang 7Đăc biệt, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đã được nhiều tác giảnghiên cứu dưới góc độ của khoa học chính trị, trong đó có Chính trị học Cóthể nêu một số công trình sau đây:
1 Nguyễn Thị Tâm (2002), Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh
2 Võ Văn Bơ (1999), Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
3 Phạm Ngọc Hà (2002), Nhà nước pháp quyền với việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở Việt Nam hiện nay, Luận án thạc
sĩ Chính trị học
4 Nguyễn Quốc Bảo (2000-2003), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm phát huy quyền lực chính trị của nhân dân lao động thể hiện trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu Luân văn tốt
nghiệp cử nhân chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
5 Nguyễn Cộng Hòa (2002), Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh
Những công trình nêu trên chủ yếu đề cập tới việc xây dựng nhà nướcpháp quyền, thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động và đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhànước pháp quyền nói chung Chưa có công trình nào đề cập trực tiếp và có hệthống tới vấn đề những giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền Có thể nói,đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này
Trang 8Với việc xác định các giải pháp này, luận văn sẽ góp phần làm rõ căn cứ
lý luận và thực tiễn cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCNDLào hiện nay và những năm tới
3 Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của luận văn
Mục đích trên luận văn là xác định một số giải pháp cần thiết, phù hợp
và có tính khả thi cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội ở ở nước CHDCND Lào hiện nay và những nămtới
Nhiệm vụ của luận văn là lý giải những cơ sở lý luận và thực tiễn củamột số giải pháp về: 1) kinh tế; 2) chính trị và 3) xã hội đối với việc xây dựngnhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào
Luận văn giới hạn nghiên cứu ở một số giải pháp chủ yếu về kinh tế,chính trị và xã hội để xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, của Đảng NDCM Lào và của Đảng Cộng sản Việt Nam làm cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp của chính trị học và xãhội học mácxít, gắn phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn
5 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của một số giải pháp xây dựngnhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào trên cơ sở tư duy mới về việc phát triểnkinh tế thị trường, xây dựng xã hội công dân, đổi mới tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở Lào hiện nay
6 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp phần vào việc xây dựng vàhoàn thiện bộ máy Nhà nước CHDCND Lào theo hướng nhà nước pháp quyền
Trang 9Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu thamkhảo cho nghiên cứu, học tập và giảng dạy trong các cơ sở đào tạo về một số nộidung liên quan đối với những giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương, 6 tiết
Trang 10Chương 1
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠO ĐIỀU KIỆN
CHO VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở LÀO HIỆN NAY
1.1 PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, CHUẨN BỊ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LÀ YÊU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở LÀO
1.1.1 Về quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa ở Lào hiện nay
1.1.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ở Lào thời kỳ trước đổi mới
CHDCND Lào là một nước nhỏ bé nằm trong bán đảo Đông Dươngvới diện tích 236.800 km2 có dân số hơn 5 triệu người (thống kê dân sốcuối năm 2004), mật độ dân số bình quân 12 người/1km2 Lào có hơn 49các bộ téc khác nhau cùng sinh sống và được chia thành ba khối dân téclớn: dân téc Lào Lum, dân téc Lào Thâng, dân téc Lào Xung Trong đó dântéc Lào Lum chiếm 60% của dân số các bộ téc Lào
Về tổ chức hành chính của Nhà nước Lào được chia thành bốn cấp:Trung ương, tỉnh, huyện, bản - làng Về phong tục tập quán các bộ téc Làophần lớn theo Phật giáo Về kinh tế nhìn chung Lào là một nước nôngnghiệp lạc hậu, một nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên Sản xuất nôngnghiệp phân tán, manh mún, nặng tính tự cấp, tự túc Sản xuất với công cụphương thức canh tác gồm nhiều loại hình, từ loại sản xuất kiểu xa xưatrước phong kiến cho đến canh tác hiện đại đan xen nhau, nhưng nhìnchung còn rất lạc hậu cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Mứcsống của nhân dân các bộ téc còn nghèo nàn
Những đặc điểm đó được thể hiện rõ nét trên các vùng địa bàn miềnnúi, các tỉnh phía Bắc và phía Đông Sản xuất và đời sống của nhân dân
Trang 11phần lớn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Các bộ téc miền núi sống ducanh, du cư, phá rừng đốt nương làm rẫy, tận hưởng trực tiếp vật phẩm của
tự nhiên để duy trì cuộc sống thường ngày của họ Ở các vùng thung lũng
và đồng bằng nhỏ ven các triền sông, suối, nông dân trồng lúa nước một vụkết hợp với chăn nuôi trong gia đình và đánh bắt hái lượm tự nhiên để sinhsống Ở các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã trục đường giao thông vencác triền sông lớn và sông Mê Kông sản xuất phát triển hơn so với cácvùng khác Nhưng nhìn chung sản xuất nông nghiệp là chính và vẫn giữphương thức canh tác tiểu nông sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dùa vàosức kéo của trâu bò, sức người với các công cụ lao động thô sơ như: cày,cuốc, dao, liềm Công cụ cơ khí nhỏ chưa được sử dụng phổ biến, việcdùng phân bón, thuốc trừ sâu và kỹ thuật canh tác như thâm canh, tăng vụcòn rất hạn chế, cho nên hiệu quả, năng suất chất lượng lao động sản xuấtcòn rất thấp kém Nông sản làm ra chỉ đủ để ăn và tiêu dùng trong cuộcsống hàng ngày
Trong nông nghiệp và nông thôn cũng chưa có phân công chuyênmôn hóa rõ rệt, sản xuất của các hộ nông dân là vừa trồng trọt, vừa chănnuôi, cho nên hiệu quả năng suất còn thấp
Năng suất lúa nước bình quân đạt: năm 1976 là 1,43 tấn/ha,
1980 là 1,65 tấn/ha, 1985 là 2,11 tấn/ha Trồng trọt độc canh,trồng lúa nếp là chủ yếu, kỹ thuật canh tác lạc hậu và chỉ làmmột vụ, chăn nuôi cũng chỉ là hoạt động mang tính chất kinh tếgia đình chưa thành sản xuất hàng hóa [45, tr.36]
Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu tập trung khai thác gỗ, lâm sản đểtiêu dùng trong cuộc sống và một phần để xuất khẩu Một số lâm sản có giátrị rất cao và rất quý, nhưng phương thức khai thác còn thô sơ, tùy tiện vàcoi thường các biện pháp tu bổ tái tạo rừng Sản xuất tự nhiên dùa vào rừngnúi, sông hồ chủ yếu chỉ cung cấp cho tiêu dùng hàng ngày của nhân dân
Trang 12địa phương, chưa tận dụng một cách hợp lý và có hiệu quả những tiềmnăng sắn có Êy, chưa được bảo vệ và khai thác đúng mức.
Trước ngày giải phóng kinh tế - xã hội của Lào là từng trải qua mộtthời kỳ có hai vùng kinh tế - xã hội khác nhau:
Vùng kinh tế - xã hội mang tính chất dân chủ nhân dân (vùng giảiphóng cũ) là nơi căn cứ cách mạng Đây là vùng có quan hệ mật thiết vàđược sự giúp đỡ của các nước thuộc phe XHCN trước đây, đặc biệt là Cộnghòa XHCN Việt Nam
Vùng kinh tế - xã hội mang tính chất phụ thuộc vào sự viện trợ củachủ nghĩa thực dân đế quốc, nhất là Mỹ với mục đích chiến tranh xâm lược.Đây là vùng kiểm soát tạm thời của chính quyền ngụy Viêng Chăn
Sau năm 1975 kinh tế - xã hội hai vùng đã thống nhất thành nền kinh
tế - xã hội dân chủ nhân dân và đã từng trải qua thời kỳ cơ chế quan liêu baocấp Trong thời kỳ này nhà nước ưu tiên bảo hộ kinh tế tập thể và quốc doanh,trên cơ sở những điều kiện, sự viện trợ giúp đỡ của các nước XHCN
Tuy vậy, sau hàng chục năm về cơ bản nền kinh tế Lào vẫnchưa thoát ra khỏi tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, rất nhỏ bé,phân tán và lạc hậu Điều đó thể hiện rõ trong cơ cấu kinh tếngành Theo những số liệu thống kê gần đây, cơ cấu kinh tếLào với những ngành chính là [46]:
Trang 13xây dựng được cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới Trong đó cănbản, trọng tâm nhất là phải xây dùng cho được lực lượng sản xuất mới.
Song việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược đó vào cuốinhững năm 1980 trở đi không còn nằm trong bối cảnh phát triển thuậnchiều với những quan hệ kinh tế được triển khai một cách truyền thốngtheo hướng có sự giúp đỡ một chiều của các nước XHCN phát triển đitrước Dù còn sơ khai nhỏ bé nhưng nền kinh tế đất nước vẫn phải tự tìmđường tồn tại và phát triển trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi vớicác nước XHCN và quan hệ thị trường sòng phẳng với các nền kinh tếkhác trên thế giới Đó là những thách thức rất to lớn và căng thẳng đối vớinền kinh tế cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước Lào
Trước những đòi hỏi gay gắt và nghiêm trọng đó của thực tế lịch sử,Đảng NDCM Lào đã khởi xướng sự nghiệp đổi mới, tiếp nhận xu thÕ đổimới đúng đắn của một số nước XHCN anh em, đặc biệt là Việt Nam Đại hộiĐảng lần thứ IV (1986) đã khẳng định: "Quyết tâm chuyển nền kinh tế tựnhiên, nửa tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa với một kiểu cơ cấu mới, gắnnông nghiệp, lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ" [43, tr.25]
1.1.1.2 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ở Lào thời kỳ đổi mới
Thực hiện đường lối đổi mới trong đó có đổi mới kinh tế mà trọngtâm là đổi mới cơ chế quản lý, sự phát triển của nền kinh tế Lào đã từngbước có những chuyển biến rất quan trọng Có thể thấy những chuyển biến
cơ bản sau đây:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp
và dịch vụ
Cơ cấu kinh tế trước năm đổi mới (1985), tiêu biểu là các năm1980-1984, 1985 và 1986 nông nghiệp chiếm 73-83%, công nghiệp chiếm6-10%, dịch vụ chiếm 11-17% (như đã thể hiện ở bảng trên)
Trang 14Qua đổi mới cơ cấu kinh tế đã có sự đổi thay đáng kể: về cơ cấunông nghiệp năm 1995 chiếm 54,3%, 1996 chiếm 52%, 1997chiếm 51,5% và 1998 chiếm 52,8% Công nghiệp năm 1995 chiếm18,8%, 1996 chiếm 20,6%, 1997 chiếm 20,82%, 1998 chiếm21,73% Dịch vụ năm 1995 chiếm 27,00%, 1996 chiếm 27,4%,
1997 chiếm 26,96% và 1998 chiếm 26,2% của GDP [47, tr.83].Với sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế đó nên tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) hàng năm đã tăng trưởng đáng kể: "Năm 1990 tăng6,7%, năm 1991 tăng 4,00%, năm 1992 tăng 7,0%, năm 1993 tăng 5,9%,năm 1994 tăng 8,1%, năm 1995 tăng 7,0%, năm 1996 tăng 6,9%, năm 1997tăng 6,9%, năm 1998 tăng 4,0%” [35, tr.73, 83]
+ Chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
Trong những năm qua ở Lào đã có chuyển đổi cơ chế quản lý kinh
tế từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, mệnh lệnh, hành chính từ trên xuốngdưới sang cơ hế thị trường Nhà nước thực hiện vai trò định hướng và điềutiết vĩ mô, để cho các đơn vị sản xuất kinh doanh là người tự chủ, tự quyếtđịnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy luật cung - cầu, theo yêu cầucủa thị trường Thực tế kinh nghiệm bước đầu ở Lào đã cho thấy phát triểnkinh tế theo cơ chế thị trường vẫn cần phải có kế hoạch, nhất là với nhữngnền kinh tế còn nhỏ bé và nhiều yếu kém Nhà nước sử dụng kế hoạch làmcông cụ định hướng, cần thiết điều tiết sự phát triển của thị trường đúnghướng, có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra sức mạnh cần thiết cho sự pháttriển của toàn bộ nền kinh tế theo định hướng XHCN Kế hoạch trong cơchế mới là kế hoạch được hình thành thông qua những căn cứ của thịtrường
Sù thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế từ chế độ tập trung bao cấpsang cơ chế thị trường, có thể nói, là sự thay đổi căn bản nhất, tạo nền tảng
Trang 15cho những thay đổi về chính trị và xã hội Lào trong những năm qua và hiệnnay Có thể thấy những thay đổi lớn trong cơ chế kinh tế mới như:
Một là, để thích ứng với thị trường ở Lào đã từng bước thực hiện
trao đổi thông qua giá cả và tỷ giá theo cơ chế thị trường Nhà nước chỉquản lý giá cả của những sản phẩm chủ yếu mang tính chiến lược như điệnlực, nước sạch, thông tin liên lạc, hàng không Việc thực hiện chính sáchkinh tế mới, những năm vừa qua đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộngngành nghề tạo công ăn việc làm cho người lao động, tỷ lệ lạm phát giảm(89% của năm 1989, xuống 10% của những năm 1990-1996)
Hai là, đã chuyển đổi hệ thống ngân hàng, từ hệ thống ngân hàng
một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp với chức năng nhiệm vụ khácnhau: Ngân hàng Trung ương làm nhiệm vụ quản lý điều tiết tầm vĩ mô vềmặt lưu thông tiền tệ; Ngân hàng Thương mại làm nhiệm vụ lưu động tíndụng và cung ứng dịch vụ vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh TáchKho bạc Nhà nước khỏi hệ thống Ngân hàng Quốc gia Đồng thời đã chomột ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại CHDCND Lào, nhằm mở rộngthị trường vốn, tăng đầu tư cho nền kinh tế
Việc thực hiện chính sách trên đã góp phần làm cho kinh tế thịtrường ổn định và mở rộng Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống ngân hàngvẫn còn nhiều yếu kém, chưa thực sự trở thành công cụ điều tiết chủ đạocho nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Điều này thể hiện rõtrong việc đồng Kíp hiện đang ngày càng có nguy cơ tụt xuống làm cho thịtrường giá cả biến động liên tiếp
Ba là, hệ thống tài chính nhà nước được chuyển từ hệ thống tài
chính dưới hình thức làm nghĩa vụ cho nhà nước của các đơn vị kinhdoanh, các hộ gia đình thành hệ thống nép thuế theo pháp luật Sự thay đổitrên đã góp phần làm cho chính sách tài chính cấp vĩ mô của Nhà nước có
Trang 16hiệu lực và có khả năng huy động nguồn tài chính ngày càng tăng cho ngânsách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc đầu tư vào sản xuất Tuy nhiên, hệthống tài chính các cấp chưa hẳn là công cụ điều tiết có hiệu quả, nhất làtrong nền kinh tế thị trường của một quốc gia kém phát triển Việc quản lý,
sử dụng, kiểm soát ngân sách vốn đầu tư cả trong và ngoài nước chưa chặtchẽ Hiện tượng bội chi ngân sách vẫn thường xảy ra Do những yếu kém
đó nên chưa phát huy tối đa tiềm lực tài chính của đất nước, cũng như việcthu hót các nguồn tài chính từ bên ngoài
Bốn là, đã cải cách hệ thống quản lý hành chính về kinh tế từ quản
lý kinh tế theo sự phân cấp như tỉnh, huyện và Trung ương sang quản lýtheo ngành trong hệ thống chiều dọc Giảm biên chế bộ máy hành chính từ106.000 người năm 1986 xuống còn 76.000 người năm 1994
+ Chuyển từ thừa nhận hai thành phần kinh tế sang thừa nhận nhiều thành phần kinh tế
Trước đổi mới nền kinh tế của CHDCND Lào có hai thành phầnkinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể Bước vào thời kỳ đổi mới đã có
sự điều chỉnh lớn trong quan hệ sản xuất với việc thừa nhận nhiều thànhphần kinh tế Đây là một trong những chính sách cơ bản, trụ cột về pháttriển kinh tế Sự chuyển đổi này từng bước khơi dậy các tiềm năng pháttriển của nền kinh tế đất nước
Cùng với việc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần là việcchuyển các đơn vị kinh tế nhà nước và tập thể hoạt động kém hiệu quả vàkhông mang tính chất chiến lược sang các hình thức sở hữu khác như chothuê, tư nhân góp vốn cùng kinh doanh hay bán cho tư nhân trong và ngoàinước theo thời gian hợp đồng Đã có hàng loạt doanh nghiệp nhà nước quy
mô vừa và nhỏ thuộc cấp tỉnh, cấp Trung ương đã chuyển sang hình thức trên.Nhà nước chỉ nắm giữ một số đơn vị kinh tế có tính chất chiến lược, có liên
Trang 17quan tới nhu cầu ổn định đời sống của toàn xã hội như điện lực, nước sạch,hàng không, xăng dầu, bưu chính viễn thông v.v Ở Lào hiện nay đang tồn tại
và phát triển nhiều thành phần kinh tế Trong đó có cả các thành phần kinh tế
có vốn đầu tư 100% vốn nước ngoài và vốn liên doanh trong - ngoài nước
Các đơn vị kinh tế từng bước hoạt động sản xuất, kinh doanh theo
cơ chế thị trường và bình đẳng trước pháp luật Từng bước phát huy tínhchủ động và sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp
+ Chuyển từ quan hệ trao đổi hiện vật sang quan hệ trao đổi hàng hóa, tiền tệ
Quan hệ hàng hóa tiền tệ là một vấn đề cơ bản của sự chuyển đổisang hệ thống kinh tế thị trường Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chính sáchđổi mới Nhà nước Lào đã chuyển đổi từ cơ chế chi - trả có tính chất hànhchính sang chế độ chi - trả bằng tiền mặt theo quy luật thị trường, mở rộngbuôn bán tù do hợp pháp, chuyển từ chế độ tiền lương cung cấp theo phiếu sổtay sang chế độ lĩnh lương bằng tiền mặt Chuyển từ hệ thống nhiều tỷ giátrao đổi của nhà nước sang hệ thống giá cả và tỷ giá trao đổi đơn nhất Xóa bỏnhững hàng rào ngăn sông cấm chợ giữa các tỉnh và địa phương với nhau
Trao đổi buôn bán theo cơ chế thị trường được mở rộng giữa thành thị
và nông thôn trên cả nước và mở rộng buôn bán qua biên giới
Theo thống kê, năm 1994-1995 giá trị lưu thông hàng hóa cảnước so với năm 1985 tăng 9 lần, riêng năm 1995 khả năng sứcmua tăng lên 11,3% so với năm 1994 Việc buôn bán với nướcngoài ngày càng phát triển Đến nay CHDCND Lào đã có quan
hệ buôn bán với hơn 30 nước trên thế giới với tổng giá trị buônbán năm 1994-1995 đạt đến 759,7 triệu USD so với năm 1993-
1994 tăng 461%, trong đó xuất khẩu đạt 274 triệu USD so với
Trang 18năm 1985 tăng 24,7 lần, nhập khẩu đạt tới 485 triệu USD, so vớinăm 1985 tăng 24,4 lần [36, tr.59].
+ Chuyển sang mở rộng và đa phương hóa các quan hệ kinh tế với nước ngoài
Trước khi có những biến động lớn ở Liên Xô và Đông Âu những năm1990-1991, Lào có quan hệ kinh tế chủ yếu với các nước XHCN Trong đó,chủ yếu Lào tiếp nhận viện trợ từ các nước XHCN Hiện nay, một mặt Làotiếp tục củng cố, mở rộng quan hệ với các nước XHCN anh em truyền thống -trong đó có Việt Nam và quan hệ trên tinh thần mới, cơ chế mới Mặt khác,tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước trong cộng đồng thế giới Trong điềukiện hiện nay Đảng và Nhà nước Lào đã và đang coi việc mở rộng quan hệkinh tế với nước ngoài theo hướng đa phương hóa như một chiến lược hàngđầu để thu hót vốn đầu tư và công nghệ hiện đại nhằm xây dựng củng cố đấtnước Chính sách này đã là một trong những yếu tố giúp CHDCND Lào vượtqua tình trạng khó khăn về nhiều mặt đặc biệt là về mặt tài chính Do chínhsách mở cửa, tranh thủ sự giúp đỡ hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế,bình quân mỗi năm Lào nhận được khoảng 300 triệu USD dưới hình thức việntrợ không hoàn lại và vay lãi xuất thấp Đây là nguồn vốn quan trọng hỗ trợ ngânsách quốc gia cũng như việc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Từ năm 1988 trở lại đây nhờ có Luật đầu tư nước ngoài nên tổng giátrị đầu tư nước ngoài vào Lào đã tăng lên Theo thống kê 1995, Chính phủLào đã phê duyệt khoảng 500 dự án với tổng giá trị 5,5 tỷ USD
Phần lớn các dự án đầu tư vào ngành điện lực, khai mỏ và dịch vụ.Năm 1996 đã thu hót được 63 dự án đầu tư của nước ngoài vớitổng giá trị 972.185.770 USD, năm 1997 có 62 dự án các loại vớitổng số vốn là 113.611.310 USD, năm 1998 thu hót được sự đầu tưcủa nước ngoài 69 dự án với tổng giá trị là 97.788.160 USD [47,tr.84]
Trang 19Hơn 10 năm qua, thực hiện chính sách đổi mới kinh tế - xã hội,CHDCND Lào đã thu được những thành tựu bước đầu Song, cũng còn nhiềutồn tại yếu kém, gặp khó khăn nhiều mặt nhất là hệ thống các thể chế, chínhsách, pháp luật và cán bé
+ Chuyển sang từng bước chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Để nâng cao chất lượng sản xuất thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào
tự nhiên, tự cung, tự cấp chúng ta ở Lào đang bắt đầu chuẩn bị những điềukiện cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tuy nhiên, về cơ cấu giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp vàdịch vụ qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới, kiểu sản xuất tự nhiên,
tự cấp, tự túc trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ hơn 50% GDP Sản xuấtnông nghiệp phần lớn vẫn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhất là vùng nôngthôn xa xôi, hẻo lánh Chưa tạo được điều kiện, môi trường thuận lợi để giúp
đỡ nông dân các vùng này thoát ra khỏi tình cảnh nghèo nàn, lạc hậu Việcchặt cây phá rừng, đốt nương làm rẫy và hình thức làm ăn sinh sống, theokiểu tự nhiên, tự cung, tự cấp của đồng bào vẫn tiếp diễn
Qua khảo sát của các tổ chức quốc tế về vấn đề nghèo nàn lạchậu cho thấy vẫn còn hơn 40% số dân cư trên cả nước đang sinhsống dưới mức nghèo khổ, riêng miền Nam chiếm 60%, đa sốgia đình có thu nhập bình quân dưới 100 USD/năm nhiều hộ cònthiếu đói [36, tr.61]
Về sản xuất công nghiệp, tuy tỷ lệ tăng bình quân tương đối cao (12%/năm) Nhưng công nghiệp chưa thực sự có tác dụng thúc đẩy sản xuất nông,lâm nghiệp
Tỷ lệ sản xuất công nghiệp phục vụ nông lâm nghiệp còn rất thấpmới chiếm 0,5% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp, sản phẩmtiêu dùng chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội, hơn 90% hàng
Trang 20tiêu dùng nhất là thực phẩm, phải nhập từ bên ngoài vào Tổng giátrị xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 60-65% so với tổng giá trị nhậpkhẩu Việc sản xuất để bù đắp nhập siêu cũng rất khó khăn, vìkhông Ýt các doanh nghiệp trong nước bị phá sản, hàng hóa sảnxuất ra không có khả năng cạnh tranh với hàng ngoài [36, tr.62-63].
Về du lịch đã có phát triển khá nhanh, nhưng phần lớn là dịch vụtrong thành phố lớn mà chủ yếu lại phục vụ trong sinh hoạt xa xỉ, lãng phínhư nhà hàng ăn uống, khách sạn Ở đây các đồ ăn, thức uống và các thiết bịphục vụ toàn là hàng nhập từ bên ngoài vào Dịch vụ vẫn trải qua biên giớichưa được củng cố thỏa đáng, hệ thống thương mại, tài chính, ngân hàng chưathực sự là công cụ điều tiết khuyến khích sản xuất tiêu dùng trong nước, tâm
lý thích dùng hàng ngoại, xài tiền ngoại còn phổ biến làm ảnh hưởng đến uytín giá trị đồng Kíp - nội tệ
Việc thu hót đầu tư nước ngoài dù đạt kết quả tốt trên nhiều lĩnh vựcnhưng khâu chuẩn bị điều kiện đón nhận các dự án đầu tư nước ngoài cũngcòn hạn chế nhất là thiếu đội ngò cán bộ có kiến thức kinh nghiệm trên lĩnh vựcnày, thiếu sự chuẩn bị cho việc thống kê, khảo sát cơ bản trước khi đón nhận các
dự án Việc quản lý đầu tư các dự án nước ngoài còn chưa thực hiện tốt
Hệ thống giao thông thông tin liên lạc, giáo dục y tế cơ sở hạ tầngchưa phát triển đầy đủ, thông suốt cũng là trở ngại lớn kìm hãm việc pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước
1.1.2 Một số vấn đề về tiếp tục phát triển kinh tế đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay
1.1.2.1 Tiếp tục nhận thức sâu sắc và thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện cụ thể ở Lào
Việc giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực bên trong và bênngoài cho phát triển kinh tế, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và cáchình thức sản xuất kinh doanh là một chủ trương, một đường lối có tầm quan
Trang 21trọng chiến lược, một chính sách nhất quán và lâu dài của Đảng và Nhà nướcLào Do vậy, các cấp bộ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân, cáctầng líp nhân dân các bộ téc Lào cần nhận thức đầy đủ hơn về nền kinh tế thịtrường và việc chuyển sang nền kinh tế thị trường như một chủ trương, chínhsách đúng đắn, phù hợp với kinh doanh kinh tế - xã hội của Lào
Phát triển kinh tế thị trường ở Lào bắt đầu từ việc chính thức thừanhận, bảo vệ và khuyến khích về chính trị, pháp lý đến việc thừa nhận tạo mọiđiều kiện xã hội cho sự phát triển của mọi lực lượng - mọi thành phần kinh tế,khơi dậy mọi tiềm năng kinh tế của đất nước vào quá trình phát triển Thừanhận hay công nhận các thành phần kinh tế, trong thực tế, bắt đầu từ việc thừanhận sự đa dạng trong sự tồn tại và vận hành của các hình thức sở hữu tư liệusản xuất, thừa nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều chủ thể kinh tế trongmột nền kinh tế quốc dân thống nhất Từ thừa nhận xác lập các hình thức sởhữu tư liệu sản xuất đi đến thừa nhận, xác lập củng cố các hình thức tổ chứcsản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm
Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động vàhiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dùa trên mức đóng góp cácnguồn lực vào sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phóc lợi xã hội.Thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức thuê mướn lao động, tuy không
để biến thành quan hệ thống trị, dẫn tới sự phân hóa xã hội thành hai cực đốilập, phân phối và phân phối lại hợp lý các thu nhập Khuyến khích làm giàuhợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, không để diễn ra chênh lệch quáđáng về mức sống và trình độ phát triển, giữa các vùng, các tầng líp dân cư
Đồng thời, tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước, khai tháctriệt để vai trò tích cực đi đôi với khắc phục và ngăn ngõa hạn chế những tácđộng tiêu cực của cơ chế thị trường Bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thànhphần xã hội Từng bước chuyển nền kinh tế tự nhiên, nửa tự nhiên, tự cung, tự
Trang 22cấp sang nền kinh tế hàng hóa, trao đổi theo cơ chế thị trường Thực hiệnchuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
Thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần có sự quản lý của nhà nước theo cơ chế thị trường trong điều kiện nướcCHDCND Lào, như vậy, đòi hỏi một sự nỗ lực vượt bậc và căn bản trongnhận thức và hành động không chỉ của Đảng, Nhà nước, mà còn của tất cảmọi tầng líp nhân dân các bộ téc Lào Từng bước từ bỏ cách nghĩ, cách làm từmột nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tự tóc - tự cấp để chuyển sang cáchnghĩ, cách làm trong sản xuất hàng hóa, theo cơ chế thị trường, cạnh tranhngày càng gay gắt thật sự là một cuộc cách mạng Đó là cuộc cách mạngkhông chỉ trong xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất, mà còn là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa Do vậy,tuyên truyền, giáo dục nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cách làm ăn, đầu tưvốn cho sản xuất, kinh doanh, đóng góp sức người, sức của xây dựng đấtnước Tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, đảng viên cách làm ăn mới trongđiều kiện của thị trường, qua đó mà rèn luyện cán bộ trưởng thành
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tất yếu đặt ra yêu cầu và tạo ranhững điều kiện cần thiết, hiện thực cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ởCHDCND Lào Quá trình đổi mới kinh tế luôn đặt ra yêu cầu đổi mới chính trị và tạođiều kiện cho đổi mới chính trị, trong đó có Nhà nước, là một tất yếu khách quan
1.1.2.2 Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển các thành phần kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào xây dựng đất nước từng bước đi lênCNXH trong điều kiện xuất phát triển còn thấp, sản xuất nhỏ là phổ biến, cơ
sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu lại bị một phần được chiến tranh tàn phá nặng
nề Do đó, sự tồn tại các thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan để khaithác các nguồn lực cho sự phát triển Phát triển các thành phần kinh tế, là
Trang 23chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của nước Lào Tuy nhiên, vấn đề là ởchỗ làm thế nào để phát huy tốt các thành phần kinh tế để phát triển kinh tếđược mục tiêu chung mà Đảng, Nhà nước Lào đã xác định là phục vụ nhiềunhất cho lợi Ých của đất nước, của nhân dân các bộ téc Lào Vấn đề đặt rachóng ta phải làm như thế nào để đưa các thành phần kinh tế phát triển theoquỹ đạo chung gắn liền giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng tiến bộ xã hội.Cho nên phải lùa chọn hình thức và bước đi thích hợp để khai thác tốt cáctiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế, về vốn, năng lực, tổ chứcquản lý, khoa học kỹ thuật của các thành phần này, nhất là kinh tế tư bản tưnhân của các nhà tư bản nước ngoài
Để là được điều đó, Nhà nước phải từng bước làm tốt vai trò điều tiết
vĩ mô đối với quá trình quản lý toàn bộ nền kinh tế Tạo môi trường hành langpháp lý thuận lợi để cho các thành phần kinh tế cùng tồn tại, phát triển trênnguyên tắc dân chủ, tự nguyện có những chính sách biện pháp phù hợp đểphát huy được nội lực của các thành phần kinh tế Trong xu thế hợp tác toàncầu đang diễn ra mạnh mẽ, Nhà nước phải có chính sách cởi mở hơn, hấp dẫnhơn, chắc chắn hơn nhằm thu hót sự đầu tư của các nhà tư bản nước ngoài vàcác doanh nghiệp tư nhân trong nước để họ yên tâm bỏ vốn sản xuất kinhdoanh trên cơ sở chấp hành đúng các chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào
Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới những năm qua có sựđóng góp của tất cả các thành phần kinh tế, nhưng do bản chất các thành phầnkinh tế khác nhau, nên mục tiêu hoạt động của các thành phần kinh tế khôngchỉ có mặt thống nhất mà còn có mâu thuẫn với nhau Nhà nước cần có chínhsách kết hợp hài hòa lợi Ých kinh tế, hướng sự hoạt động của các thành phầnkinh tế vào những mục tiêu phát triển chung của đất nước
Càng phát triển nền kinh tế thị trường thì Nhà nước càng cần phải cóchính sách toàn diện, đồng bộ, đúng đắn và lâu dài đối với các thành phầnkinh tế trong quá trình phát triển Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục tư
Trang 24tưởng chính trị nâng cao nhận thức trong mọi tầng líp nhân dân về đường lốiphát triển các thành phần kinh tế.
1.1.2.3 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ
Thời kỳ đổi mới được đánh dấu bằng Đại hội IV của Đảng NDCMLào, quyết định chuyển nền kinh tế bao cấp sang kinh tế hàng hóa, chuyểnnền kinh tế với hai thành phần cơ bản là kinh tế quốc doanh và tập thể sangnền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiếtcủa nhà nước Đường lối đổi mới đó được ghi trong Hiến pháp đầu tiên củachế độ CHDCND Lào
Điều 13 của Hiến pháp quy định, “Chế độ kinh tế của đất nước làkinh tế nhiều thành phần có mục tiêu phát triển sản xuất và mởrộng lưu thông, chuyển từ kinh tế tự nhiên thành kinh tế hànghóa, đưa nền kinh tế phát triển đi lên và nâng cao cuộc sống vậtchất lẫn tinh thần của nhân dân các bộ téc Lào” [34, tr.5]
Việc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hànhtheo cơ chế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải từng bước thiết lập một hệthống các thể chế, các cơ chế quản lý mới, phù hợp với sự vận động và pháttriển của kinh tế hàng hóa
Nhà nước phải tự đổi mới toàn diện, từ chính sách, pháp luật, tổ chức,
bộ máy quy chế làm việc đến đội ngò công chức nhà nước
Mọi hoạt động của nhà nước phải hướng vào việc tạo môi trường thuậnlợi, khuyến khích cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế kinh tế mới giúpcác thành phần kinh tế phát huy năng lực hoạt động có hiệu quả phù hợp vớinhững quy luật khách quan, đảm bảo cho sự phát triển có hiệu quả của thị trườngphục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trang 25Nhìn tổng thể, có thể thấy thực trạng của nền kinh tế đất nước đã đặt
ra những yêu cầu bức thiết phải đổi mới và hoàn thiện Nhà nước CHDCNDLào theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền thì mới có khả năng và điềukiện quản lý, điều tiết kinh tế theo cơ chế mới - cơ chế thị trường Hiến pháp
1991 - Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào - ra đời đã phản ánh xuthế vận động phát triển khách quan, tất yếu của xã hội Lào khi bước vào côngcuộc đổi mới, đáp ứng những yêu cầu công cuộc đổi mới kinh tế, chính trị và
xã hội ở Lào và là điều kiện để Lào hội nhập với thế giới Trên cơ sở Hiến phápQuốc hội Lào đã xây dựng và công bố hơn 40 đạo luật các loại để quản lý đấtnước, quản lý xã hội trong đó 10 đạo luật về lĩnh vực kinh tế Trên cơ sở Hiếnpháp 1991 Nhà nước Lào đã từng bước chuyển dần sang quản lý xã hội, quản
lý kinh tế bằng Hiến pháp và pháp luật
Trong đó, Nhà nước tập trung vào xây dựng các thể chế pháp lý đảmbảo và phát huy các hình thức sở hữu như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sởhữu cá thể, sở hữu tư nhân của tư bản trong nước và sở hữu của tư bản ngườinước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào Đây là cơ sở pháp lý quan trọng hàngđầu cho quá trình đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh, thu hót cácnguồn vốn từ trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế “Nhà nước khuyếnkhích mọi thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác phát triển sản xuất vàkinh doanh Mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng trước pháp luật”[34, tr.5] Nhà nước thừa nhận và bảo vệ các quyền sở hữu, quản lý, sử dụng,chuyển nhượng và thừa kế tài sản của tổ chức và cá nhân theo pháp luật Đốivới đất đai tài nguyên, tài sản quốc gia, Nhà nước đảm bảo quyền sử dụng,quyền chuyển nhượng và quyền thừa kế theo pháp luật
Về quản lý kinh tế thực hiện theo cơ chế kinh tế thị trường có sự điềutiết của Nhà nước, thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý, hợp lý cho địaphương “Nhà nước khuyến khích và hướng dẫn phát triển hợp tác kinh tế với
Trang 26các nước bằng nhiều hình thức trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyềncủa nhau, bình đẳng đôi bên cùng có lợi” [34, tr.6].
Trên cơ sở Hiến pháp và các chủ trương, đường lối, chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội do Đảng đề ra Nhà nước từng bước thể chế hóa thành hệthống các thể chế kinh tế mới làm chỗ dùa cho việc thực hiện các quyền tựchủ, chủ động sáng tạo của mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh trongkhuôn khổ pháp luật, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước Cácquyền lợi và nghĩa vụ của người sản xuất kinh doanh và mọi công dân đềuđược tôn trọng và bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật thông qua hệ thống cácthể chế kinh tế được xác định
1.1.2.4 Xây dựng và hoàn thiện nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế:
Vấn đề đổi mới và hoàn thiện Nhà nước Lào đáp ứng yêu cầu của sựphát triển kinh tế hiện nay, về cơ bản, có thể thấy ở một số hướng sau đây:
Thứ nhất, xây dựng một nhà nước có đủ khả năng và điều kiện xây
dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý
ổn định cho sự phát triển của các thành phần kinh tế, các vấn đề sở hữu tư liệusản xuất, sản xuất kinh doanh và phân phối lợi Ých
Thứ hai, xây dựng một nhà nước có đủ khả năng và điều kiện từng
bước xây dựng và hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường, các cơ chế quản
lý kinh tế trong điều kiện thị trường Nhà nước chủ động và tích cực tham giavào việc xây dùng - phát triển - hoàn thiện các yếu tố, các lĩnh vực của kinh tếthị trường, củng cố hoàn thiện các thị trường đã có, chủ động hình thành cácthị trường mới
Thứ ba, xây dựng một nhà nước trong sạch vững mạnh, tập trung khơi
dậy được mọi nguồn lực vật chất cả tinh thần của toàn dân vào sự nghiệp xâydựng đất nước, xây dựng kinh tế Quyền lực nhà nước được tập trung và giámsát chặt chẽ quyền lực; tổ chức và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tuân thủ
Trang 27Hiến pháp và pháp luật; có nền hành chính tinh giản hiệu lực, hiệu quả, thốngnhất; có đội ngò công chức, có đạo đức chuyên nghiệp.
1.2 TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC Ý THỨC DÂN CHỦ, Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO DÂN TRÍ TRONG NHÂN DÂN
1.2.1 Tuyên truyền, giáo dục ý thức dân chủ
Dân chủ trong hiện thực được thể hiện bằng các quy định của phápluật với các cơ quan thực thi pháp luật tương ứng Dân chủ cần đến pháp luậtnhư là những công cụ phương thức thực hiện Không phải nhà nước nào cũng
là dân chủ, nhưng bất cứ nền dân chủ nào cũng phải qua nhà nước, thông quapháp luật Nhà nước pháp quyền là nhà nước xác lập những cơ chế, thiết chếthực hiện các quyền dân chủ của nhân dân bằng những công cụ pháp lý, hợphiến, hợp pháp
Dân chủ phải gắn liền với nhà nước, với pháp luật, kỷ cương dân chủ xã hội chủ nghĩa, không thể tách rời việc xây dựng nhànước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Dân chủ còn gắn với dân trí, với trình độ họcvấn [10, tr.28]
-Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, không có nhà nước pháp quyền không
có pháp luật thì không thể có dân chủ Nói đến dân chủ là nói đến pháp luật,pháp luật là sự phản ánh yêu cầu dân chủ, vừa là công cụ để thực hiện dânchủ Quá trình dân chủ hóa xã hội là quá trình xây dựng hoàn thiện khôngngừng pháp luật, càng dân chủ hóa càng cần pháp luật
Dân chủ trước hết là dân chủ về chính trị, có nội dung cốt lõi làquyền lực nhà nước thuộc về ai, quyền lực được tổ chức và vậnhành theo phương thức nào Trong thiết chế dân chủ, nhân dânlập nên nhà nước, ủy quyền cho nhà nước thực hiện quyền làmchủ của mình Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật quy định
Trang 28các thiết chế dân chủ như bầu cử, ứng cử, kiểm tra và giám sátcủa công dân đối với các hoạt động của nhà nước, pháp luậttrong nhà nước pháp quyền là công cụ làm chủ, công cụ đấutranh cho các quyền và lợi Ých chính đáng hợp pháp của công dân.Pháp luật quy định các tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan nhànước trong việc xây dựng và vận hành các thiết chế dân chủ [14,tr.16]
Nhà nước pháp quyền và dân chủ có mối quan hệ biện chứng vớinhau Nhà nước pháp quyền chỉ có thể hình thành khi trong xã hội có nhu cầudân chủ Do vậy tuyên truyền giáo dục, ý thức dân chủ, ý thức làm chủ trongnhân dân, trong xã hội, trong cán bộ đảng viên có ý nghĩa quan trọng như làmục tiêu và động lực của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Do vậy, việctuyên truyền, giáo dục ý thức dân chủ ở Lào hiện nay cần tập trung vào nhữngnội dung sau đây:
Một là, tuyên truyền, giáo dục để nhân dân có nhận thức và ý thức
ngày càng đầy đủ về vị thế, vai trò và quyền làm chủ của nhân dân trong mọilĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Là một nước dân chủ, theo Hồ ChíMinh, thì dân là chủ, dân làm chủ Mọi quyền hành đều của dân, mọi lựclượng đều ở nơi dân Sự nghiệp đổi mới, xây dựng bảo vệ tổ quốc là côngviệc của dân, chính quyền từ trung ương đến xã đều do dân bầu ra, các đoànthể đều do dân tổ chức nên "Tuyên truyền, giáo dục dân chủ có nghĩa là “làmcho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dámnói, dám làm”[8, tr.223]
Hai là, tuyên truyền, giáo dục để nhân dân thực hiện quyền làm chủ
thông qua nhà nước, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng Nhân dân tham gia vào công việc quản lý
Trang 29của nhà nước, kiểm tra, giám sát nhà nước, thực hiện các quyền dân chủ trongkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Ba là, kết hợp thực hiện dân chủ đại diện và thực hiện dân chủ trực
tiếp và ở cơ sở Xây dựng và thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân ở cơ
sở và từ cơ sở bản - làng Bởi vì: “Cần xây dựng ngay chế độ dân chủ bắt đầu
từ cơ sở, dùa vào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia củaquần chúng vào tất cả đời sống của nhà nước, Không có “sự giám sát” từ trên,không có quan lại” [6, tr 336 - 337]
Bốn là, tuyên truyền, giáo dục ý thức dân chủ trong gia đình, trong
nhà trường, trong xã hội, trong sản xuất kinh doanh và trong công tác Kếthợp các hình thức, phương tiện tuyên truyền, giáo dục về dân chủ
Năm là, thực hiện ngày càng đầy đủ dân chủ trong tổ chức Đảng làm cơ
sở cho dân chủ trong nhà nước, đoàn thể nhân dân và trong các tầng líp nhân dân
1.2.2 Tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật
Việc chuẩn bị tiền đề cho một nhà nước pháp quyền cần phải có mộttrình độ ý thức pháp luật phù hợp Xã hội là một thực thể vật chất và tinhthần Tổng thể những quan niệm, tư tưởng, lý luận, tình cảm, phong tụctruyền thống, những yếu tố hợp thành ý thức xã hội, tạo thành thực tại tinhthần xã hội là bộ phận hợp thành của đời sống xã hội Do bản chất của ý thứcpháp luật là yếu tố không thể tách rời của đời sống xã hội, nên không thể cảitạo, đổi mới được tồn tại xã hội nếu không đồng thời tác động đến ý thức,không phát huy được năng lực tinh thần của xã hội và của mỗi người dân
Ý thức pháp luật là một bộ phận cấu thành nên ý thức xã hội, nó làmột trong những tiền đề tư tưởng, lý luận quan trọng không thể thiếu đượccủa sự nghiệp đổi mới Thực tiễn cho thấy trong sự phát triển nền kinh tếhàng hóa nhiều thành phần, dùa trên nền kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước ở CHDCND Lào ngày càng làm tăng thêm vai trò và giá trị của
Trang 30pháp luật Pháp luật trở thành nhu cầu để phát huy dân chủ của nhân dân, làphương tiện không thể thiếu để nâng cao hiệu quả quản lý xã hội của nhànước Song, để pháp luật thể hiện được vai trò và giá trị của mình trong cuộcsống đòi hỏi phải không ngừng nâng cao ý thức pháp luật của mọi ngườitrong xã hội Ý thức pháp luật có vai trò vô cùng to lớn đối với pháp luật thểhiện các mặt sau:
Trước hết ý thức pháp luật là tiền đề trực tiếp để xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật Những thay đổi khách quan trong đời sống xã hộitrước hết được phản ánh trong ý thức pháp luật, rồi sau đó mới được thực hiệntrong các quy phạm pháp luật Chính ý thức pháp luật cao cho phép đánh giáđúng tầm quan trọng của các quan hệ xã hội cần phải điều chỉnh Vì vậy, bất
kỳ một tổ chức, cá nhân tham gia trong quá trình xây dựng pháp luật cũng cầnmột trình độ ý thức pháp luật nhất định
Ý thức pháp luật là một nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật,việc thực hiện pháp luật bao giê cũng phụ thuộc vào trình độ nhận thức phápluật và trạng thái tâm lý pháp luật của con người Ý thức pháp luật của cácchủ thể để càng cao thì sự tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, chấp hànhpháp luật của họ càng đúng đắn
Ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động ápdụng pháp luật Áp dụng pháp luật là quá trình vận dụng các quy phạm phápluật để xem xét phán xét các trường hợp cụ thể trong thi hành pháp luật.Muốn áp dụng pháp luật giải quyết tốt các việc cụ thể, đòi hỏi người có thẩmquyền áp dụng pháp luật phải phân tích chính xác các tình tiết của vụ việctrên cơ sở đó lùa chọn quy phạm pháp luật thích ứng để áp dụng Muốn thế,người áp dụng phải có kiến thức rộng, trong đó ý thức pháp luật là yếu tốquan trọng để áp dụng đúng đắn pháp luật Chính vì vậy để sự nghiệp đổi mới
và hoàn thiện nhà nước ở CHDCND Lào đạt được kết quả thì không thể
Trang 31không tính đến việc tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho mọingười trong xã hội.
Ý thức pháp luật gắn liền với từng con người cụ thể Mỗi người lại cóhoàn cảnh kinh tế - xã hội, gia đình, giáo dục, ý thức đạo đức, ý thức chính trị,tâm lý, sức khỏe v.v không giống nhau Do đó, sự hiểu biết pháp luật và thái
độ đối với pháp luật suy cho cùng là do bản thân mỗi người - mỗi công dânquyết định Trong điều kiện kinh tế và xã hội hiện nay mọi công dân đều cầnpháp luật, hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật
Để nâng cao ý thức pháp luật trong điều kiện ở Lào hiện nay, cần tậptrung vào những nội dung sau đây:
Một là, nâng cao trình độ văn hóa nói chung làm cơ sở để nâng cao
văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật
Hai là, từng bước đưa việc tuyên truyền, giáo dục dân chủ, giáo dục
pháp luật vào chương trình giáo dục phổ thông và các cấp sau phổ thông, cáctrường đào tạo cán bộ các cấp, các ngành
Ba là, từng bước đưa việc tuyên truyền, giáo dục dân chủ, pháp luật
vào các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí
Lào là một quốc gia có nét đặc thù về lịch sử hình thành dân cư, vềkinh tế - xã hội và văn hóa Các yếu tố này đều ảnh hưởng đến quá trình hìnhthành pháp luật của họ Chính vì vậy việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luậtcủa nhân dân các bộ téc Lào ngoài những phương pháp, hình thức chung cònphải tìm kiếm những phương pháp, hình thức thích hợp với nhân dân các bộ téc
Có thể nói tính thích ứng và phù hợp với đối tượng là một trongnhững nguyên tắc của giáo dục nói chung và đối với giáo dục ý thức pháp luậtnói riêng Nó nhằm kích thích khả năng, động cơ tính tích cực của đối tượnggiáo dục, biến quá trình giáo dục trở thành tự giáo dục Đồng thời nó cũng làquan điểm chỉ đạo hoạt động giáo dục ý thức pháp luật Do đó, để hoạt độnggiáo dục ý thức pháp luật đạt được hiệu quả, chất lượng, đòi hỏi phải tiến
Trang 32hành điều tra, khảo sát, nắm bắt từng đối tượng khác nhau, đặc thù của từngvùng dân cư, trên cơ sở đó tìm kiếm những hình thức, phương pháp, nội dunggiáo dục ý thức pháp luật phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của việc quản lý
xã hội
1.2.3 Nâng cao dân trí trong nhân dân
Dân trí luôn là điều kiện của các sinh hoạt chính trị, dân chủ Muốnnâng cao trình độ dân trí việc đầu tiên phải nâng cao về đời sống vật chất vàtinh thần cho nhân dân bằng con đường cải cách kinh tế và thúc đẩy phát triển
xã hội theo phương châm dân giàu, nước mạnh Tuy hiện nay Lào còn nghèo,nhưng không vì thế mà sự nghiệp lại thờ ơ, xem nhẹ sự nghiệp giáo dục
Nâng cao dân trí tác động trực tiếp đến nâng cao ý thức dân chủ và ýthức pháp luật Dân trí càng cao thì ý thức dân chủ và pháp luật càng cao Dântrí càng cao thì ý thức pháp luật càng có điều kiện phát triển, người mù chữhay văn hóa thấp thì đứng ngoài chính trị (Lênin), đứng ngoài dân chủ, ngoàipháp luật Sự thấp kém về học vấn của người dân đã cản trở họ hiểu biết phápluật, do đó, họ có thể đứng ngoài pháp luật Dân trí là một tiền đề hình thành
và phát triển ý thức pháp luật Dân trí giúp cho con người nhận thức được quyluật của tự nhiên, của xã hội và của tư duy, làm cho họ sống một cách tự tin,
tự chủ, có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ, bảo vệ quyền và lợi Ých côngdân hợp pháp của mình Dân trí càng nâng cao thì tính tích cực xã hội, tínhtích cực chính trị, tính tích cực pháp luật càng phát triển, tạo điều kiện đểnâng cao ý thức công dân, ý thức pháp luật của con người
Con đường cơ bản để nâng cao trình độ dân trí, trước hết, là giáo dục
và đào tạo Từ khi có Nghị quyết của Đại hội IV của Đảng NDCM Lào vềđịnh hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ quá độ xâydựng đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào, đã có chuyển biếntích cực về nhiều mặt tạo bước phát triển mới về quy mô và chất lượng giáodục - đào tạo Nhưng nhìn chung ở Lào trình độ dân trí vẫn còn rất thấp so với
Trang 33các nước trong khu vực, hiệu quả đào tạo còn thấp, cơ sở vật chất trang thiết
bị, phòng học còn thiếu, thiếu giáo viên trầm trọng, tỷ lệ giáo viên đạt tiêuchuẩn còn thấp
Nguyên nhân của tình hình trên là do điểm xuất phát về giáo dục - đàotạo thấp, các chính sách giáo dục - đào tạo chưa đồng bộ Về mặt chủ quan,các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương, trước hết là Bộ Giáo dục và Đàotạo, chưa quan tâm đầu tư cho việc giáo dục - đào tạo đúng mức so với dân số
và vị trí chiến lược của việc này Các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp tuy
có chuyển biến về mặt nhận thức về vai trò vị trí của việc giáo dục và đào tạođối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhưng do sức Ðp cấp bách củasản xuất và đời sống nên chưa quan tâm đúng mức như một quốc sách hàngđầu Cơ chế chính sách, bộ máy, nhân sự và phân cấp quản lý tài chính, giáoviên chưa hợp lý, chậm đổi mới, chưa tạo ra một động lực trong giáo dục, đàotạo
Để nâng cao mặt bằng dân trí và đào tạo nguồn nhân lực ở Lào, trongthời kỳ mới, phải quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng NDCM Lào về giáodục và đào tạo, tăng cường hơn nữa việc đầu tư giáo dục đào tạo, đẩy mạnh
xã hội hóa giáo dục và đa dạng hóa loại hình đào tạo, hoàn thành xóa mù chữ
và phổ cập tiểu học, tiến tới phổ cập trung học cơ sở, mửo rộng đào tạo nhânlực chuyên môn, nghiệp vụ Nâng cao năng lực của hệ thống giáo dục - đàotạo, gồm xây dựng đội ngò thầy cô giáo, tăng cường cơ sở vật chất, dùng thiết
bị, đảm bảo cho sự điều kiện phát triển, nhanh chóng và bền vững trong việcgiáo dục và đào tạo
Ngoài việc đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, đổi mới công tácthông tin đại chúng cũng là một giải pháp quan trọng, để nâng cao trình độdân trí một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội, phápluật, khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho nhân dân
Trang 34Những năm qua Lào được đầu tư khá lớn các phương tiện, kỹ thuật,truyền thông, truyền hình, các loại sách báo, tạp chí, các nhà văn hóa, các thưviện công cộng chất lượng từng bước tăng lên Nội dung thông tin đa dạng vàphong phú, phục vụ nhu cầu tinh thần của người dân góp phần mở mang dântrí cho nhân dân cả nước.
Do yêu cầu phát huy dân chủ trong đó có dân chủ về thông tin nhằm
để nâng cao tính tích cực chủ động của nhân dân các bộ téc, đáp ứng yêu cầucông cuộc đổi mới, đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò của thông tin đạichúng Khắc phục xu hướng nhiễu thông tin, tác động tiêu cực của thông tin,đói thông tin Tăng cường những loại hình thông tin khác nhau phù hợp vớitừng vùng, từng đối tượng với nội dung phong phú, có định hướng, thiết thực,
dễ hiểu và độ tin cậy Thông tin hướng dẫn cho người lao động, nhất là nôngdân những kiến thức, những kỹ năng cần thiết trong sản xuất kinh doanh vàtrong đời sống
Các phương tiện thông tin đại chúng không chỉ là con đường cơ bản
để nâng cao trình độ dân trí tạo tiền đề để phát triển ý thức pháp luật, mà bảnthân thông tin đại chúng với nội dung truyền tải pháp luật có tác dụng trựctiếp, nâng cao trí thức pháp luật, tình cảm và thái độ đối với pháp luật Vì vậynâng cao trình độ dân trí vừa là tiền đề vừa là tác nhân trực tiếp để nâng cao ýthức pháp luật và đời sống theo pháp luật ở CHDCND Lào nơi có trình độdân trí còn thấp do với các nước trong khu vực
1.2.2 Đổi mới các tổ chức chính trị - xã hội nhằm thực hiện quyền
và nghĩa vụ của công dân
Mục đích sự lãnh đạo của Đảng không có gì khác hơn là đảm bảoquyền lực chính trị của nhân dân, được thể hiện trên thực tế, đảm bảo mọiquyền lực chính trị, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Tổ chức và hoạtđộng của các tổ chức chính trị - xã hội như thế nào trong điều kiện xây dựng
Trang 35Nhà nước pháp quyền nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân là vấn
đề khó khăn và phức tạp trong lĩnh vực chính trị ở CHDCND Lào hiện nay
Quyền lực chính trị xét về mặt cấu trúc là một hệ thống tức hệ thốngchính trị Đại hội IV của Đảng NDCM Lào đã xác định hệ thống chính trị là
cơ chế thể hiện và thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, thực hiện quyềnlàm chủ của nhân dân là bằng cả hệ thống chính trị, trong đó mỗi bộ phận cấuthành của hệ thống chính trị được xác định với mỗi chức năng cụ thể Các tổchức chính trị - xã hội cũng có chức năng thực hiện quyền làm chủ của nhândân Đổi mới hoàn thiện về mặt tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị
- xã hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền chính là nhằm thựchiện quyền và nghĩa vụ của công dân
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền nhằm thực hiệnquyền và nghĩa vụ của công dân ở Lào hiện nay, vai trò tổ chức chính trị - xãhội có ý nghĩa hết sức quan trọng Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
và các tổ chức quần chúng có vai trò động viên, tập hợp nhân dân vào cáccuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng đất nước, đưa đất nước từngbước lên CNXH Hiến pháp nước CHDCND Lào đã khẳng định, Mặt trậnLào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cơ sở chính trị - xã hội của nhà nước Nhànước CHDCND Lào trên thực tế đã ra đời từ các tổ chức mặt trận (Mặt trậnLào yêu nước), khi nhân dân Lào giành được chính quyền thì quyền lực nhândân được thực hiện thông qua Nhà nước mà cơ sở của nó là Mặt trận Lào xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong quá trình đổi mới, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trịcải cách bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền khôngthể không dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của mặt trận và các tổ chức quầnchúng, không thể không đổi mới mối quan hệ giữa chúng với nhà nước.Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, các tổ chức chính trị - xã hộicần được đổi mới theo hướng sau đây:
Trang 36Một là, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức thể
hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Mặt trận và các tổ chức chínhtrị - xã hội chăm lo lợi Ých của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ hoá
và đổi mới xã hội; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng quyền và nghĩa
vụ công dân, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
Hai là, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các tổ chức thành
viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Mặt trận phát huy truyềnthống đoàn kết toàn dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhândân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi Ých chính đáng của nhân dân, độngviên nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạtđộng của cơ quan nhà nước và cán bộ, viên chức nhà nước
Ba là, cùng với việc vận động các tầng líp nhân dân phát huy trí tuệ,
đóng góp vào việc xây dựng Hiến pháp, pháp luật, Mặt trận Lào xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự ánluật ra Quốc hội, đóng góp vào việc xây dựng chính sách của Nhà nước, hoànthiện thể chể và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp
Bốn là, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tình hình thựchiện chủ trương, chính sách pháp luật để phản ánh, kiến nghị với Đảng, chínhquyền và các ban ngành liên quan để được trả lời công khai trong các kỳ họpQuốc hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng Mặt trận các cấp cầnlàm tốt hơn việc hiệp thương, lùa chọn và giới thiệu những người có đủ tiêuchuẩn để cử tri bầu vào Quốc hội và các cơ quan nhà nước, tích cực tham giađóng góp ý kiến xây dựng các bộ luật, các văn bản pháp quy trên các lĩnh vựckinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc mở rộng và phát huy dân chủ
xã hội, thực hiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải đổi mới nhận thức vềnhiều vấn đề liên quan đến mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cũng nhưcông tác mặt trận, công tác dân vận Thông qua hoạt động của Mặt trận và các tổ
Trang 37chức chính trị - xã hội mà những ý kiến nguyện vọng và sáng kiến của nhân dântrở thành đường lối đổi mới của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sựnghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy dân chủ,nâng cao trách nhiệm công dân của hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cươngphép nước, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, thựchiện quyền làm chủ của nhân dân
Năm là, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính
trị ở Lào hiện nay, ngày càng cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức, tập hợpnhân dân Bộ máy tổ chức và các cán bộ của mặt trận và các đoàn thể, thayđổi theo hướng gọn nhẹ, giảm tầng nấc trung gian, mở rộng đội ngò kiêmchức và công tác viên; gắn bó với đoàn viên, hội viên, hướng về cơ sở, cốgắng tự tạo kinh phí hoạt động Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội,trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, cần có tính độc lập nhấtđịnh, có vị trí vai trò và chức năng quan trọng trong hệ thống chính trị, trongđời sống xã hội được quy định trong Hiến pháp, pháp luật
Các tổ chức này cần có sự đổi mới về tổ chức và cán bộ, nội dung vàphương thức hoạt động theo hướng coi trọng, chăm lo lợi Ých của đoàn viên,hội viên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Mặt trận và các tổ chức chínhtrị - xã hội cần chuyển hướng nội dung hoạt động cho phù hợp Từng bướckhắc phục tình trạng tổ chức bộ máy cồng kềnh, bị nhà nước hóa, hành chínhhóa, hiệu quả hoạt động thấp
Trang 38Chương 2
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Ở LÀO HIỆN NAY
2.1 NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở LÀO HIỆN NAY
2.1.1 Nhận thức về nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay
2.1.1.1 Quá trình nhận thức về nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào cho đến nay
Ngay từ khi Đảng NDCM Lào được thành lập ngày 22-3-1955 tại khucăn cứ cách mạng Sầm Nưa, Đại hội lần thứ nhất của Đảng đã đề ra Cương lĩnhchính trị 12 điều trong đó bao hàm những nội dung xây dựng chính quyền nhànước công nông để gánh vác trách nhiệm đưa sự nghiệp cách mạng giải phóngdân téc đi đến thành công
Đại hội II của Đảng NDCM Lào (3-2-1972) xác định: Thiết lập chínhquyền nhà nước dân chủ nhân dân, do nhân dân lao động các bộ téc làm chủdưới sự lãnh đạo trực tiếp, dứt khoát của Đảng NDCM Lào với tư cách làngười đại diện, người bảo vệ quyền và lợi Ých chính đáng của nhân dân, củađất nước, thực hiện sự bình đẳng đoàn kết giữa các bộ téc, chính quyền nhândân phải do nhân dân lập ra, trung thành với nhân dân, hết lòng, hết tâmphụng sự nhân dân và dám chịu trách nhiệm trước nhân dân Chính quyềnnhân dân tổ chức theo chế độ ủy ban, làm việc theo nguyên tắc tập trung dânchủ, cá nhân phụ trách và có sự phân công, phân nhiệm rành mạch
Đại hội III của Đảng NDCM Lào (5-4-1982) trong văn kiện cũng đãxác định, chính quyền nhà nước của chúng ta có nguồn gốc từ nhân dân, chonên chính quyền nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, làcông cụ thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân lao động
Trang 39Đại hội IV của Đảng NDCM Lào (13-11-1986) xác định rằng, để củng
cố cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước, trước hết:
Cần phải củng cố Hội đồng nhân dân các cấp trở thành cơ quanquyền lực nhà nước, cơ quan nhà nước các cấp phải quan tâm,chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tìmhiểu và giải quyết những vấn đề thắc mắc ý chí nguyện vọng,những mong muốn của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân[30]
Đại hội V của Đảng NDCM Lào (29-3-1991) nêu rõ: "Trong chế độdân chủ nhân dân nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân Mọi hoạtđộng của nhà nước đều mang lại sự Êm no, hạnh phóc cho nhân dân và làmcho đất nước phồn vinh giàu mạnh" [30, tr.42]
Đến Đại hội VI (20-3-1996) và Đại hội VII (12-3-2001) của ĐảngNDCM Lào tiếp tục khẳng định, việc củng cố và xây dựng nhà nước ta thànhnhà nước của dân, do dân, vì dân, trong đó nhấn mạnh việc quản lý xã hộibằng pháp luật, là một nhiệm vụ quan trọng trong những năm tới
Vấn đề cơ bản là “tích cực phát huy chức năng vai trò của cơquan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý kinh
tế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tổ chức thực hiện đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng ngày càng có kết quả làm chochế độ dân chủ nhân dân ngày càng vững mạnh [31, tr.46-47].Ngay từ đầu Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào đã xácđịnh phải không ngừng xây dựng nhà nước như một trong những nhiệm vụquan trọng và cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng ở Lào Tuy nhiên,bước vào công cuộc đổi mới, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, Đảng NDCM Lào
và Nhà nước Lào xác định những nội dung và phương hướng đổi mới và hoànthiện nhà nước một cách cụ thể hơn, có nhiều điểm mới trong quan điểm vềchủ trương và phương pháp đổi mới Nhà nước Theo đó, quan điểm về đổimới và hoàn thiện nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền - nhà nước
Trang 40được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật; nhà nước quản lý
xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật
Hệ thống các quan điểm cơ bản định hướng trong quá trình xây dựngnhà nước pháp quyền ở Lào được xác định ngày càng rõ nét hơn, cụ thể hơn.Qua nghiên cứu các văn kiện Đảng, các chính sách của Nhà nước Lào, nhất lànhững năm từ 1996 lại đây, qua các nhiệm kỳ Đại hội VI và VII của ĐảngNDCM Lào có thể thấy một số quan điểm chung là: Nhà nước pháp quyền ởLào là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật, nhà nướcđược tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực và có sự phân công, phânnhiệm rõ ràng, trong các hoạt động thực thi quyền lực để bảo đảm hiệu quảcao và chế ước, ngăn ngõa những sự lạm dụng quyền lực Nhà nước Lào đượcxây dựng trên cơ sở khối đoàn kết toàn dân, trong đó liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và tầng líp trí thức làm nòng cốt, do ĐảngNDCM Lào lãnh đạo, đồng thời kế thừa và phát huy những truyền thống vănhóa dân téc Sự lãnh đạo của Đảng làm nhân tố quyết định làm cho nhà nướcthực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân
Kết quả của sự chuyển biến này có thể thấy ở việc ra đời Hiến pháp
1991 và Hiến pháp sửa đổi 2003 Việc ra đời nhiều bộ luật, đạo luật làm cơ sởcho việc hình thành một Nhà nước pháp quyền ở Lào
2.1.1.2 Một số vấn đề chung về nhà nước pháp quyền cần được tiếp tục nhận thức trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào
1) Tư tưởng nhà nước pháp quyền là một trong những kết quả chung
có tính phổ biến mà nhân dân đã tích luỹ được trong lịch sử tìm tòi, lùa chọn,thể nghiệm các hình thức tổ chức nhà nước có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu pháttriển xã hội Những giá trị phổ biến này thể hiện những đặc trưng cơ bản củanhà nước pháp quyền và sự phát triển không ngừng trong nhận thức và thựctiễn tổ chức nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển khách quan của xã hội “Nhànước pháp quyền là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp