Nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa và Cam Ranh

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại cam ranh, khánh hòa (Trang 38)

2.3.1. Nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa

Với hơn 520 km đường bờ biển và 135 km đường bờ ven đảo, hơn 72 hòn đảo lớn nhỏ, 1.658 km2 đất ngập nước, hơn 10.000 km2 thềm lục địa…. Biển Khánh Hòa có hơn 2.030 loài cá, trong đó 130 loài có giá trị kinh tế, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài nhuyễn thể,… và rất nhiều rong, chim biển. Về lĩnh vực chế biến thủy sản, hiện Khánh Hòa đã có trên 44 xưởng chế biến xuất khẩu trong đó có 26 xưởng chế biến đông lạnh,

3 phân xưởng chế biến đồ hộp, 15 cơ sở chế biến thủy sản khô, 22 phân xưởng đạt tiêu chuẩn được cấp Code xuất khẩu vào thị trường châu Âu [22]. Xuất khẩu thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của Khánh Hòa trong những năm gần đây với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng qua các năm: đạt 315 triệu USD vào năm 2011, năm 2012 đạt 320 – 325 triệu USD [17]. Tuy nhiên, bên cạnh thiếu nguyên liệu sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn đối mặt với nhiều vấn đề lớn như: chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế, phí đã tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặt khác, tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, công tác dự báo thống kê chưa kịp thời, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản vẫn đang trong quá trình tháo gỡ, khắc phục và rào cản kỹ thuật của các nước... là những vấn đề còn tồn tại. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hoạt động từ 50 - 60% công suất do thiếu nguyên liệu. Hiện ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Khánh Hòa, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xóa đói giảm nghèo. Từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu sản lượng thủy sản đạt trên 120.000 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 90.000 tấn, nuôi trồng 30.000 tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 500 triệu USD.

Là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nên tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa là khá lớn.

Bảng 2.7: Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa

(Đơn vị tính: hec-ta) Huyện, thị Ao, hồ nhỏ (nước ngọt) Nuôi mặt nước các công trình thủy lợi Đìa (nước lợ) Eo vịnh Tổng cộng 1. Vạn Ninh 20 30 920 1.356 2.326 2. Ninh Hòa 50 400 2.020 300 2.770 3. Nha Trang 10 430 257,5 697,5 4. Cam Ranh 820 397 1.217 5. Cam Lâm 7,5 576 500 575 1.685,5 6. Diên Khánh 15 89,5 104,5 7. Khánh Sơn 11 11 8. Khánh Vĩnh 15,3 15,3 Toàn tỉnh 128,8 1.095,5 4690 2.885,5 8.801,3 (Nguồn: [4])

Bảng 2.7 cho thấy, tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa tương đối lớn với 8.801,3 hec-ta. Trong đó nhiều nhất là ở thị xã Ninh Hòa với 2.770 hec-ta chiếm 31,47% diện tích có thể nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh; đứng thứ hai là huyện Vạn Ninh với 2.326 hecta; huyện Cam Lâm đứng thứ ba với 1.685,5 hecta; đứng thứ tư là thành phố Cam Ranh và thứ năm là thành phố Nha Trang. Các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh có rất ít diện tích đất nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả 2 huyện chỉ là 26,3 hecta. Hiện nay, Khánh Hòa đã sử dụng gần như tối đa diện tích tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản nước lợ với 4.690 hec-ta. Có thể nhận thấy khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng trên ao, đìa là rất khó và Khánh Hòa chỉ có thể phát triển mở rộng diện tích nuôi trồng trên các eo, vịnh trên biển. Có thể nói tôm là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Khánh Hòa với diện tích và sản lượng đều rất lớn.

Trong năm 2008, tổng sản lượng thủy sản tỉnh Khánh Hòa đạt 25.283 tấn. Bên cạnh đó, sản xuất giống đạt 2.030 triệu con. Theo qui hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến 2015 và tính đến 2020, tỷ lệ tăng trưởng: Tôm sú, tôm thịt: 7,5%/năm; Tôm hùm: 3,6%/năm; Cá biển: 2%/năm; Cá nước ngọt: 5,4%/năm; Nhuyễn thể: 6%/năm; Rong sụn: 8,5%/năm.

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh, toàn tỉnh có 23 tiểu vùng được phân theo địa giới hành chính của 04 vùng nuôi chính là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh, với 18.842 lồng nuôi, sản lượng là 900 tấn (năm 2013) Các loài tôm hùm được nuôi chính là: Tôm hùm bông/sao (Panulirus ornatus) và Tôm hùm xanh/ đá (Panulirus homarus) là 2 đối tượng nuôi chính, tùy theo từng vùng nuôi mà đối tượng tôm hùm bông hay tôm hùm xanh được nuôi nhiều hơn. Bên cạnh đó, còn có các đối tượng khác nuôi kèm theo là tôm hùm đỏ (Panulirus longipes), tôm hùm tre (Panulirus polyphagus) và tôm hùm sỏi.

Bảng 2.8: Chỉ tiêu quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 có tính đến 2020

Phương án quy hoạch

TT Chỉ tiêu chính Đơn vị tính Thực hiện 2008 2015 2020 1 Tổng sản lượng Tấn 25.283 37.655 37.805 a Tôm thịt, tôm sú Tấn 6.659 11.900 12.150 b Tôm hùm Tấn 910 1.115 1.060 c Cá biển Tấn 5.325 6.000 6.000 d Cá nước ngọt Tấn 2.150 2.950 3.000 e Nhuyễn thể Tấn 2.750 4.000 4.200 g Rong sụn tươi Tấn 5.500 9.100 9.500 h Các loại khác Tấn 3.700 4.200 4.500

2 Sản xuất giống (tôm

sú, tôm he chân trắng) Triệu con 2.030 4.000 6.000

2.3.2. Nuôi tôm hùm tại Cam Ranh

2.3.2.1 Giới thiệu về thành phố Cam Ranh

Cam Ranh tiếng Chăm, Ê Đê là Kăm Mran, có nghĩa là bến tàu thuyền, là một thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Cam Ranh cách Nha Trang 45 km về phía nam, nằm bên quốc lộ 1A, tọa lạc bên bờ Vịnh Cam Ranh, một Vịnh biển tự nhiên được xem là vịnh tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển và du lịch.

Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, Cam Ranh ngày nay đang hội nhập và cùng kinh tế - xã hội cả nước và thế giới vươn mình mạnh mẽ để phát triển. Nằm ở tọa độ địa lý từ 11 độ 48 phút đến 12 độ 10 phút vĩ độ bắc và 108 độ 40 phút đến 109 độ 17 phút độ kinh đông. Địa giới hành chính của Thành phố gồm: phía bắc giáp huyện Cam Lâm; phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận; phía đông giáp biển đông; phía tây giáp huyện Cam Lâm, huyện Khánh Sơn và tỉnh Ninh Thuận. Tổng diện tích toàn thành phố là trên 697km2, dân số 220.630 người.

Cam Ranh là một nơi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển như: du lịch, hàng hải, khai thác và nghề nuôi tôm hùm. Nghề nuôi tôm hùm ở đây được biết đến như một nghề truyền thống và trở nên khá nổi tiếng với câu nói: “Yến sào Hòn Nội/ Vịt lội Ninh Hòa/ Tôm hùm Bình Ba/ Nai khô Diên Khánh”. Trong những năm qua nghề nuôi tôm hùm lồng đặc biệt phát triển tại khu vực trên với số lượng lồng nuôi và sản lượng không ngừng tăng lên, nó là nguồn thu nhập chính của một bộ phận không nhỏ người dân tại đây.

2.3.2.2. Giới thiệu về tôm hùm Cam Ranh

Một trong những thế mạnh không thể không nhắc đến đó là tiềm năng về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nơi đây. Với những thành quả mà ngành thủy sản đạt được ngay từ những bước đầu đã có những đóng góp đáng kể vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, từng bước giúp nâng cao đời sống vật chất cho dân cư nơi đây với nghề đánh bắt và nuôi trồng là chủ yếu.

Do có lợi thế về tự nhiên thuận lợi trên cơ sở phía đông giáp với biển đông, lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên – Nam Trung Bộ. Vì vậy, Cam Ranh có những thuận lợi phục vụ cho phát triển kinh tế thủy sản. Hầu hết 15 xã, phường thuộc Thành phố đều có nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn và vừa dưới dạng chuyên canh công nghiệp phục vụ cho hoạt động chế biến tại chỗ và cho xuất khẩu.

Hiện nay, theo thống kê trên toàn Thành phố có khoảng trên 500 đìa chuyên canh nuôi trồng thủy sản với nhiều loại như: tôm, ốc hương, cá mú, tôm he, tu hài… là những loài có giá trị xuất khẩu cao.

Ngoài đìa nuôi tôm trên mặt biển, còn có hàng ngàn lồng, bè nuôi nhốt thủy sản chủ yếu là nuôi tôm hùm được phát triển từ năm 2000 trở lại đây. Đầu tiên là ở xã đảo Cam Bình với khoảng 60 hộ nuôi thử nghiệm khoảng 400 lồng. Tính đến đầu năm 2004, toàn Thành phố có 7.261 lồng và 126 bè nuôi tôm hùm, tập trung ở 7/14 xã phường ven biển với 2.533 hộ nuôi. Từ năm 2000 đến 2004, số lồng tôm hùm tăng hơn 12 lần, sản lượng tôm thương phẩm tăng 6,6 lần. Riêng năm 2003, sản lượng tôm thương phẩm đạt 400 tấn, giá trị khoảng 200 tỉ đồng. Từ xã điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao đã lan sang các xã, phường ven biển. Tại thời điểm số lồng nuôi đạt cao nhất là 2006 – 2007 với số lượng lên đến 12.000 lồng. Sở dĩ nghề nuôi tôm hùm phát triển mạnh mẽ như vậy là do những thuận lợi về nhiệt độ, môi trường nước như: độ mặn, các yếu tố thủy lý, dòng chảy, thủy triều, ít bị tác động bởi bão gió và có các nguồn thức ăn dồi dào. Đến năm 2013, Cam Ranh có 405 bè nuôi tôm hùm với số lượng 7.950 lồng. Con tôm hùm có mặt hầu hết ở các phường, xã ven biển như: Cam Thịnh, Cam Thuận, Cam Phú, Cam Phúc, Cam Thành Bắc và xã đảo Cam Bình…Bình quân mỗi năm người nuôi tôm hùm ở Cam Ranh cung cấp cho thị trường từ 250 – 300 tấn tôm thương phẩm.

2.3.2.3. Giới thiệu về đặc điểm kỹ thuật tôm hùm Cam Ranh

Tôm hùm có nhiều loài, ở vùng biển Ấn Ðộ - Tây Thái Bình Dương có tất cả 11 loài, trong đó vùng biển từ Phú Yên đến Bình Thuận có 7 loài : Tôm hùm bông (hùm sao), tôm hùm đá (hùm xanh), tôm hùm đỏ, tôm hùm ma, tôm hùm vằn, tôm hùm mốc và tôm hùm sỏi. Ở Việt Nam có 3 loài chiếm sản lượng đáng kể là: Tôm hùm bông, tôm hùm đá (hùm xanh) và tôm hùm đỏ, trong đó tôm hùm bông là loài có kích thước và số lượng tương đối lớn. Hệ thống phân loại của tôm hùm bông như sau:

Ngành: Arthropoda

Lớp: Crustacea

Bộ: Decapoda

Họ: Palinuridae

Giống: Panulirus

Loài: P. ornatus (Tôm hùm bông, hùm sao).

- Ðặc điểm dinh dưỡng

Tôm hùm là loại động vật ăn tạp, trong tự nhiên chúng ăn chủ yếu là các loại động vật như: Cá, tôm, cua ghẹ, cầu gai, giáp xác nhỏ, nhuyễn thể...ngoài ra còn ăn các loại thực vật như rong rêu, chúng thường có tập tính bắt mồi tích cực vào ban đêm và tờ mờ sáng. Tùy vào giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, tôm càng nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao, ở giai đoạn trước lột xác 2 - 4 ngày tôm ăn rất mạnh, giai đoạn lột xác tôm sẽ ăn chậm lại.

- Ðặc điểm sinh trưởng

Tôm hùm cũng như nhiều giáp xác khác sinh trưởng thông qua quá trình lột xác. Ở giai đoạn tôm còn nhỏ chu kỳ lột xác ngắn, tôm càng lớn chu kỳ lột xác càng dài, sau mỗi lần lột xác thì kích thước và khối lượng của tôm tăng lên rất nhiều. Nhìn chung thì tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn so với các loài giáp xác khác, do vậy tốc độ tăng tưởng của chúng tương đối chậm.

- Đặc điểm sinh thái và phân bố

Phân bố của tôm hùm được quyết định bởi tính di truyền và quá trình thích nghi của loài với các điều kiện tự nhiên, môi trường ở từng vùng biển. Tôm hùm gai có chu kỳ sống rất phức tạp và trải qua nhiều lần thay đổi thích nghi với các môi trường sống khác nhau, nghĩa là mỗi giai đoạn sống chúng gắn với một điều kiện sinh thái nhất định và tạo ra những quần thể riêng biệt.

Theo Phillips (2004), mô tả vòng đời phát triển của tôm hùm nói chung như sau:

Theo các tác giả, Marx & Hermkind (1985) và Hermkind & Butler (1986) đã thống nhất phân chia chu kỳ sống của tôm hùm theo 5 thời kỳ chủ yếu: thời kỳ ấu trùng phyllosoma, thời kỳ hậu ấu trùng puerulus, thời kỳ tôm con (juvenile), thời kỳ tiền trưởng thành (immature) và thời kỳ thành thục (mature).

- Kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng + Chọn địa điểm đặt lồng nuôi

Chọn địa điểm đặt lồng nuôi tôm hùm là khâu đầu tiên không kém phần quan trọng. Ðịa điểm chọn đặt lồng nuôi phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Nơi có độ mặn cao, tương đối ổn định nằm trong khoảng từ 30 - 36 phần ngàn, ít bị ảnh hưởng bởi lũ, lụt, những vùng biển có nhiệt độ từ 24 -32 độ C tốt nhất là từ 26-30 độ C.

Có nguồn nước trong sạch, ít bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị.

Là nơi kín gió, có độ sâu phù hợp cho việc xây dựng và quản lý lồng nuôi, mức nước tối thiểu khi triều xuống thấp nhất phải đạt 2m, chất đáy là cát; cát bùn; hoặc chất đáy cát, cát bùn có lẫn đá san hô nhỏ, vỏ động vật thân mềm.

Gần nguồn giống, thức ăn và thuận tiện đường giao thông. + Thiết kế xây dựng lồng nuôi

Tùy vào điều kiện từng vùng biển mà có thể thiết kế các kiểu lồng nuôi khác nhau. Hiện nay có 2 kiểu lồng nuôi phổ biến: kiểu lồng hở và kiểu lồng kín.

Kiểu lồng hở:

Là loại lồng được cố định bởi các cọc gỗ găm xuống đất.

Kích thước lồng nuôi phù hợp là: 4 x 4(m); 3 x 4(m) và 4 x 5(m), chiều cao cọc làm lồng phụ thuộc vào độ sâu tại nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt tại nơi có độ sâu 2 - 5m (lúc thủy triều thấp nhất).

Cọc gỗ: có thể dùng gỗ tròn f =15-20 cm hoặc gỗ xẻ (gỗ 5 x 10 cm), chiều dài cọc gỗ phụ thuộc vào độ sâu nơi đặt lồng ( cọc gỗ phải có chiều dài cao hơn độ sâu cao nhất khi triều cường tại nơi đặt lồng khoảng 0,5m). Cọc được vót nhọn một đầu và được cắm chặt xuống đất, khoảng cách giữa 2 cọc từ 1,5 - 2m.

Nẹp ngang thường dùng gỗ tròn có f = 12 -15 cm hoặc dùng gỗ xẻ (gỗ 4 x 6 cm), nẹp cách nẹp 1,5 đến 2m.

Sắt làm khung lồng: dùng sắt tròn (sắt rằn) có f = 18 - 20 mm được làm thành các khung hình chữ nhật, khoảng cách giữa 2 thanh sắt từ 1 - 1,2 m, chiều cao (rộng)

của khung sắt làm thân lồng cao từ 1 - 2m, lưới lồng được bện trực tiếp vào các khung sắt sau đó lắp ghép lại và được cố định bởi khung cọc gỗ.

Lưới lồng: Hiện nay, phổ biến là làm lồng theo kiểu lồng 1 lớp hoặc 2 lớp lưới lồng ghép sát vào nhau. Vật liệu bằng lưới nhợ hoặc bằng lưới PE, kích thước mắt lưới 2a = 25 -35mm (tùy theo cỡ giống thả nuôi), đối với tấm lưới đáy còn làm thêm một lớp lưới ruồi nhằm đảm bảo thức ăn không bị lọt ra ngoài khi cho ăn. Ngoài ra để đảm bảo an toàn ta cần gia cố thêm một lớp lưới cước (cước 150 -180), kích thước mắt lưới 2a = 35 - 40mm tại những phần có làm khung sắt. Những lồng sử dụng để ương tôm hùm giống thì kích thước mắt lưới nhỏ hơn sao cho đảm bảo tôm không chui ra được (2a < 5mm).

Mặt trên của lồng phải có nắp đậy bằng lưới tránh thất thoát tôm do bắt trộm hay do triều, khi triều cao ngập lồng nuôi. Trong những ngày nắng nóng, lồng nuôi xây dựng ở những vùng nước nông phải tiến hành che mát cho tôm trên mặt lồng bằng các vật liệu như lá dừa, cót hoặc dùng nắp lồng bằng lưới ruồi để tránh tôm hoạt động quá nhiều hay tôm bị đóng rong.

Kiểu lồng kín: (lồng di động).

Loại lồng này thích hợp ở những vùng nhiều sóng gió, độ sâu cao.

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại cam ranh, khánh hòa (Trang 38)