Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, nên tác giả chủ yếu tập trung xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế. Từ cơ sở trên các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả kinh tế nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa được trình bày trong luận văn này bao gồm:
- Doanh thu - Chi phí
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 1.3.1.1. Doanh thu
Doanh thu = Sản lượng x Giá bán
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế hộ nông dân thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của hộ nông dân, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu ”.
Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm hùm lồng thương phẩm là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các hộ nuôi thu được từ việc nuôi tôm hùm lồng và tiêu thụ nó. Doanh thu của các cơ sở nuôi được thay đổi theo sản lượng tôm thương phẩm mà các cơ sở
nuôi đạt được. Sản lượng tôm thương phẩm càng lớn thì mức doanh thu càng cao (giả sử cố định giá). Tuy nhiên, sản lượng tôm thương phẩm phải đạt được mức độ đồng đều và cỡ (size) phải đạt chuẩn thì mức doanh thu mới càng cao, và phải đảm bảo khi thu hoạch để bán trọng lượng trên mỗi con tôm thương phẩm [15].
1.3.1.2. Chi phí
Chi phí của hộ nông dân là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, hao phí lao động vật hoá và chi phí cần thiết khác mà hộ nông dân đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”. Như vậy, chi phí gồm rất nhiều hoạt động chi tiêu khác nhau, chi mua nguyên vật liệu, thuê lao động...Các khoản chi phí có thể phân thành 2 loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuê tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay…
Chi phí bất biến không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động. Xét cho 1 sản phẩm (đơn vị sản phẩm) chi phí bất biến có quan hệ tỉ lệ nghịch với khối lượng hoạt động. Chi phí bất biến của các cơ sở nuôi tôm hùm thương phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí tiền lương, chi phí trả lãi vay và thuế.
Chi phí khấu hao: Là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của TSCĐ do quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật…Chi phí khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá TSCĐ qua thời gian sử dụng. Khấu hao TSCĐ đối với nghề nuôi tôm hùm lồng thương phẩm bao gồm khấu hao của tất các máy móc, nhà xưởng phục vụ cho việc nuôi tôm hùm lồng. Để khấu hao chính xác cần xác định giá trị (theo nguyên giá - giá lúc mua, xây dựng), số năm sử dụng tài sản, số vụ nuôi trong năm. Số năm sử dụng của từng loại TSCĐ khác nhau. Trong đề tài nghiên cứu này, qui ước TSCĐ dùng cho nuôi tôm hùm lồng của các hộ nuôi là tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm.
Phân bổ khấu hao được tính toán dựa trên khung thời gian sử dụng tài sản theo quyết định của Bộ Tài chính và được phân bổ mức khấu hao theo từng năm và từng vụ nuôi.
Chi phí sửa chữa lớn: Là những khoản chi phí có kế hoạch sửa chữa, đại tu ban đầu nhằm phục hồi những bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng TSCĐ. Trong quá trình dừng nuôi, cơ sở sẽ có kế hoạch sửa chữa…
Chi phí trả lãi vay: là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay trung, dài hạn phục vụ cho việc nuôi tôm hùm lồng.
Thuế: Là các khoản đóng góp của người nuôi vào ngân sách nhà nước.
Chi phí tiền lương công nhân: các khoản tiền lương nhân viên trả theo lương thời gian, thông thường tính trả lương theo tháng làm việc.
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc
doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi.
Chi phí khả biến là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động theo một tỉ lệ thuận. Khi khối lượng hoạt động tăng, làm tăng chi phí khả biến tăng theo và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm, làm giảm chi phí khả biến. Khi khối lượng hoạt động bằng 0, chi phí khả biến cũng bằng 0. Chi phí khả biến của các cơ sở nuôi tôm hùm lồng thương phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí mua con giống; chi phí thức ăn, chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng; chi phí năng lượng; chi phí tiền lương công nhân trực tiếp; chi phí sửa chữa nhỏ; các khoản chi phí giao dịch khác.
Chi phí mua con giống: Bao gồm tiền mua con giống từ các cá nhân, đơn vị cung cấp giống và tiền vận chuyển từ nơi nhà cung cấp đến cơ sở nuôi.
Chi phí thức ăn: Bao gồm toàn bộ tiền mua thức ăn cho tôm ăn từ lúc thả giống đến khi thu hoạch.
Chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng: bao gồm các khoản chi phí mua các loại thuốc phòng trị bệnh tôm, các vi sinh vi lượng xử lý trong nước hoặc trộn vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng của tôm.
Chi phí năng lượng: Bao gồm chi phí điện năng, xăng, dầu chạy máy phục vụ nuôi tôm hùm lồng.
Chi phí tiền lương công nhân: Các khoản tiền lương nhân viên trả theo sản phẩm, trả lương theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận.
Chi phí sửa chữa nhỏ: Là những khoản sửa chữa phát sinh đột xuất trong quá trình nuôi, giá trị nhỏ như sửa chữa máy móc, thiết bị bị hư hỏng…
Các khoản chi phí khác: Là các khoản đóng góp địa phương, chi phí thuê thu hoạch, lưới chắn, thuê thiết bị…[15].
Chi phí cơ hội (Opportunity costs)
Là lợi ích bị bỏ qua khi quyết định lựa chọn giữa các phương án. Lợi ích cao nhất của một trong các dự án bị bỏ qua trở thành chi phí cơ hội của dự án được chọn. Khái niệm chi phí cơ hội là yếu tố quan trọng và chủ yếu khi tính toán hiệu quả của dự án, nhất là về mặt giá trị kinh tế, mặc dù chúng không được (hoặc chưa từng được) phản ánh trong sổ sách của kế toán tài chính.
Chi phí cơ hội được sử dụng để tính toán cho các cơ sở nuôi tôm hùm lồng được tính toán dựa trên mức lãi suất bình quân từ nhiều nguồn khác nhau như ngân hàng, dự án nhỏ, quỹ xóa đói giảm nghèo,…tại thời điểm các cơ sở nuôi tôm hùm lồng bỏ ra vốn để đầu tư. Tuy nhiên, việc đầu tư vốn vào nuôi tôm hùm lồng dàn trãi trên các tháng nuôi và không đều nhau; các tháng đầu chủ yếu đầu tư vào TSCĐ, máy móc, thiết bị phục vụ nuôi, thuốc hóa chất xử lý, chuẩn bị nuôi, con giống…chi phí đầu tư cho tôm hùm lồng. Vì vậy, chi phí cơ hội tác giả không tính toán để hạch toán lợi nhuận kinh tế [15].
1.3.1.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận từ hoạt động nuôi tôm tôm hùm lồng thương phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động nuôi tôm hùm lồng thương phẩm của các cơ sở nuôi; là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ các khoản chi phí nuôi tôm hùm lồng để có được sản lượng tôm hùm lồng để bán [15].
Lợi nhuận/lồng: Đây chính là lợi nhuận thực sự của nông hộ. Chỉ số này dương cho thấy nông hộ có đủ khả năng tái đầu tư trong dài hạn. Sự bền vững của sản xuất chỉ thực sự đạt được nếu lợi nhuận/lồng dương.