Một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả các hộ nuôi tôm hùm

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại cam ranh, khánh hòa (Trang 72)

lồng tại Cam Ranh

- Các hộ nuôi nuôi với mật độ dày, do đó việc gây bệnh là thường xuyên xảy ra. Để cứu tôm, trong những năm qua, các ngành chuyên trách đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, đến nay việc ngăn chặn tôm chết vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tôm hùm nuôi chết hàng loạt là do bị bệnh sữa, đen mang, long đầu, vẫn biết đây là loại bệnh thường gặp trên tôm. Song, phác đồ điều trị vẫn chưa thống nhất, thiếu sức thuyết phục, và vì vậy, nông dân vẫn đang mày mò thử nghiệm.

- Giá tôm hùm giống không ổn định do phụ thuộc vào nguồn cung tự nhiên. Do tôm hùm giống bán được giá cao nên người dân tận thu, bắt cả những con tôm có kích thước rất nhỏ; cách thức vận chuyển, lưu giữ và ương tôm giống lại chưa phù hợp khiến tỷ lệ hao hụt tôm hùm giống lên đến 50%.

- Giá tôm hùm thương phẩm bấp bênh, do phụ thuộc nhiều vào giá thị trường xuất khẩu.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

- Kết luận

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm thương phẩm tại Cam Ranh 2012 -2013 cho thấy:

Số lồng trung bình của 1 hộ nuôi tôm hùm tại Cam Ranh là 19 lồng, hộ nhỏ nhất là 2 lồng, lớn nhất là 30 lồng. Doanh thu trung bình 1 lồng là 170 triệu đồng/ lồng, nhỏ nhất là 140 triệu đồng/lồng, lớn nhất là 200 triệu đồng/lồng. Lợi nhuận bình quân/lồng là 10 triệu đồng/lồng, nhỏ nhất là -82 triệu đồng/ lồng, lớn nhất là 58 triệu đồng/lồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một lồng là 0,05, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,06.

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh giải quyết việc làm cho khoảng 6.184 hộ gia đình trực tiếp, và hàng ngàn hộ gia đình gián tiếp khác: nậu vựa, chế biến, cung ứng thức ăn, con giống…

Trong 1 vụ với thời gian nuôi trung bình là 20 tháng, với lượng mẫu thu thập là 94 mẫu, sản lượng 184,5 tấn thì tổng lượng N thải ra môi trường là khoảng 75,5 tấn. Với tổng số lồng của Cam Ranh là 7.950 lồng, 300 tấn thương phẩm (theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp Thành phố Cam Ranh, 2013) thì tổng số lượng N thải ra môi trường là khoảng 122,68 tấn. Ước tính tổng chi phí chất thải N là 16,50 tỷ – 32,97 tỷ VNĐ. Thông tin này chỉ mang tính tương đối vì con số này có thể thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giá trị chuyển đổi trong chi phí xử lý, khả năng tự xử lý của môi trường,….

Điều tra 94 hộ nuôi tôm với kết quả như sau: có 68,4% hộ nuôi tôm cho biết họ vay ngắn hạn theo mùa; chỉ có 8,4% là thường xuyên có nhu cầu vay. Tuy nhiên cũng có 21,5% ít khi vay vốn và 1,6% ý kiến trả lời cho biết họ chưa vay lần nào. Mức độ khó khăn khi vay vốn của những người nuôi tôm, kết quả khảo sát có đến 81,5% ý kiến cho rằng việc vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức (ngân hàng và quỹ tín dụng) là khó khăn và rất khó khăn. Chỉ có 19,5% cho rằng, việc vay vốn từ các nguồn chính thức là dễ dàng. Trong khi đó cũng chỉ có 0,6% cho rằng việc vay vốn là rất dễ dàng. Tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân người nuôi tôm không vay vốn từ ngân hàng để từ đó có giải pháp, cơ chế chính sách về vốn hợp lý hơn cho người nuôi tôm, kết quả khảo sát cho thấy có 40,9% người nuôi tôm không vay được vốn từ các ngân hàng là

do không đủ tài sản thế chấp để được vay vốn hoặc định giá trị tài sản thế chấp không phù hợp với giá thị trường (thấp hơn giá thị trường); 37,4% không vay vốn vì lãi suất cho vay quá cao, sản xuất khó có khả năng thu hồi vốn; 13,6% viện dẫn lý do bị từ chối khi xin vay, trường hợp này chủ yếu hồ sơ không hợp lệ hoặc các dự án không khả thi; 5,6% cho là thủ tục vay vốn phức tạp và 2,5% vì lý do khác như không biết thủ tục vay vốn, vay của người thân, vay trong xóm. Trước thực trạng trình độ của người nuôi tôm thấp nên khả năng xây dựng phương án sản xuất hoặc lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng người nuôi rất khó tiếp cận được đồng vốn vay, nhất là vay ưu đãi. Bên cạnh những lý do trên còn có các nguyên nhân khác như: tôm bị chết dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn nên năm sau tiếp tục nuôi thì người nuôi tôm không có khả năng tiếp cận được đồng vốn; sự biến động của chi phí đầu vào (trong đó có lãi suất ngân hàng) và giá cả đầu ra nên có thể năm nay nuôi lời nhưng năm sau lại lỗ, người nuôi tôm không thể dự báo được thị trường và giá cả thị trường.

- Kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội đối với nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh

+ Đối với người nuôi

Nghiêm túc chấp hành và có trách nhiệm trong việc thực hiện quy hoạch vùng nuôi tôm của các cấp chính quyền.

Hiện nay, các thông tin về kỹ thuật nuôi tôm được rất phổ biến và được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi, mạng điện tử… Vì vậy, người nuôi cần chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận và học hỏi kỹ thuật từ các nguồn này.

Tăng cường học hỏi, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao kiến thức quản lý cũng như kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng. Đoàn kết, tự giác, có trách nhiệm trong việc phòng chống dịch bệnh, giữ sạch môi trường và nguồn nước nuôi. Không sử dụng các hóa chất, thuốc và thức ăn nằm trong danh mục cấm sử dụng, đồng thời theo dõi thường xuyên và cập nhật danh mục các hóa chất, kháng sinh cấm để thực hiện kịp thời việc không dùng chất cấm.

Người nuôi nên kết hợp nuôi tôm hùm với một số đối tượng có giá trị cả về kinh tế và môi trường. Ví dụ, nuôi tu hài thương phẩm bằng lồng (khay, rổ) treo dưới bè. Hình thức nuôi trên có ưu điểm là không tốn chi phí đầu tư làm bè riêng mà chỉ cần gia cố bè nuôi tôm hùm có sẵn. Đây là phương thức nuôi sáng tạo trong điều kiện chưa

có quy hoạch vùng nuôi riêng cho tu hài tại các đầm, vịnh. Với phương thức này, người nuôi thường treo khoảng 100 lồng (khay) tu hài vào bè nuôi tôm hùm sau khi đã được gia cố với số lượng tu hài giống từ 5.000 - 6.000 con. Thực tế cho thấy, tu hài nuôi chung với tôm hùm phát triển nhanh hơn so với tu hài nuôi bằng bè riêng. Chỉ sau 10 - 11 tháng, tu hài đạt kích cỡ 50 con/kg trở lên và có thể thu hoạch, tỷ lệ sống đạt trên 90%, trong khi tu hài nuôi bằng bè riêng thì phải sau 13 - 14 tháng nuôi mới đạt kích cỡ 50 con/kg, tỷ lệ sống chỉ đạt 80 - 85%.

Mặt khác, tôm hùm nuôi chung với tu hài cũng nhanh lớn và ít bệnh hơn so với tôm hùm nuôi bằng bè riêng do dễ bị ô nhiễm hữu cơ cục bộ tại khu vực bè nuôi. Cùng với nguồn thu nhập từ tôm hùm, ngư dân nuôi theo hình thức này còn lãi ròng thêm khoảng 12 - 15 triệu đồng từ tiền bán tu hài.

Ưu điểm của mô hình là khi nuôi tu hài kết hợp tôm hùm trong cùng một bè là chất thải từ tôm hùm làm giàu mùn bã hữu cơ và sinh vật phù du, làm phong phú và dồi dào nguồn thức ăn tự nhiên cho tu hài, nhờ đó tu hài lớn nhanh. Đồng thời, quá trình lọc sinh học của tu hài cũng góp phần làm giảm lượng mùn bã hữu cơ và sinh vật phù du trong môi trường nước tại khu vực bè nuôi tôm hùm, nhờ vậy, môi trường nước được làm sạch, góp phần giảm thiểu nguồn lây bệnh đối với tôm hùm.

+ Đối với tỉnh Khánh Hòa

Nâng cao hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi tôm tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp phòng, trị các loại bệnh trên tôm nuôi. Chuẩn hóa hệ thống phòng xét nghiệm bệnh tôm để tránh gây những tổn thất không đáng có cho người nuôi và người sản xuất giống.

Khuyến khích việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ Biofloc…; Thực hiện đúng quy hoạch vùng nuôi tôm và xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Trên cơ sở qui hoạch cần xây dựng các chương trình, dự án từ sản xuất.

Có chính sách thu hút, đào tạo đội ngũ cán bộ thủy sản. Đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các đợt tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, thông qua đó trao đổi kinh nghiệm, tìm ra giải pháp nuôi tôm hiệu quả hơn, truyền đạt và chuyển giao những kỹ thuật nuôi tiên tiến cho người dân để họ áp dụng vào quá trình nuôi tôm. Trong thời gian tới cần có giải pháp: Sắp xếp và tổ chức lại, củng cố, nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát

triển sản xuất. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

Đối với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất: Tăng cường hơn nữa những chương trình khuyến ngư tầm cao, ngoài hiểu biết về kỹ thuật cần tổ chức rộng rãi và sâu sát các lớp học về pháp luật và đào tạo hướng nghiệp cho người nuôi tôm hùm lồng, tạo điều kiện cho người nuôi tôm, vừa tham gia khai thác tốt nguồn lợi thủy sản, vừa bảo vệ và phát triển môi trường, nguồn lợi thủy sản. Trung tâm khuyến ngư và các trường đào tạo của tỉnh Khánh Hòa, của thành phố Cam Ranh cần phải tăng cường mở thêm những lớp tập huấn ngắn hạn và trung hạn cho người nuôi tôm. Công nhân kỹ thuật và người sản xuất chính cần được đào tạo vừa cơ bản, vừa thường xuyên, do các tiến bộ và công nghệ nuôi tôm thường tiến rất nhanh. Vì vậy, cần phải mở các lớp đào tạo mới, hoặc nâng cao trình độ ngắn ngày trên cơ sở kết hợp với Trung tâm Khuyến ngư của Tỉnh.

Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng, giải quyết nhanh chóng các thủ tục vay vốn. Đồng thời kêu gọi các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước như các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, giảm thuế…

+ Hạn chế của đề tài

Mặc dù đề tài đã giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

Do hạn chế về ngoại ngữ nên việc nghiên cứu các mô hình nghiên cứu liên quan của các tác giả nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra trong quá trình điều tra, thu thập dữ liệu còn gặp một số vấn đề khó khăn:

Trên thực tế đa số lồng nuôi tôm hùm là của tư nhân và do người chủ vận hành hoặc người thân thuộc trong gia đình của họ mà phần lớn là họ không có kiến thức lý thuyết về nuôi trồng thủy sản, việc nuôi trồng thủy sản chủ yếu thông qua kinh nghiệm hoặc học hỏi kiến thức từ bạn bè và học hỏi từ các mô hình nuôi trồng trước đã thành công. Vì vậy, hầu hết các cơ sở đều quản lý yếu kém và thiếu sự giám sát cơ bản và kế hoạch hoạt động dựa trên các tiêu chí quan trọng về các yếu tố đầu vào, con giống…; đa phần các cơ sở nuôi đều không có sự ghi chép chính xác về quá trình đầu

tư cũng như ghi chi tiết cho từng loại để rút kinh nghiệm trong vụ sau nên việc thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, số liệu thống kê thuỷ sản do Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố thực hiện, không có mạng lưới thu thập thông tin đến xã, vì vậy gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thu số liệu; các số liệu thống kê về chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích mặt nước trong nuôi trồng thủy sản diễn ra thường xuyên nhưng chưa được cập nhật; không có bộ phận chuyên theo dõi công tác thống kê do đó số liệu không cập nhật, thiếu chính xác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Bộ Thủy Sản. 2005. Thực trạng nguồn lợi và khai thác thủy sản ở Việt Nam. Tạp chí Thông tin Khoa học Công nghệ và Kinh tế Thủy sản. Số 10, năm 2005.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 của ngành Thủy sản. Hà Nội.

3. Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013. Niên giám thống kê 2013.

4. Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

5. Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân (2002), Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Thống kê.

6. Hoàng Hùng (2001), Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn. Đọc tại:

http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/hdkh/2001/so01/16.htm.

7. Phan Thị Hoa, “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nuôi cá rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai (2012)”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.

8. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn, Nguyễn Trịnh Kiểm (2001), Từ điển Thuật ngữ kinh tế học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội.

9. Lê Bảo Lâm và các cộng sự (2009), Kinh tế vi mô, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn (Đồng chủ biên) (2007), Giáo trình Kinh tế và Quản lý công nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Xuân Bảo Sơn (2009), “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (2009)”, luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Nha Trang.

12. Sở Nông nghiệp và phát triên nông thôn Khánh Hòa, 2010. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm của ngành Thủy sản.

13. Dư Ngọc Tuấn, 2011, Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận, Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang.

14. Hoàng Thu Thủy (2008), “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi tôm sú giống (Penaeus monodon) tại tỉnh Khánh Hòa (2008), luận văn thạc sỹ, Đại học Nha Trang.

15. Nguyễn Thị Thu (1989), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế trong các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp, Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

16. Hoàng Thu Thủy (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi tôm sú giống (Penaeus monodon) tại tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nha Trang. 17. UBND Khánh Hòa, 2011, “Phát triển nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020”.

18. Hồ Thị Thúy Thanh (2014), “Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội nghề nuôi nuôi tôm he chân trắng thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (2014)” của tác giả Hoàng Thị Thúy Thanh, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.

19. Viện Ngôn Ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 20. VASEP, 2013. Tổng kết tình hình tôm thế giới 2012, triển vọng 2013

21. Paul A. Samuelson, William, D. Nordhaus (1989), Kinh tế học. NXB Học Viện quan hệ quốc tế. 22. http://www.gso.gov.vn. 23.http://www.baokhanhhoa.com.vn/Kinhte-Dulich/2009/03/319451/. 24. http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/42079/Khi-dien-tich-nuoi-tom-chan- trang-tang-chong-mat.aspx. 25. http://www.FAO.org/fishery/statistics/global-aquaculture-production)

PHỤ LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại cam ranh, khánh hòa (Trang 72)