Với đặc trưng là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tình hình đánh bắt và nuôi trồng thủy sản từ năm 2000 không có nhiều đột biến nhưng có tốc độ phát triển khá ổn định. Tổng sản lượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng 1,4%/năm. Cơ cấu nguồn cung dịch chuyển theo hướng tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng và giữ ổn định nguồn khai thác tự nhiên. Nguyên nhân do thủy sản đánh bắt ngày càng cạn kiệt và sự cải tiến kỹ thuật cho phép gia tăng năng suất nuôi trồng. Năm 2009, mảng nuôi trồng thủy sản đóng góp 37% tổng sản lượng, tăng đều từ mức 26% năm 2000 [2].
Theo nhiều nghiên cứu, mức tiêu dùng thủy hải sản ở các quốc gia rất khác nhau và không có mối liên hệ chặt chẽ với mức sống và khả năng chi trả của người dân. Một số quốc gia có thu nhập trung bình lại có mức tiêu thụ thủy sản/người/năm tương đối cao như Malaysia (55,4kg), Tonga (53,1kg)… trong khi đó, dân cư các khu vực có mức sống cao như EU, Mỹ tiêu dùng thủy sản khá thấp. Các nước như Iceland (90,5kg), Nhật Bản (63,2kg) lại nằm trong trường hợp mức sống và tiêu thụ đều tốt [1]. Vì vậy có thể thấy rằng, khả năng tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố như tập quán ẩm thực, vị trí địa lý (gần biển) và thường ít có sự đột biến. Trong vòng 40 năm trở lại đây, nhu cầu thủy sản tăng cao, khoảng 3%/năm, tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng dân số là 1,7%/năm. Các sản phẩm thủy sản cung cấp 16% lượng đạm động vật cho toàn thế giới và 30% - 50% ở châu Á. Tiêu dùng thực phẩm thủy sản bình quân đầu người từ năm 2006 ở mức 16,8 kg/người/năm. Theo dự báo, trong giai đoạn hiện tại đến 2025, tốc độ tăng tiêu dùng thủy sản sẽ tăng khoảng 2%/năm, nhỉnh hơn tốc độ dự phóng tăng trưởng dân số là 1,4%/năm [24].
Bảng 2.1 : Sản lượng tôm toàn thế giới giai đoạn 2005 - 2011
(ĐVT: ngàn tấn)
(Nguồn: [18])
Bảng 2.1 chỉ ra rằng, sản lượng thành phẩm tôm của Việt Nam năm 2005 chiếm 6,7% sản lượng tôm toàn thế giới (115 ngàn tấn so với 1.701 ngàn tấn) đã tăng lên tỷ trọng 14% năm 2011 (240 ngàn tấn so với 1.672 ngàn tấn).
Trong các thị trường nhập khẩu tôm chính của thế giới năm 2011, Hoa Kỳ có sản lượng nhập khẩu lớn nhất, tiếp theo là EU và Nhật Bản (bảng 2.2)
Bảng 2.2 : Tổng nhập khẩu tôm từ các nước của 3 thị trường chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản năm 2011
Trong 10 nước nhập khẩu tôm lớn nhất vào Mỹ năm 2011, Việt Nam chiếm tỷ trọng 7,78% (xếp 5/10 nước) (bảng 2.3)
Bảng 2.3 : Tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ của các nước năm 2011
(Nguồn: [18])
Trong 10 quốc gia nhập khẩu tôm hàng đầu vào EU năm 2011, Việt Nam xếp thứ 6 với 6,95% (bảng 2.4)
Bảng 2.4 : Tổng nhập khẩu tôm vào EU của các nước năm 2011
Trong 10 quốc gia nhập khẩu tôm hàng đầu vào Nhật năm 2011, Việt Nam xếp thứ 2 với 18,08% (bảng 2.5)
Bảng 2.5 : Tổng nhập khẩu tôm vào Nhật của các nước năm 2011
(Nguồn: [18])
Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 [1]. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn, rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm khá dày đặc. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn [1]. Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng được đa dạng hóa. Đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế. Giai đoạn 2000 – 2008, ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 15%/năm [2]. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị chững lại trong năm 2009, tăng trưởng âm 6% chủ yếu do sự sụt giảm ở mảng cá tra, basa.
Diện tích mặt nước và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 là 641.900 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 589.600 tấn; năm 2004 là 920.100 ha, sản lượng 1.202.500 tấn; năm 2006 là 976.500 ha, sản lượng 1.693.900 tấn; năm 2008 là 1.052.600 ha, sản lượng 2.465.600 tấn; trong đó diện tích nuôi mặn lợ là 713.800 ha, riêng nuôi tôm 629.300 ha [2]. Tuy Việt Nam
gia nhập nhóm các cường quốc “tôm” chậm hơn một số nước khác nhưng đã thâm nhập mạnh vào thị trường thế giới nhờ tận dụng uy tín về chất lượng và đang đứng thứ 3 về sản lượng nuôi tôm.
Nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, riêng nghề nuôi tôm ước tính xuất hiện khoảng 100 năm nay nhưng nuôi chuyên tôm mới phát triển từ năm 1987, khi sản xuất tôm bột đạt số lượng thương phẩm. Đến thập kỷ 90, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có sản lượng tôm nuôi cao trong khu vực và trên thế giới với diện tích nuôi tôm cả nước đạt 260.000 ha và sản lượng 52.000 tấn vào năm 1995.
Bảng 2.6 : Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam theo khu vực từ năm 2007 - 2012
(ĐVT: tấn) Năm Địa phương 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Đồng bằng sông Hồng 16.054 14.512 14.981 15.753 15.844 17.624 2. Trung du và miền núi phía Bắc 388 294 379 328 239 321 3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 43.563 51.216 69.562 71.457 77.835 75.664 4. Tây Nguyên 88 61 67 71 61 47 5. Đông Nam Bộ 14.896 15.207 15.805 14.804 18.519 22.793 6. Đồng bằng sông Cửu Long 309.531 307.070 318.586 347.239 366.196 357.772 Cả nước 384.519 388.359 419.381 449.652 478.694 473.861 (Nguồn: [21])
Trong những năm gần đây, tôm luôn là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam do mang lại giá trị xuất khẩu cao. Theo thống kê của Cục Thống kê và Trung tâm Tin học Thủy sản, mặc dù tỷ trọng sản lượng nuôi tôm so với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2001-2006 là 22,35, nhưng giá trị mặt hàng tôm xuất khẩu lại chiếm 48,5% so với tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2002 – 2006. Trong giai đoạn 2007 – 2012, nếu như cả nước có tổng sản lượng là 384.519 tấn vào năm 2007, thì
năm 2012 đã là 473.861 tấn, trong đó, riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long, sản lượng tăng từ 309.531 tấn năm 2007 lên 357.772 tấn năm 2012 [21].