Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính: Giới tính của 94 người tham gia phỏng vấn trong mẫu được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Phân bố mẫu theo giới tính
Giới tính Số người Tỷ lệ (%)
Nam 84 89,52
Nữ 10 10,48
Tổng 94 100,00
(Nguồn: Dữ liệu điều tra, năm 2014)
Bảng cho thấy, trong mẫu nghiên cứu có 84 người có giới tính là nam (chiếm 89,52 %) và 10 người có giới tính là nữ (chiếm 10,4 %) được phỏng vấn. Tỷ lệ nam giới cao hơn so với tỷ lệ nữ giới vì đa phần chủ hộ tham gia nuôi là nam.
Phân bố mẫu theo độ tuổi: Độ tuổi là lượng biến nhận nhiều giá trị khác nhau, vì vậy trước khi thống kê mô tả tác giả đã tiến hành phân tổ lại theo đúng lý thuyết thống kê kinh tế. Bảng cho thấy, các nông dân tham gia phỏng vấn trong mẫu có tuổi từ 27 đến 66. Trong đó, độ tuổi từ 27 đến 31, chiếm tỷ lệ 2,82 %; độ tuổi từ 32 đến 36, chiếm tỷ lệ 8,06 %; độ tuổi từ 37 đến 41, chiếm 19,76 %; độ tuổi từ 42 đến 46 chiếm tỷ lệ 22,18%; độ tuổi từ 47 đến 51, chiếm 20,16 %; độ tuổi từ 52 đến 56 chiếm 12,50 %; độ tuổi từ 57 đến 61 chiếm 10,48 %; độ tuổi từ 62 đến 66 tương ứng 4,03%.
Bảng 3.2: Phân bố mẫu theo độ tuổi
Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%) 27 – 31 3 2,82 32 – 36 8 8,06 37 – 41 19 19,76 42 – 46 21 22,18 47 -51 19 20,16 52 – 56 12 12,50 57 – 61 10 10,48 62 - 66 4 4,03 Tổng 94 100,00
Phân bố mẫu nghiên cứu theo kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ: Kỹ thuật nuôi tôm của các chủ hộ trong mẫu có được từ kinh nghiệm tích lũy bản thân, tập huấn kỹ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi...
Bảng 3.3: Phân bố mẫu theo kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ
Kỹ thuật nuôi tôm Số người Tỷ lệ (%)
Bản thân
25 27,02
Bản thân, tập huấn
44 46,37
Bản thân, tập huấn, báo, đài, ti vi
25 26,61
Tổng
94 100,00
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014)
Bảng cho thấy, 27,02 % các chủ hộ có được kỹ thuật nuôi tôm do tự bản thân tích lũy được, 46,37 % có được kỹ thuật nuôi tôm từ bản thân và tập huấn; 26,61 % ngoài tự bản thân tích lũy thì còn học hỏi kỹ thuật nuôi tôm qua các đợt tập huấn và các phương tiện như báo, đài, ti vi.
Phân bố mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn: Học vấn của các nông dân
được phỏng vấn gồm: không học, cấp 1, cấp 2, cấp 3.
Bảng 3.4: Phân bố mẫu theo trình độ văn hóa
Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ (%) Không học 8 8,51 Cấp 1 40 42,55 Cấp 2 28 29,78 Cấp 3 18 19,14 Tổng 94 100,00
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014)
Bảng cho thấy, có 8,51 % người không học. Đa số nông dân có trình độ văn hóa là cấp 1, cấp 2 và cấp 3 với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 42,55 %, 29,78% và 19,14 %. 3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh 3.2.1. Đánh giá kết quả kinh tế
Đánh giá kết quả kinh tế của các hộ nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh được trình bày như bảng (tính theo lồng, vụ nuôi: 20 tháng)
Bảng 3.5: Kết quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh
Chỉ tiêu Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
1. Số lồng (lồng) 19 2 30
2. Doanh thu/lồng (triệu
đồng/lồng) 170 140 200
3. Chi phí/lồng
(triệu đồng/lồng) 160 142 282
- Chi phí biến đổi/lồng
(đồng/lồng) 60 40 80
- Chi phí cố định/lồng (triệu
đồng/lồng) 120 82 202
5. Lợi nhuận/lồng (triệu
đồng/lồng) 10 -82 58
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014)
Bảng cho thấy, số lồng trung bình của 1 hộ nuôi tôm hùm tại Cam Ranh là 19 lồng, hộ nhỏ nhất là 2 lồng, lớn nhất là 30 lồng. Doanh thu trung bình 1 lồng là 170 triệu/ lồng, nhỏ nhất là 140 triệu đồng/lồng, lớn nhất là 200 triệu đồng/lồng. Lợi nhuận bình quân/lồng là 10 triệu đồng/lồng, nhỏ nhất là -82 triệu đồng/ lồng, lớn nhất là 58 triệu đồng/lồng.
3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh được trình bày như bảng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một lồng là 0,05, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,06.
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh
Tiêu chí Trung bình Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn nhất
1. Số lồng (lồng) 19 2 30
2. Doanh thu/lồng (triệu
đồng/lồng) 170 140 200
3. Chi phí/lồng
(triệu đồng/lồng) 160 142 282
- Chi phí biến đổi/lồng
(đồng/lông) 60 40 80
- Chi phí cố định/lồng (triệu
đồng/lồng) 120 80 202
5. Lợi nhuận/lồng (triệu
đồng/lồng) 10 -82 58
6. Lợi nhuận/doanh thu 0,05 -0,58 0,29
7. Lợi nhuận/chi phí 0,06 -0,57 0,2
Lợi nhuận/lồng: Đây chính là lợi nhuận thực sự của nông hộ. Chỉ số này dương cho thấy nông hộ có đủ khả năng tái đầu tư trong dài hạn. Sự bền vững của sản xuất chỉ thực sự đạt được nếu lợi nhuận/lồng dương. Ở Cam Ranh, lợi nhuận/ lồng nuôi tôm hùm trung bình là 10 triệu đồng/ lồng.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của hộ nuôi. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu của hộ nuôi. Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là hộ nuôi có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là hộ nuôi thua lỗ. Ở Cam Ranh, lợi nhuận/ doanh thu nuôi tôm hùm trung bình là 0,05 nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu được có 5 đồng lợi nhuận. So sánh với lãi suất ngân hàng thì tỷ lệ này rất thấp. Kết quả tính toán cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất về lợi nhuận thu được trên mỗi lồng nuôi, thể hiện sự khác biệt về hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm hùm lồng giữa các hộ là rất lớn. Điều này ngụ ý nghề nuôi tôm hùm lồng này có mức độ độ rủi ro cao nhưng cũng là nghề hấp dẫn do các hộ lãi có giá trị lợi nhuận ròng lớn.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động nuôi của hộ nuôi. Ở Cam Ranh, lợi nhuận/chi phí hộ nuôi tôm hùm trung bình là 0,06 nghĩa là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thu được 6 đồng lợi nhuận.
Nghề nuôi tôm hùm lồng này có mức độ độ rủi ro cao nhưng cũng là nghề hấp dẫn do các hộ lãi có giá trị lợi nhuận ròng lớn. Rủi ro cao là do một số nguyên nhân như: Nguồn khai thác tôm giống ngày càng giảm nên không cung ứng đủ cho nhu cầu nuôi; chất lượng con giống kém khiến người nuôi gặp nhiều rủi ro. Con tôm hùm giống cũng đang bị thả nổi về công tác kiểm soát, kiểm dịch nên tôm có mầm bệnh cũng không ai biết. Thêm vào đó, công nghệ nuôi tôm hùm hiện nay vẫn theo cách truyền thống là mỗi bè có khoảng 4 - 10 lồng, mỗi lồng thả nuôi khoảng 100 con. Con tôm hùm khoái ăn tươi nên thức ăn cho chúng là các loại cá tạp, cua, sò…Khi tôm ăn không hết, còn thức ăn thừa chúng ăn đi ăn lại vừa gây bệnh cho tôm vừa gây ô nhiễm môi trường nước. Đó là một trong những nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh; đặc biệt là các bệnh tôm sữa, đen mang… Nguyên nhân ban đầu được các nhà chuyên môn cho là do thức ăn kém phẩm chất.
Mật độ nuôi tôm quá dày cũng làm tăng nhanh độ ô nhiễm vùng, bệnh xuất hiện nhiều, tỉ lệ sống của tôm hùm giảm dần. Quy hoạch chỉ cho phép khoảng cách giữa cụm bè này với cụm bè kia phải đạt tối thiểu 100m. Nhưng hiện nay trong vùng tôm chết nhiều, các bè tôm nằm san sát nhau, ước tính mật độ dày gấp hơn ba lần so với tiêu chuẩn trong vùng quy hoạch. Quy định chỉ 30 - 60 lồng/ha nhưng ở Cam Ranh nuôi 75 lồng/ha. Ngoài ra mật độ tôm nuôi quy định chỉ 50 con/lồng, nhưng ở đây nuôi với mật độ cao hơn 2 - 4 lần.
Bên cạnh nỗi lo về dịch bệnh, đầu ra, giá cả tôm hùm cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Chẳng hạn, những ngày đầu năm 2013, giá tôm lên đến gần 2,5 triệu đồng/kg, nhưng sau đó giảm xuống từ 1,8 – 2,3 triệu đồng/kg và nay chỉ còn khoảng 1,6 triệu đồng/kg. Không những thế, sản lượng tôm hùm thấp, không đều, xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc hoặc tiêu thụ nội địa.
- Kiểm định sự khác nhau giữa năng suất theo các nhóm kinh nghiệm người nuôi Giả thiết:
H0: Không có sự khác nhau giữa phương sai của năng suất theo các nhóm kinh nghiệm người nuôi
H1: Có sự khác nhau giữa phương sai của năng suất theo kinh nghiệm các nhóm người nuôi
Bảng 3.7: Kiểm định phương sai cho năng suất theo các nhóm kinh nghiệm người nuôi Nangsuat
Levene Statistic df1 df2 Sig.
25,354 4 89 0,000
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014)
Bảng 3.8: Phân tích ANOVA cho sự khác biệt năng suất theo các nhóm kinh nghiệm người nuôi
Nang Suat Loại biến thiên Biến thiên Df
Trung bình biến thiên F Sig. Giữa nhóm 14653,953 4 1831,744 19,281 0,000 Trong nhóm 8930,244 89 95,003 Tổng 23584,196 93
Kiểm định phương sai bằng nhau cho các nhóm kinh nghiệm người nuôi cho mức ý nghĩa 0,000 < 0,05 khi đó giả thiết H0 : Phương sai của các nhóm kinh nghiệm người nuôi bằng nhau bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1 : Phương sai khác nhau. Như vậy, không thể sử dụng ANOVA để phân tích sự khác nhau giữa các nhóm. Vì thế, không thể kết luận có sự khác nhau về năng suất giữa các nhóm kinh nghiệm. - Kiểm định sự khác nhau giữa năng suất theo các nhóm trình độ học vấn người nuôi Cặp giả thiết :
Ho : Không có sự khác nhau giữa năng suất theo các nhóm trình độ học vấn H1 : Có sự khác nhau giữa năng suất theo các nhóm trình độ học vấn
Bảng 3.9: Kiểm định phương sai cho năng suất theo các nhóm trình độ học vấn Nangsuat
Levene Statistic df1 df2 Sig.
0,969 4 89 0,383
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014)
Với mức ý nghĩa Sig = 0,383 > 0,05 nên chấp nhận giả thiết H0 với kiểm định phương sai. Tức là không có sự khác nhau giữa phương sai giữa năng suất theo các nhóm trình độ học vấn người nuôi. Như vậy, phân tích ANOVA để cho thấy sự khác nhau giữa các nhóm.
Bảng 3.10: Phân tích ANOVA cho sự khác biệt năng suất theo các nhóm trình độ học vấn
Nangsuat
Loại biến thiên Biến thiên Df Trung bình
biến thiên F Sig.
Giữa nhóm 1471,900 4 735,950 3,328 0,040
Trong nhóm 22112,296 89 221,123
Tổng 23584,196 93
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2013)
Với mức ý nghĩa Sig = 0,040 < 0,05 nên bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1. Để biết được sự khác nhau giữa năng suất các nhóm theo trình độ học vấn, sử dụng kiểm định t từng cặp để phân tích.
Bảng 3.11: Kiểm định sự khác nhau của năng suất trung bình giữa các nhóm học vấn
Nangsuat
Khoảng tin cậy 95% (I) trinhdo (J) trinhdo
Khác biệt trung bình
(I-J)
Sai lệch
chuẩn Sig. Chỉ số dưới Chỉ số trên Học trung học Đã qua đào tạo -8,06234 * 3,31561 0,044 -15,9506 -0,1741 Đã qua đào tạo Học đại học, cao đẳng -,37738 9,04378 0,999 -21,8935 21,1388 Học đại học, cao đẳng Học trung học 8,43972 8,77228 0,602 -12,4305 29,3100
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014)
Ở nhóm người nuôi có trình độ học trung học và nhóm người nuôi có trình độ đã qua đào tạo có sự khác nhau đáng kể về năng suất nuôi. Cụ thể, năng suất trung bình của nhóm người nuôi đã qua đào tạo cao hơn năng suất trung bình của nhóm người nuôi có trình độ học trung học. Với độ tin cậy 95% thì mức ý nghĩa Sig = 0,044 < 0,05 nên kiểm định có mức ý nghĩa thống kê.
Với nhóm người nuôi có trình độ học vấn học đại học, cao đẳng thì năng suất trung bình cao hơn nhóm người nuôi có trình độ đã qua đào tạo. Tuy nhiên với mức ý nghĩa của kiểm định Sig = 0,999 thì kiểm định không có ý nghĩa thống kê nên chưa thể kết luận có sự khác biệt giữa năng suất hai nhóm người nuôi có trình độ học vấn học đại học, cao đẳng và nhóm đã qua đào tạo.
Đối với nhóm người nuôi có trình độ học vấn là cao đẳng, đại học so với nhóm người nuôi có trình độ học vấn học trung học thì mức ý nghĩa Sig cũng lớn hơn 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy giữa 2 trình độ trung học và qua đào tạo thì những người nuôi có trình độ đã qua đào tạo có năng suất lớn hơn. Giữa các cặp trình độ trung học với cao đẳng đại học và nhóm trình độ đại học, cao đẳng với đã qua đào tạo thì không thể kết luận được là có sự khác biệt về năng suất vì không có ý nghĩa thống kê.
- Kiểm định sự khác nhau giữa năng suất theo lao động Cặp giả thiết:
Ho: Không có sự khác nhau giữa phương sai năng suất theo lao động H1: Có sự khác nhau giữa phương sai năng suất theo lao động
Mức ý nghĩa của kiểm định phương sau Sig = 0,683 > 0,05 nên bác bỏ giả thiết H1 chấp nhận giả thiết H0: không có sự khác nhau giữa phương sai theo lao động. Như vậy, phân tích ANOVA phù hợp để kiểm định sự khác nhau giữa năng suất theo số lượng người lao động.
Bảng 3.12: Kiểm định phương sai đồng nhất cho năng suất theo lao động Nangsuat
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.501a 4 89 0.683
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014) Phân tích ANOVA cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định Sig = 0,350 > 0,05 nên chấp nhận giả thiết H0: không có sự khác nhau giữa năng suất theo số lượng người lao động. Kết luận: Qua phân tích ở trên thấy được không có sự khác biệt giữa năng suất theo số lượng người lao động.
Bảng 3.13: Phân tích ANOVA năng suất theo lao động Nangsuat
Loại biến thiên Biến thiên Df Trung bình
biến thiên F Sig.
Giữa nhóm 1033.095 4 258.274 1.122 0.350
Trong nhóm 22551.101 89 230.113
Tổng 23584.196 94
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014)
- Kiểm định sự khác nhau giữa năng suất theo chi phí biển đổi
Kiểm định phương sai đồng nhất cho năng suất theo chi phí biển đổi Giả thiết:
H0: Không có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm năng suất theo chi phí biến đổi
Bảng 3.14: Kiểm định phương sai đồng nhất cho năng suất theo chi phí biến đổi
Nangsuat
Levene Statistic df1 df2 Sig.
57.722 4 89 0.000
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014)
Qua bảng 3.14: Sig= 0,000 > 0,05 nên chấp nhận giả thiết H1: Có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm năng suất theo chi phí biến đổi. Nên không thể sử dụng phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm năng suất theo chi phí biến đổi.
3.2.3. Đánh giá hiệu quả xã hội - môi trường
Nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh đã đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho người dân, tạo nên sự đa dạng về sinh kế, cải thiện đời sống cho cho người dân, giảm bớt áp lực lên hoạt động khai thác nguồn lợi tự nhiên. Nuôi tôm hùm lồng cũng kéo theo một các hoạt động dịch vụ phát triển (cung cấp giống, thức ăn...), tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các địa phương. Theo tổng kết, nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh giải quyết việc làm cho khoảng 6.184 hộ gia đình trực tiếp, và hàng ngàn hộ gia đình gián tiếp khác: nậu vựa, chế biến, cung ứng thức ăn, con giống [4]…