Tình hình nuôi tôm hùm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại cam ranh, khánh hòa (Trang 37)

Tôm hùm (Panulirus.spp) thuộc họ Palinuniade là loài tôm có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam có 7 loài tôm hùm gồm: Tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm sỏi, tôm hùm đỏ, tôm hùm ma, tôm hùm sen và tôm hùm bùn. Trong đó, tôm hùm bông có kích thước lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất và có giá trị cao nhất.

Hình 2.1: Bốn loài tôm hùm Gai nuôi nhiều nhất ở Việt Nam

Tôm hùm là loài ăn tạp, trong tự nhiên và cũng như nuôi thương phẩm. Thức ăn chủ yếu là cá, giáp xác và nhuyễn thể. Môi trường sống của chúng thường là những nơi nước sạch, có hang hốc, san hô, chất đáy ở tầng đáy sạch, độ mặn cao (>30‰) và nhiệt độ nước luôn ổn định trong khoảng 22 - 320 C. Cũng như những loài tôm khác, tôm hùm cũng lớn lên nhờ quá trình lột xác. Tuy nhiên, tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn, do đó tốc độ tăng trưởng cũng chậm hơn. Tôm hùm nuôi trong lồng sau thời gian từ 18 tháng trở đi mới đạt giá trị thương phẩm, cỡ 1 kg trở lên.

Nghề nuôi tôm hùm bằng lồng ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 2000, phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Sản lượng trung bình hàng năm đạt gần 1.400 tấn, chủ yếu là tôm hùm bông và tôm hùm xanh mang lại nguồn thu hơn 3.500 tỷ đồng mỗi năm. Hiện cả nước có khoảng 43.000 lồng, tập trung nhiều nhất ở Phú Yên và Khánh Hòa.

Nghề nuôi tôm hùm đang phát triển mạnh mang lại thu nhập cho người dân vùng duyên hải miền Trung, nhưng nhiều năm qua vẫn gặp khó trước tình trạng khan hiếm con giống. Trung bình mỗi năm cả nước khai thác khoảng 7,5-9 triệu con tôm hùm giống tự nhiên nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu người nuôi. Mỗi vụ nuôi người dân phải tranh nhau mua với giá đến 350,000 đồng một con. Chưa có trung tâm nghiên cứu thủy sản nào cho sinh sản nhân tạo tôm hùm giống, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III nghiên cứu cho tôm hùm sinh sản nhân tạo suốt hơn 20 năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa khả quan.

Tuy nhiên, đối tượng nuôi này thường gặp một số bệnh lý như trắng râu, long đầu, đầu to, đỏ thân, đen mang… Cuối năm 2006 và đầu năm 2007, tại các vùng nuôi tôm hùm ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đã xuất hiện và bùng phát bệnh sữa, gây chết nhiều tôm hùm nuôi, thiệt hại hơn 160 tỉ đồng. Đến năm 2012, bệnh lại xuất phát trên tôm hùm nuôi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã làm thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Khó khăn nhất hiện nay đối với nghề nuôi tôm hùm là một số vùng nuôi chưa được quy hoạch, con giống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên vì chưa thể sản xuất giống nhân tạo.

Tình hình dịch bệnh trên tôm hùm nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều vùng nuôi chưa thể kiểm soát được dịch bệnh gây tâm lý lo ngại cho người nuôi. Hiện nay công nghệ nuôi tôm hùm lồng vẫn áp dụng theo kiểu truyền thống, quy mô nhỏ lẻ. Thức ăn chủ yếu hiện nay cho tôm hùm là cá tạp nên dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi, trong khi đó thức ăn công nghiệp cho tôm hùm chưa được sử dụng rộng rãi…

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại cam ranh, khánh hòa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)