Những khó khăn thường gặp, hướng phát triển và nguyện vọng của hộ nuô

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại cam ranh, khánh hòa (Trang 64)

tôm hùm lồng thành phố Cam Ranh

- Lý do tham gia nuôi tôm

Bảng 3.15: Lý do tham gia nuôi tôm hùm lồng của hộ nuôi tại TP. Cam Ranh

STT Lý do Số hộ

(người) Tỷ lệ (%)

1 Dễ làm, địa thế thuận lợi 28 29,76

2 Thu nhập cao 44 47,02

3 Do chính sách địa phương 1 0,60

5 Làm theo người khác 21 22,62

Tổng 94 100

(Nguồn dữ liệu điều tra, năm 2014)

Qua bảng 3.15 cho thấy các hộ nuôi tôm hùm lồng ở TP. Cam Ranh chọn nuôi tôm hùm lồng vì do thu nhập cao chiếm 47,02%; sau đó là do dễ làm địa thế thuận lợi chiếm 29,76% và thấy người khác làm hiệu quả nên làm theo chiếm tỷ lệ 22,62%.

- Những khó khăn thường gặp của các hộ nuôi tôm hùm lồng

Nuôi tôm hùm lồng là thế mạnh và là định hướng đúng đắn của TP. Cam Ranh. Trong những năm qua, nghề nuôi tôm hùm lồng đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm hùm lồng nói riêng cũng có những thách thức nhất định. Bảng 3.16 cho thấy những khó khăn, thách thức chính mà các hộ nuôi tôm hùm lồng gặp phải trong thời gian gần đây ở TP. Cam Ranh.

Diễn biến thời tiết thất thường thời gian qua chính là nguyên nhân chính khiến tôm bị giảm sức đề kháng; cùng với dịch bệnh lây lan đã khiến nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh điêu đứng. Có đến 74,76% hộ cho rằng họ gặp rất nhiều khó khăn về bệnh dịch, 58,25% hộ dân gặp khó khăn về môi trường bị ô nhiễm và có 57,28% gặp rất nhiều khó khăn khi khí hậu biến đổi. Đây cũng là vấn đề lớn mà người nuôi tôm phải chống chịu không chỉ riêng ở Tp. Cam Ranh mà là hầu hết các địa phương trong cả nước đang gặp tình trạng tương tự. Nguyên nhân cho những tình trạng trên ngoài yếu tố thời tiết biến đổi khí hậu thì có thể kể đến các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sự gia tăng ồ ạt diện tích nuôi làm phá vỡ quy hoạch nuôi quá nhiều de dọa đến an toàn sinh học, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, làm xuất hiện dịch bệnh tấn công trên diện rộng.

Thứ hai, Vùng nuôi chưa được đảm bảo an toàn, điều kiện kỹ thuật nhiều diện tích nuôi tôm đã lâu năm nên môi trường bị suy thoái và mầm bệnh vẫn lưu tồn. Mặt khác, do nguồn nước bị ô nhiễm.

Thứ ba, việc thả nuôi không tuân thủ quy tắc, thả giống rải vụ quanh năm kể cả khi thời tiết không thuận lợi nên dịch bệnh dễ phát sinh trong quá trình nuôi. Mức độ quay vòng thâm canh quá cao làm cho môi trường bị suy thoái không có thời gian phục hồi.

Thứ tư, người nuôi quá lạm dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm xử lý môi trường cũng dẫn đến nhiều hậu quả xấu.

Khó khăn về thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, hầu hết các chủ hộ nuôi không thuê cán bộ kỹ thuật, tự mình tìm tòi học hỏi và rút ra kinh nghiệm nuôi nên việc phòng bệnh, chăm sóc, quản lý bè nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn về vấn đề vốn: có 33,01% hộ cho rằng họ rất khó khăn về vốn và 3 35,92% hộ nói rằng họ khá gặp khó khăn về vốn. Ban đầu hầu hết các người nuôi tôm sản xuất với quy mô nhỏ, dựa trên vốn tự có là chính, nhưng khi mở rộng quy mô sản xuất thì họ có nhu cầu vay vốn.

Bảng 3.16: Những khó khăn gặp phải trong nuôi tôm hùm lồng tại TP. Cam Ranh

(Đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu Không khó khăn Ít khó khăn Trung Bình Khá khó khăn Rất khó khăn

Thiếu diện tích mặt nước 45,63 24,27 4,85 17,48 7,77

Thiếu vốn 4,85 6,80 19,42 35,92 33,01

Thiếu giống 35,92 31,07 23,30 3,88 5,83

Thiếu thức ăn 37,86 45,63 14,56 1,94 -

Thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật 0,97 2,91 8,74 37,86 49,51

Khí hậu biến đổi - 0,97 4,85 36,89 57,28

Ô nhiễm môi trường - 3,88 4,85 33,01 58,25

Dịch bệnh - 0,97 7,77 16,50 74,76

Thiếu thông tin về thị trường 34,95 24,27 26,21 13,59 0,97

Khó tiêu thụ sản phẩm 19,13 10,97 19,3 40,7 9,9

Thiếu các dịch vụ hỗ trợ 26,21 15,53 21,36 28,16 8,74

Để hiểu sâu hơn về vốn cho các hộ nuôi tôm, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra 94 hộ nuôi tôm với kết quả như sau: có 68,4% hộ nuôi tôm cho biết họ vay ngắn hạn theo mùa; chỉ có 8,4% là thường xuyên có nhu cầu vay. Tuy nhiên cũng có 21,5% ít khi vay vốn và 1,6% ý kiến trả lời cho biết họ chưa vay lần nào. Mức độ khó khăn khi vay vốn của những người nuôi tôm, kết quả khảo sát có đến 81,5% ý kiến cho rằng việc vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức (ngân hàng và quỹ tín dụng) là khó khăn và rất khó khăn. Chỉ có 19,5% cho rằng, việc vay vốn từ các nguồn chính thức là dễ dàng. Trong khi đó cũng chỉ có 0,6% cho rằng việc vay vốn là rất dễ dàng. Tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân người nuôi tôm không vay vốn từ ngân hàng để từ đó có giải pháp, cơ chế chính sách về vốn hợp lý hơn cho người nuôi tôm, kết quả khảo sát cho thấy có 40,9% người nuôi tôm không vay được vốn từ các ngân hàng là do không đủ tài sản thế chấp để được vay vốn hoặc định giá trị tài sản thế chấp không phù hợp với giá thị trường (thấp hơn giá thị trường); 37,4% không vay vốn vì lãi suất cho vay quá cao, sản xuất khó có khả năng thu hồi vốn; 13,6% viện dẫn lý do bị từ chối khi xin vay, trường hợp này chủ yếu hồ sơ không hợp lệ hoặc các dự án không khả thi; 5,6% cho là thủ tục vay vốn phức tạp và 2,5% vì lý do khác như không biết thủ tục vay vốn, vay của người thân, vay trong xóm. Trước thực trạng trình độ của người nuôi tôm nên khả năng xây dựng phương án sản xuất hoặc lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng người nuôi rất khó tiếp cận được đồng vốn vay, nhất là vay ưu đãi. Bên cạnh những lý do trên còn có các nguyên nhân khác như: tôm bị chết dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn nên năm sau tiếp tục nuôi thì người nuôi tôm không có khả năng tiếp cận được đồng vốn; sự biến động của chi phí đầu vào (trong đó có lãi suất ngân hàng) và giá cả đầu ra nên có thể năm nay nuôi lời nhưng năm sau lại lỗ, người nuôi tôm không thể dự báo được thị trường và giá cả thị trường.

Bên cạnh đó thì những vấn đề về biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn, chất lượng con giống kém cũng là những nhân tố làm cho tôm chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Tôm chết dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn nên năm sau tiếp tục nuôi thì người nuôi không có khả năng tiếp cận đồng vốn, sự biến động của đầu vào và sự bấp bênh giá đầu ra nên có thể năm nay lời năm sau lỗ, người nuôi không thể dự báo được. Nhiều hộ dân gặp thua lỗ trong nhiều vụ đã không còn vốn để tái đầu tư sản xuất, trong khi đó việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ cho nuôi tôm rất khó khăn, các ngân hàng không muốn cho hộ dân vay vì tính rủi ro cho nghề này rất cao hoặc nếu có cho vay thì ngân hàng cho vay rất ít.

Đối với vấn đề thức ăn, hiện nay trên thị trường đã có nhiều cơ sở, thương hiệu thức ăn thủy sản uy tín nên người dân có nhiều cơ hội lựa chọn về chất lượng và giá cả, … Do vậy, các hộ dân được hỏi không gặp khó khăn gì về vấn đề thức ăn.

Vấn đề về lồng nuôi thì các hộ dân ở đây ít gặp khó khăn về diện tích có 45,63% hộ dân hoàn toàn không gặp khó khăn gì, mặt khác cũng có 17,48% hộ dân khá gặp khó khăn và 7,77% hộ dân gặp khó khăn rất nhiều vì thiếu tiền đầu tư lồng bè nuôi.

100% hộ nuôi ở Tp. Cam Ranh bán cho các đầu nậu nên việc nắm bắt thông tin về giá cả, thị trường thì người nuôi chủ yếu biết khi tham khảo giá giữa các hộ nuôi với nhau hoặc hỏi qua nhiều đầu nậu, bên nào có giá cao hơn thì người nuôi sẽ bán. - Những khó khăn trong quá trình thu hoạch tôm

Mong muốn của các hộ nuôi không chỉ vụ mùa bội thu, mà chủ yếu đối với họ chính là thu nhập có được từ việc bán các sản phẩm thu hoạch. Việc nuôi tôm đạt năng suất cao đã khó thì việc bán tôm sao cho được giá lại càng khó hơn. Tuy nhiên với các đặc tính của tôm hùm lồng và điều kiện tự nhiên của Tp. Cam Ranh thì đối với các hộ nuôi ở đây gặp khó khăn trong vấn đề bán tôm. Giải thích về vấn đề này các chủ hộ nuôi cho biết 100% ngư dân ở đây đều bán cả cho các đầu nậu nên họ gặp khó khăn về vấn đề ép giá, bảo quản sau thu hoạch cũng như kiểm tra dư lượng kháng sinh.

- Hướng phát triển của hộ nuôi

Nghề nuôi tôm hùm lồng tuy có những khó khăn nhất định nhưng lợi nhuận nó mang lại lớn nên chỉ có 1 hộ chiếm 0,97% sẽ thu hẹp diện tích nuôi, 7 hộ chiếm 6,8% chuyển sang nuôi đối tượng khác và có 9 hộ tương ứng 10,68% sẽ thay đổi phương thức nuôi với hy vọng sẽ đạt được năng suất cao hơn; 56 hộ tương đương 59,22 % nói rằng họ sẽ giữ nguyên không thay đổi quy mô nuôi, 21 hộ tương ứng 22,33% sẽ mở rộng số lồng nuôi.

Bảng 3.17: Hướng phát triển của các hộ nuôi ở TP. Cam Ranh

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Không đổi 56 59,22

Thu hẹp diện tích nuôi 1 0,97

Chuyển sang đối tượng khác 7 6,80

Mở rộng diện tích nuôi 21 22,33

Thay đổi phương thức nuôi 9 10,68

Tổng cộng 94 100

- Nguyện vọng của hộ nuôi

Bảng 3.18: Nguyện vọng của hộ nuôi tôm hùm lồng tại TP. Cam Ranh

Nguyện vọng Số hộ Tỷ lệ (%)

Trợ giúp về vốn 30 32,02

Trợ giúp về giống 3 3,51

Trợ giúp về kỹ thuật 41 43,86

Cung cấp thông tin 13 14,04

Khác 7 6,58

Tổng cộng 100

(Nguồn dữ liệu điều tra, năm 2014)

Từ bảng 3.18 cho thấy, 43,86% số hộ dân ở đây có nguyện vọng trợ giúp về kỹ thuật, 32,02% hộ nuôi được phỏng vấn có mong muốn được giúp đỡ về vốn; 14,04% hộ dân mong muốn được cung cấp thông tin, 3,51% hộ dân muốn hỗ trợ về giống. 3.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm tôm hùm lồng tại Cam Ranh

3.3.1. Thành tựu và hạn chế của nghề nuôi tôm hùm lồng Cam Ranh

a. Thành tựu đạt được

Tổng số lồng nuôi tôm hùm tại Cam Ranh tăng lên nhanh chóng. Nghề nuôi tôm hùm ở Cam Ranh góp phần rất lớn và việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm sinh kế cho người dân, góp phần phát triển các nghề khác: du lịch, chế biến…

Số lồng trung bình của 1 hộ nuôi tôm hùm tại Cam Ranh là 19 lồng, hộ nhỏ nhất là 2 lồng, lớn nhất là 30 lồng. Doanh thu trung bình 1 lồng là 170 triệu đồng/ lồng, nhỏ nhất là 140 triệu đồng/lồng, lớn nhất là 200 triệu đồng/lồng. Lợi nhuận bình quân/lồng là 10 triệu đồng/lồng, nhỏ nhất là -82 triệu đồng/ lồng, lớn nhất là 58 triệu đồng/lồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một lồng là 0,05, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,06.

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh giải quyết việc làm cho khoảng 6.184 hộ gia đình trực tiếp, và hàng ngàn hộ gia đình gián tiếp khác: nậu vựa, chế biến, cung ứng thức ăn, con giống…

b. Hạn chế

Dịch bệnh sữa trên tôm hùm lồng đã gây thiệt hại cho người nuôi tôm. Nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Bên cạnh đó, do chưa có quy

hoạch tổng thể, người nuôi phát triển tự phát nên chưa nắm vững quy trình, kỹ thuật từ khâu chọn địa điểm, mật độ, hướng đặt bè tôm, sử dụng và bảo quản thức ăn, đến xử lý chất thải. Hậu quả nhãn tiền là nguồn nước, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, tôm mắc bệnh chết hàng loạt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm hùm tại Cam Ranh như hiện nay, thiệt hại do ảnh hưởng từ thiên nhiên, môi trường, dịch bệnh ngày càng lớn.

Bên cạnh đó, vấn đề giá cả con giống cũng ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh. Hiện chưa thể cho tôm hùm sinh sản trong môi trường nhân tạo. Toàn bộ số tôm hùm con đưa vào nuôi là do ngư dân bẫy bắt ngoài môi trường thiên nhiên. Lượng tôm con năm ít, năm nhiều, giá cả thiếu ổn định. Do khan hiếm, mỗi con tôm hùm con (loại tôm trắng) có giá tới 350 nghìn đến gần 400 nghìn đồng. Bên cạnh đó, do kích cỡ khác nhau, nguồn giống khác nhau, sức khỏe khác nhau, cho nên khi thả nuôi rất vất vả. Đó là chưa kể tới việc không kiểm soát được tình trạng dịch bệnh của tôm con, cho nên hiệu quả phòng, chống dịch rất thấp.

Vấn đề đầu ra của tôm hùm cũng rất bấp bênh. Do giá tôm hùm rất biến động, có thời điểm hạ (khoảng 1,6 đến 1,8 triệu đồng/kg loại một), có thời điểm lại tăng (2,5 đến 2,8 triệu đồng/kg).

Nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của nghề khai thác tôm hùm giống cung cấp cho các vùng nuôi. Những loài tôm là đối tượng nuôi chính như: tôm hùm bông, tôm hùm đá càng, tôm con được gia tăng cường độ đánh bắt, khai thác. Mặt khác, trong quá trình nuôi, tỷ lệ tôm chết do bệnh dịch khá lớn làm nhu cầu con giống ngày một tăng, dẫn đến việc khai thác tôm hùm giống trở nên quá mức. Tại Khánh Hòa, việc khai thác tôm hùm giống tập trung chủ yếu ở 3 khu vực. Trong đó, vùng biển Đầm Môn - Đại Lãnh với diện tích khai thác 11,7km2; vùng biển đầm Nha Phu - vịnh Nha Trang với diện tích khai thác gần 29,1km2; vùng biển Bãi Dài (Cam Ranh) với diện tích gần 15,5km2. Loài tôm hùm khai thác gồm: tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm tre, tôm hùm đỏ và tôm hùm sỏi. Tuy nhiên, tôm hùm bông và tôm hùm đá là 2 loài nuôi phổ biến và có giá trị kinh tế nên được người khai thác chú ý hơn so với các loài khác. Mùa vụ đánh bắt tôm hùm giống thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Tỷ lệ các kích cỡ tôm hùm giống được khai thác từ 7 - 8mm chiều dài giáp đầu ngực, chúng có màu trắng hoặc trắng hồng, chiếm khoảng 78 - 83%; tôm giống cỡ lớn hơn 9 - 11mm chiều dài giáp

đầu ngực, được gọi là tôm “bọ cạp”, chiếm 15 - 16%; một số ít tôm con cỡ lớn được khai thác chủ yếu bằng lặn bắt chiếm 2 - 6%. Hiện nay, ngư dân khai thác tôm hùm giống chủ yếu dưới các hình thức bằng mành, bẫy và lặn. Trong đó, khai thác bằng mành có tỷ lệ cỡ tôm “trắng” và “trắng hồng” là 100%; khai thác bằng bẫy có cỡ tôm “trắng hồng” chiếm 95%, cỡ tôm “bọ cạp” chiếm 5%; khai thác bằng lặn có cỡ tôm “trắng” và “trắng hồng” chiếm 20 - 30%, cỡ tôm “bò cạp nhỏ” chiếm 50 - 60% và những cỡ tôm lớn hơn chiếm 15 - 25%. Theo quy định của Luật Thủy sản và Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tôm hùm chỉ được phép khai thác khi cân nặng trung bình từ 150g trở lên; từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, thời điểm tôm hùm đang kỳ sinh sản, không được phép khai thác dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu đơn vị, tổ chức, cá nhân nào vi phạm sẽ bị tịch thu toàn bộ phương tiện đánh bắt, số tôm thu được sẽ thả về biển và phạt hành chính từ 500 ngàn đến 5 triệu đồng/vụ, tùy vào lượng tôm

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại cam ranh, khánh hòa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)