Đảng cầm quyền đề xướng chủ trương, đường lối định hướng cho việc xây dựng pháp luật và chính sách phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 90 - 94)

hướng cho việc xây dựng pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước

Với tư cách là người lãnh đạo thông qua việc cầm quyền, Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng chịu trách nhiệm mọi mặt trước nhân dân và toàn xã hội. Với tư cách là Đảng cầm quyền vì vậy đổi mới và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Đảng ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Quan hệ giữa Đảng với Nhà nước là quan hệ bình đẳng của những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị. Đây là hai bộ phận giữ vị trí, vai trò khác nhau, có vai trò nhiệm vụ khác nhau và là những chủ thể lãnh đạo, quản lý, là những công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Trong điều kiện nhà nước pháp quyền, Đảng tham gia vào công việc Nhà nước thông qua hoạt động lãnh đạo, bằng chủ trương, đường lối, bằng công tác cán bộ chứ không phải là tổ chức đứng trên để điều hành nhà nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân ủy thác cho những đại biểu ưu tó nhất của mình, trong đó phần lớn là đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh giành - giữ chính quyền. Dưới sự

lãnh đạo của Đảng, nhân dân tổ chức và xây dựng nên nhà nước, nhưng nhà nước lại là công cụ của nhân dân, phục tùng ý chí của nhân dân và chỉ có nhân dân mới có quyền.

Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, Đảng phải thật sự tôn trọng và không ngừng nâng cao vai trò của Nhà nước. Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua nhà nước. Đảng lại là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, vì vậy Đảng không tự tách mình đứng lên trên nhà nước mà phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Mọi tổ chức Đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu và triệt để tuân theo pháp luật. Nâng cao vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng phải gắn liền với việc phát huy vai trò hiệu lực của nhà nước. Sức mạnh hiệu lực của nhà nước, quyền dân chủ của nhân dân được bảo đảm và phát huy chính là hiệu quả cầm quyền của Đảng NDCM Lào. Ngược lại, Đảng bao biện, lấn át, làm thay công việc của nhà nước là làm suy yếu vai trò sức mạnh của nhà nước, đồng thời tự hạ thấp vai trò và chất lượng cầm quyền của Đảng. Nói cách khác, Đảng suy yếu thì Nhà nước suy yếu và Nhà nước suy yếu thì Đảng cũng suy yếu theo. Vì Đảng là chủ thể lãnh đạo và Nhà nước là đối tượng của sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân là vô cùng hệ trọng.

Vấn đề đặt ra là Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội thì Đảng có quyền lực không. Để cầm quyền thì bản thân Đảng phải có quyền lực, quyền lực đó do nhân dân giao phó. Ngày nay trí tuệ và thông tin cũng là một loại quyền lực. Ai nắm trí tuệ, nắm thông tin người Êy có quyền lực. Song hình thức quan trọng nhất của quyền lực là quyền lực chính trị. Đảng NDCM Lào là một bộ phận của hệ thống chính trị, nhưng lại là bộ phận hạt nhân nên Đảng có quyền lực chính trị, đó là quyền lực lãnh đạo toàn diện và duy nhất

của Đảng đối với nhà nước, đối với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị và đối với toàn xã hội. Quyền lực của Đảng bắt nguồn từ quyền lực của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân téc.

Quyền lực của Đảng chủ yếu là do uy tín của Đảng đối với các tầng líp nhân dân, hình thành qua thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ do cơ sở xã hội sâu rộng của Đảng, do sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, do những thành quả to lớn đạt được trong quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân. Nhân dân suy tôn Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội. Quyền lãnh đạo đó của Đảng được Nhà nước và xã hội công nhận và xác nhận bằng đạo luật cao nhất của nhà nước là Hiến pháp.

Cần có sự phân biệt cần thiết giữa chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đảng là lực lượng lãnh đạo xã hội, còn Nhà nước là bộ máy quản lý xã hội. Quyền lực nhà nước chủ yếu dùa trên pháp luật và bộ máy cưỡng chế chuyên biệt. Quyền lực này chỉ riêng nhà nước mới có, như vậy Đảng không nằm trong cơ chế quyền lực nhà nước nên các nghị quyết của Đảng không có giá trị pháp lý đối với tất cả mọi công dân như các điều khoản của pháp luật. Đối với Đảng, hiệu lực lãnh đạo không phải được tạo ra bằng việc tăng cường các phương pháp, mệnh lệnh hành chính, không phải bằng cách áp đặt quyền lãnh đạo của mình cho nhà nước. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, ra lệnh là biện pháp giảm tiện nhất, dễ dàng và nhanh chóng nhất, nhưng cũng là biện pháp tệ hại nhất trong phương thức lãnh đạo của một Đảng chính trị cầm quyền.

Để thực hiện được điều đó, Đảng phải bằng hành động thực tế nâng cao tính tiên phong, gương mẫu, sức mạnh nêu gương thuyết phục của mình để tranh thủ được sự tín nhiệm, ủng hộ tối đa và lòng tin yêu của nhân dân, nâng cao uy tín của mình đối với nhân dân và xã hội. Uy tín đó không chỉ do những gì Đảng đã đạt được trong quá trình lãnh đạo cách mạng dân téc, dân chủ, đánh đế quốc và phong kiến mà điều quan trọng hơn là Đảng hiện nay

phải đáp ứng được nhu cầu lãnh đạo hiện hành thành công sự nghiệp xây dựng đất nước, phấn đấu vì mục đích dân giàu, nước mạnh.

Vấn đề quan trọng là làm sao để Đảng không lạm quyền lấn sân vào công việc của Nhà nước. Đây là một công việc khó khăn và phức tạp, Đảng NDCM Lào đang dần dần khắc phục tình trạng trên, vừa làm, vừa nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm trong thực tiễn. Để góp phần giải quyết vấn đề đó chỉ có thể xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để mọi tổ chức Đảng, mọi đảng viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Về phần nhà nước, các cơ quan nhà nước cùng với các tổ chức đoàn thể, cần phát huy vai trò tham gia tích cực đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, đồng thời tham gia giám sát, kiểm tra các hoạt động của Đảng, nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch và vững mạnh, để dân cảm nhận được Đảng là của nhân dân.

Trong điều kiện nhà nước pháp quyền thì Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội đòi hỏi chuyển từ phương thức mệnh lệnh, chỉ thị sang phương thức dân chủ và pháp quyền.

Cần lưu ý rằng Đảng cầm quyền trong điều kiện nhà nước không phải là nhà nước pháp quyền là khác với Đảng cầm quyền trong điều kiện nhà nước pháp quyền. Trong điều kiện nhà nước chưa thực sự trở thành nhà nước pháp quyền thì Đảng trực tiếp điều hành nhà nước và xã hội bằng các chỉ thị, nghị quyết.

Đảng cầm quyền trong nhà nước pháp quyền đòi hỏi chất lượng lãnh đạo phải cao hơn, phương pháp phải tốt hơn. Cùng một lúc Đảng phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: xây dựng đường lối chính trị đúng đắn; lãnh đạo nhà nước xây dựng pháp luật theo tinh thần đường lối của Đảng; tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra giám sát nhà nước trong quá trình thực hiện pháp luật.

Khi chuyển sang nhà nước pháp quyền, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cần phải đươc thể chế hoá thành pháp luật, đề cao pháp luật. Đường lối của Đảng là ý chí của giai cấp công nhân, của Đảng cầm quyền - tiêu biểu cho ý chí của nhân dân lao động phải trở thành pháp luật. Vì thế chất lượng của các nghị quyết chỉ thị của Đảng phải được nâng lên. Trong điều kiện nhà nước pháp quyền, Đảng trở thành hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị chứ không phải ở đỉnh của hình chóp quyền lực của hệ thống chính trị.

3.1.2.2. Đổi mới tư duy về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nướcNhà nước ở Lào hiện nay

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w