Đổi mới hoạt động của Chính phủ

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 84 - 85)

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, hoạt động của Chính phủ cần tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các thể chế, hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo và phối hợp các ngành các cấp thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các thể chế, thực thi pháp luật. Để làm được việc đó cần tăng cường chức năng xây dựng thể chế chiến lược và kế hoạch cho các bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ. Xác định rõ sự phân cấp trách nhiệm giữa cơ quan hành chính Trung ương và địa phương theo hướng tăng cường kỷ cương pháp luật và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương.

Đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính và thủ tục hành chính theo hướng chuyển nền hành chính theo chế độ tập trung, bao cấp sang thích ứng với nền kinh tế thị trường, nặng về cửa quyền sang phục vụ nhân dân, nặng về tham nhòng sang trong sạch, can thiệp sâu sang can thiệp vừa đủ vào sản xuất và đời sống. Xây dựng nền hành chính chịu trách nhiệm đầy đủ và trực tiếp trước nhân dân, thể chế hóa các phương thức kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hệ thống hành chính. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế - công cụ tổ chức điều hành mọi hoạt động xã hội của Chính phủ thực chất là tổ chức thực thi Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội theo pháp luật.

Củng cố và tăng cường hoạt động của Văn phòng đại biểu Quốc hội các vùng theo hướng xây dựng các cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, giám sát cơ quan hành chính địa phương. Tăng cường văn phòng đại biểu Quốc hội trong tỉnh phải trở thành người đại diện nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân và cơ quan tự quản của nhân dân ở cơ sở thực hiện dân chủ ở cơ sở. Xác định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của cac cấp chính quyền nhất là chính quyền cơ sở trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân.

Đổi mới hoạt động của chính quyền các cấp tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu theo chế độ thứ trưởng cho phù hợp với hệ thống hành pháp của nhà nước. Thực hiện chế độ bổ nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp (tỉnh, huyện) do dân trực tiếp và cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Hệ thống chính quyền ở cơ sở mở rộng đến bản - làng. Trưởng bản làng do dân bầu trực tiếp. Làm như vậy nhằm tăng cường tính thống nhất thông suốt, hiệu lực, hiệu quả và khả năng thực thi pháp luật của hệ thống hành pháp.

Đổi mới Chính phủ cần tập trung hơn vào việc xây dựng cơ quan hành pháp mạnh, có khả năng tổ chức và điều hành có hiệu quả mọi mặt đời sống xã hội, có một đội ngò công chức có năng lực và chịu trách nhiệm cá nhân trong công việc của mình trước pháp luật.

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w