Đổi mới về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Quốc hội Lào hiện nay

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 77 - 79)

hướng xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay và những năm tới

Trong những năm vừa qua sau khi Hiến pháp năm 1991 của nước CHDCND Lào đầu tiên ra đời, các tổ chức cơ quan nhà nước Lào đã được tổ chức củng cố và hoàn thiện một bước theo hướng nhà nước pháp quyền. Nhưng để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công cuộc đổi mới và sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay và yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền thì tổ chức bộ máy nhà nước Lào cần phải đổi mới và hoàn thiện một cách toàn diện và đồng bộ hơn nữa.

2.2.2.1. Đổi mới về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Quốc hội Lào hiệnnay nay

Về đổi mới chức năng và nhiệm vụ quốc hội:

Đối với một nhà nước dân chủ, chức năng - nhiệm vụ đầu tiên của Quốc hội vẫn là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng, quyền và lợi Ých của mọi tầng líp nhân dân. Đây là chức năng - nhiệm vụ gốc của Quốc hội, vì từ đây các chức năng còn lại là sự cụ thể hóa việc thực hiện chức năng này. Đây là chức năng - nhiệm vụ cơ bản - nền tảng của một nhà nước dân chủ, lập hiến, hợp pháp.

Tuy vậy, trong điều kiện nhà nước pháp quyền, chức năng, nhiệm vụ lập hiến, lập pháp của Quốc hội lại nổi lên như một chức năng - nhiệm vụ chủ yếu nhất. Để trở thành cơ quan lập pháp chuyên nghiệp hơn, Quốc hội cần có đủ các điều kiện về tổ chức bộ máy, nhân sự, phương tiện và chế độ làm việc - sinh hoạt chuyên nghiệp hơn. Quốc hội là cơ quan chủ trì, chủ đạo toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật từ việc xây dựng các chiến lược, các kế hoạch

xây dựng pháp luật đến quá trình soạn thảo, thẩm định và thông qua một dự luật cụ thể thành pháp luật.

Về chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội cần tập trung vào quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quan trọng nhất, quyết định ngân sách và nhân sự cấp cao nhất của Nhà nước. Về chức năng giám sát, Quốc hội cần tập trung giám sát các cơ quan nhà nước cấp cao, giám sát những vấn đề quan trọng nhất, các lĩnh vực khác nên giao cho các cơ quan nhà nước khác.

Đổi mới tổ chức bộ máy quốc hội theo hướng nhấn mạnh chức năng - nhiệm vụ là cơ quan lập hiến, lập pháp:

Để hoàn thành chức năng nhiệm vụ của cơ quan lập hiến, lập pháp Quốc hội cần tập trung đổi mới một số lĩnh vực chủ yếu sau đây:

Tăng cường các đại biểu có năng lực, phẩm chất, có trình độ cao về văn hóa nói chung, về pháp luật nói riêng. Tăng cường số đại biểu chuyên trách, hạn chế đại biểu kiêm chức. Cần tạo cho đại biểu Quốc hội có thời gian sức lực và trí tuệ cho hoạt động của Quốc hội. Tăng cường trách nhiệm cá nhân của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội vừa có khả năng đi sâu sát, nắm bắt ý nguyện của cử tri ở địa phương, cơ sở mình, vừa có khả năng khái quát đề xuất những vấn đề lớn trên quy mô quốc gia.

+ Về cơ cấu đại biểu quốc hội:

Củng cố các cơ quan chuyên môn (các ủy ban, hội đồng) của Quốc hội theo hướng chuyên môn hóa, bao gồm các chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan. Các cơ quan này làm nhiệm vụ tư vấn cho Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội không phải là một cấp của Quốc hội, có thể nghiên cứu thu hẹp phạm vi quyền hạn của cơ quan này. Quyền hạn của Quốc hội thể hiện chủ yếu ở chế độ làm việc và quyết định tập thể. Tăng cường các ủy ban về ngân sách, pháp luật, tư pháp và dân nguyện. Tăng số lượng đại biểu chuyên trách

cho các ủy ban này. Hầu hết các đại biểu Quốc hội cần tham gia vào các ủy ban Quốc hội.

Đổi mới tổ chức Đoàn đại biểu Quốc hội. Tăng cường số đại biểu chuyên trách ở các Đoàn. Có bộ máy nhân sự hợp lý và gọn nhẹ giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội ở các địa phương và ở Lào hiện nay không có Hội đồng nhân dân ở các địa phương.

Củng cố các cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội. Nâng cao năng lực nghiên cứu, tổng hợp và tham mưu của Văn phòng Quốc hội.

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w