và nghĩa vụ của công dân
Mục đích sự lãnh đạo của Đảng không có gì khác hơn là đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân, được thể hiện trên thực tế, đảm bảo mọi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như thế nào trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân là vấn đề khó khăn và phức tạp trong lĩnh vực chính trị ở CHDCND Lào hiện nay.
Quyền lực chính trị xét về mặt cấu trúc là một hệ thống tức hệ thống chính trị. Đại hội IV của Đảng NDCM Lào đã xác định hệ thống chính trị là cơ chế thể hiện và thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân là bằng cả hệ thống chính trị, trong đó mỗi bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị được xác định với mỗi chức năng cụ thể. Các tổ chức chính trị - xã hội cũng có chức năng thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đổi mới hoàn thiện về mặt tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền chính là nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân ở Lào hiện nay, vai trò tổ chức chính trị - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các tổ chức quần chúng có vai trò động viên, tập hợp nhân dân vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng đất nước, đưa đất nước từng bước lên CNXH. Hiến pháp nước CHDCND Lào đã khẳng định, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cơ sở chính trị - xã hội của nhà nước. Nhà nước CHDCND Lào trên thực tế đã ra đời từ các tổ chức mặt trận (Mặt trận Lào yêu nước), khi nhân dân Lào giành được chính quyền thì quyền lực nhân dân được thực hiện thông qua Nhà nước mà cơ sở của nó là Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình đổi mới, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cải cách bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền không thể không dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của mặt trận và các tổ chức quần chúng, không thể không đổi mới mối quan hệ giữa chúng với nhà nước. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cần được đổi mới theo hướng sau đây:
Một là, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội chăm lo lợi Ých của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ hoá và đổi mới xã hội; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Hai là, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi Ých chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước và cán bộ, viên chức nhà nước.
Ba là, cùng với việc vận động các tầng líp nhân dân phát huy trí tuệ, đóng góp vào việc xây dựng Hiến pháp, pháp luật, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra Quốc hội, đóng góp vào việc xây dựng chính sách của Nhà nước, hoàn thiện thể chể và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp.
Bốn là, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tình hình thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật để phản ánh, kiến nghị với Đảng, chính quyền và các ban ngành liên quan để được trả lời công khai trong các kỳ họp Quốc hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt trận các cấp cần làm tốt hơn việc hiệp thương, lùa chọn và giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn để cử tri bầu vào Quốc hội và các cơ quan nhà nước, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các bộ luật, các văn bản pháp quy trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc mở rộng và phát huy dân chủ xã hội, thực hiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải đổi mới nhận thức về nhiều vấn đề liên quan đến mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cũng như công tác mặt trận, công tác dân vận. Thông qua hoạt động của Mặt trận và các tổ
chức chính trị - xã hội mà những ý kiến nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân trở thành đường lối đổi mới của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Năm là, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị ở Lào hiện nay, ngày càng cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức, tập hợp nhân dân. Bộ máy tổ chức và các cán bộ của mặt trận và các đoàn thể, thay đổi theo hướng gọn nhẹ, giảm tầng nấc trung gian, mở rộng đội ngò kiêm chức và công tác viên; gắn bó với đoàn viên, hội viên, hướng về cơ sở, cố gắng tự tạo kinh phí hoạt động. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, cần có tính độc lập nhất định, có vị trí vai trò và chức năng quan trọng trong hệ thống chính trị, trong đời sống xã hội được quy định trong Hiến pháp, pháp luật.
Các tổ chức này cần có sự đổi mới về tổ chức và cán bộ, nội dung và phương thức hoạt động theo hướng coi trọng, chăm lo lợi Ých của đoàn viên, hội viên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cần chuyển hướng nội dung hoạt động cho phù hợp Từng bước khắc phục tình trạng tổ chức bộ máy cồng kềnh, bị nhà nước hóa, hành chính hóa, hiệu quả hoạt động thấp.
Chương 2