Dân chủ trong hiện thực được thể hiện bằng các quy định của pháp luật với các cơ quan thực thi pháp luật tương ứng. Dân chủ cần đến pháp luật như là những công cụ phương thức thực hiện. Không phải nhà nước nào cũng là dân chủ, nhưng bất cứ nền dân chủ nào cũng phải qua nhà nước, thông qua pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước xác lập những cơ chế, thiết chế thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân bằng những công cụ pháp lý, hợp hiến, hợp pháp.
Dân chủ phải gắn liền với nhà nước, với pháp luật, kỷ cương - dân chủ xã hội chủ nghĩa, không thể tách rời việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Dân chủ còn gắn với dân trí, với trình độ học vấn [10, tr.28].
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, không có nhà nước pháp quyền không có pháp luật thì không thể có dân chủ. Nói đến dân chủ là nói đến pháp luật, pháp luật là sự phản ánh yêu cầu dân chủ, vừa là công cụ để thực hiện dân chủ. Quá trình dân chủ hóa xã hội là quá trình xây dựng hoàn thiện không ngừng pháp luật, càng dân chủ hóa càng cần pháp luật.
Dân chủ trước hết là dân chủ về chính trị, có nội dung cốt lõi là quyền lực nhà nước thuộc về ai, quyền lực được tổ chức và vận hành theo phương thức nào. Trong thiết chế dân chủ, nhân dân lập nên nhà nước, ủy quyền cho nhà nước thực hiện quyền làm chủ của mình. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật quy định
các thiết chế dân chủ như bầu cử, ứng cử, kiểm tra và giám sát của công dân đối với các hoạt động của nhà nước, pháp luật trong nhà nước pháp quyền là công cụ làm chủ, công cụ đấu tranh cho các quyền và lợi Ých chính đáng hợp pháp của công dân. Pháp luật quy định các tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và vận hành các thiết chế dân chủ [14, tr.16].
Nhà nước pháp quyền và dân chủ có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhà nước pháp quyền chỉ có thể hình thành khi trong xã hội có nhu cầu dân chủ. Do vậy tuyên truyền giáo dục, ý thức dân chủ, ý thức làm chủ trong nhân dân, trong xã hội, trong cán bộ đảng viên có ý nghĩa quan trọng như là mục tiêu và động lực của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Do vậy, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức dân chủ ở Lào hiện nay cần tập trung vào những nội dung sau đây:
Một là, tuyên truyền, giáo dục để nhân dân có nhận thức và ý thức ngày càng đầy đủ về vị thế, vai trò và quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Là một nước dân chủ, theo Hồ Chí Minh, thì dân là chủ, dân làm chủ. Mọi quyền hành đều của dân, mọi lực lượng đều ở nơi dân. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng bảo vệ tổ quốc là công việc của dân, chính quyền từ trung ương đến xã đều do dân bầu ra, các đoàn thể đều do dân tổ chức nên. "Tuyên truyền, giáo dục dân chủ có nghĩa là “làm cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”[8, tr.223].
Hai là, tuyên truyền, giáo dục để nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua nhà nước, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhân dân tham gia vào công việc quản lý
của nhà nước, kiểm tra, giám sát nhà nước, thực hiện các quyền dân chủ trong kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Ba là, kết hợp thực hiện dân chủ đại diện và thực hiện dân chủ trực tiếp và ở cơ sở. Xây dựng và thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở và từ cơ sở bản - làng. Bởi vì: “Cần xây dựng ngay chế độ dân chủ bắt đầu từ cơ sở, dùa vào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia của quần chúng vào tất cả đời sống của nhà nước, Không có “sự giám sát” từ trên, không có quan lại” [6, tr. 336 - 337].
Bốn là, tuyên truyền, giáo dục ý thức dân chủ trong gia đình, trong nhà trường, trong xã hội, trong sản xuất kinh doanh và trong công tác. Kết hợp các hình thức, phương tiện tuyên truyền, giáo dục về dân chủ.
Năm là, thực hiện ngày càng đầy đủ dân chủ trong tổ chức Đảng làm cơ sở cho dân chủ trong nhà nước, đoàn thể nhân dân và trong các tầng líp nhân dân.