Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Tòa án và Viện Kiểm sát

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 106 - 108)

Viện Kiểm sát

Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay chóng ta cần có các cơ chế pháp lý về mặt hiến định để làm sao bảo đảm cho hoạt động của Tòa án thực sự độc lập nhằm giữ nghiêm pháp chế, thực thi mét trong các nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung của Nhà nước pháp quyền. Đó là nguyên tắc đảm bảo tính tối cao của pháp luật (trước hết là của Hiến pháp) đồng thời bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do của công dân cũng như các lợi Ých hợp pháp của xã hội và nhà nước. Sau 15 năm đổi mới, hoạt động tư pháp của Lào đã có những bước tiến mới. Hiến pháp năm

1991 ghi rõ: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan xét xử tối cao của nhà nước, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát sự thực thi pháp luật của công dân [39, tr.106], [40, tr.124].

Trong thời gian qua ngành tư pháp đã có đóng góp quan trọngv ào sự nghiệp bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững sự ổn định chính trị, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trấn áp và phòng ngõa nhiều tội phạm, mang lại sự bình yên trong cuộc sống cho nhân dân.

Tư pháp là một bộ phận quyền lực nhà nước, quyền tư pháp gắn liền với quyền lập pháp và hành pháp. Do sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của đất nước thì hoạt động tư pháp bộc lé nhiều yếu kém trên nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới và đòi hỏi của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Lào. Những khuyết điểm yếu kém đó biểu hiện ở tất cả các khâu từ điều tra, xét xử, truy tố đến phòng ngõa giáo dục và cải tạo.

Trong hệ thống tư pháp bao gồm nhiều cơ quan trong đó Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân tối cao được coi là cơ quan cao nhất về tư pháp, đặc biệt là Tòa án giữ vai trò tối quan trọng. Vì đó là nơi biểu hiện rõ nhất bản chất của pháp luật, là nơi mọi công dân tìm thấy cán cân công lý, tính nhân văn, nhân đạo cụ thể trực tiếp, là nơi kiểm nghiệm nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước là đổi mới phương thức lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu trên của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành tư pháp là bảo đảm tính độc lập trong điều tra xét xử, bảo đảm tính nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo điều kiện để các cơ quan tư pháp phát huy hết trách nhiệm của mình, trong việc khởi tố, điều tra, xét xử. Đảng lãnh đạo, uốn nắn những sai lệch đối với các cơ quan tư pháp khi hành động công vụ, đồng thời qua kiểm tra, đánh

giá ưu khuyết điểm của các hoạt động tư pháp, từ đó có chủ trương lãnh đạo, xây dựng củng cố, kiện toàn các cơ quan tư pháp.

Đảng lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông qua Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao và Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các Ban cán sự Đảng này có nhiệm vụ lãnh đạo Tòa án và Viện kiểm sát thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng. Đồng thời, thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức cán bộ và quyết định những vấn đề tổ chức cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ Chính trị. Kiểm tra công tác thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ban cán sự Đảng gồm các đồng chí đảng viên là Chánh án, Phó Chánh án, Bí thư Đảng ủy cơ quan, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, gồm các đồng chí đảng viên là Viện trưởng, Phó Viện trưởng. Bí thư Đảng ủy cơ quan, Bí thư, Phó bí thư các Ban cán sự Đảng do Bộ Chính trị chỉ định và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư.

Ban cán sự Đảng làm theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, và quyết định theo đa số. Bảo đảm và tạo điều kiện để Chánh án và Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm được giao theo pháp luật.

Có thể nói đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với các cơ quan tư pháp, chính là bảo đảm cho các cơ quan này làm đúng chức năng, nhiệm vụ bảo vệ pháp luật.

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w