Đổi mới tổ chức của các cơ quan tư pháp

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 80 - 82)

Đổi mới quan niệm về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tư pháp:

Phải nói rằng hoạt động cơ quan tư pháp ở Lào hiện nay do nhiều cơ quan khác nhau đảm nhận như Tòa án, Viện kiểm sát, thanh tra, trọng tài và các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tư pháp như công chức, giám định thi hành án, bào chữa, tư vấn pháp lý. Trong đó Tòa án nắm quyền xét xử. Tình hình trên là do lịch sử để lại, nên việc đổi mới cho phù hợp với điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền phải là một quá trình.

Trước hết cần xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng và quyền hạn của cơ quan tư pháp trong mối quan hệ với các cơ quan lập pháp và hành pháp. Cần phân biệt các hoạt động giám sát của Quốc hội, thanh tra, kiểm tra của Chính phủ với hoạt động của các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, giải quyết các chồng chéo, chồng lấn trong hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp.

Đổi mới tổ chức cơ quan tư pháp

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền quy định Tòa án là cơ quan nắm quyền tư pháp của Nhà nước Lào. Điều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp 1991 và Hiến pháp sửa đổi năm 2003 cũng được quy định như vậy, nhưng cần có những văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành.

+ Đổi mới tổ chức của Tòa án

Có thể giao Tòa án nhân dân tối cao thống nhất quản lý về mặt tổ chức các cấp Tòa án nhằm tăng cường trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trước Quốc hội, thống nhất chỉ đạo chuyên môn. Khắc phục tình hình, chịu sự quản lý của nhiều cơ quan như hiện nay. Làm như vậy không ảnh hưởng gì đến nguyên tắc xét xử độc lập theo pháp luật của các cấp tòa án, vì Tòa án còn chịu sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý giám sát của Quốc hội, Viện kiểm sát và nhân dân.

Duy trì hệ thống tổ chức tòa án cấp huyện như hiện nay, phù hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước theo các cấp hành chính với cơ chế lãnh đạo của Đảng và giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Tăng cường cho các Tòa án ở những địa bàn trọng điểm.

Việc giám sát các quyết định của Tòa án nhân dân tối cao thuộc về Quốc hội. Trong xét xử, Tòa án làm việc độc lập và chỉ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Tòa án cấp trên không can thiệp vào quyền xét xử độc lập của Tòa án cấp dưới.

Đổi mới tổ chức của Viện kiểm sát:

Trong điều kiện vẫn giữ nguyên Viện kiểm sát như hiện nay, Viện kiểm sát cần tập trung kiểm sát hệ thống văn bản và những vô vi phạm lớn do Quốc hội giao. Chuyển chức năng kiểm sát thi hành pháp luật cho thanh tra nhà nước thuộc Chính phủ thu gọn đầu mối các cơ quan thanh tra, điều tra, kiện toàn các cơ quan thi hành án: thành lập cảnh sát tư pháp và củng cố hỗ trợ tư pháp. Điều chỉnh hợp lý chức năng thực hiện quyền công tố khắc phục những chồng lấn trong tổ chức và hoạt động giữa Viện kiểm sát với Tòa án và các cơ quan thanh tra, điều tra.

Thành lập cơ quan điều tra thống nhất Chính phủ trên cơ sở sát nhập các cơ quan điều tra hiện nay. Thống nhất các hoạt động điều tra, thi hành án vào Chính phủ trên cơ sở có sự phân công, phối hợp giữa các ngành có liên quan.

Tăng cường các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tư pháp, chuyên nghiệp hóa các đoàn luật sư, tăng cường vai trò cá nhân luật sư, nâng cao chất lượng đào tạo luật gia, tiêu chuẩn hóa luật sư và công nhận luật sư. Thành lập cơ quan giám định thống nhất Chính phủ (do Bộ Tư pháp quản lý) để thống nhất các hoạt động giám định.

Đổi mới công tác cán bộ tư pháp:

Cần tiêu chuẩn hóa cán bộ tư pháp, nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đội ngò cán bộ này. Tăng cường cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn cao cho cơ quan tư pháp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w