Việc chuẩn bị tiền đề cho một nhà nước pháp quyền cần phải có một trình độ ý thức pháp luật phù hợp. Xã hội là một thực thể vật chất và tinh thần. Tổng thể những quan niệm, tư tưởng, lý luận, tình cảm, phong tục truyền thống, những yếu tố hợp thành ý thức xã hội, tạo thành thực tại tinh thần xã hội là bộ phận hợp thành của đời sống xã hội. Do bản chất của ý thức pháp luật là yếu tố không thể tách rời của đời sống xã hội, nên không thể cải tạo, đổi mới được tồn tại xã hội nếu không đồng thời tác động đến ý thức, không phát huy được năng lực tinh thần của xã hội và của mỗi người dân.
Ý thức pháp luật là một bộ phận cấu thành nên ý thức xã hội, nó là một trong những tiền đề tư tưởng, lý luận quan trọng không thể thiếu được của sự nghiệp đổi mới. Thực tiễn cho thấy trong sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, dùa trên nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở CHDCND Lào ngày càng làm tăng thêm vai trò và giá trị của
pháp luật. Pháp luật trở thành nhu cầu để phát huy dân chủ của nhân dân, là phương tiện không thể thiếu để nâng cao hiệu quả quản lý xã hội của nhà nước. Song, để pháp luật thể hiện được vai trò và giá trị của mình trong cuộc sống đòi hỏi phải không ngừng nâng cao ý thức pháp luật của mọi người trong xã hội. Ý thức pháp luật có vai trò vô cùng to lớn đối với pháp luật thể hiện các mặt sau:
Trước hết ý thức pháp luật là tiền đề trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Những thay đổi khách quan trong đời sống xã hội trước hết được phản ánh trong ý thức pháp luật, rồi sau đó mới được thực hiện trong các quy phạm pháp luật. Chính ý thức pháp luật cao cho phép đánh giá đúng tầm quan trọng của các quan hệ xã hội cần phải điều chỉnh. Vì vậy, bất kỳ một tổ chức, cá nhân tham gia trong quá trình xây dựng pháp luật cũng cần một trình độ ý thức pháp luật nhất định.
Ý thức pháp luật là một nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật, việc thực hiện pháp luật bao giê cũng phụ thuộc vào trình độ nhận thức pháp luật và trạng thái tâm lý pháp luật của con người. Ý thức pháp luật của các chủ thể để càng cao thì sự tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật của họ càng đúng đắn.
Ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật là quá trình vận dụng các quy phạm pháp luật để xem xét phán xét các trường hợp cụ thể trong thi hành pháp luật. Muốn áp dụng pháp luật giải quyết tốt các việc cụ thể, đòi hỏi người có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải phân tích chính xác các tình tiết của vụ việc trên cơ sở đó lùa chọn quy phạm pháp luật thích ứng để áp dụng. Muốn thế, người áp dụng phải có kiến thức rộng, trong đó ý thức pháp luật là yếu tố quan trọng để áp dụng đúng đắn pháp luật. Chính vì vậy để sự nghiệp đổi mới và hoàn thiện nhà nước ở CHDCND Lào đạt được kết quả thì không thể không tính
đến việc tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Ý thức pháp luật gắn liền với từng con người cụ thể. Mỗi người lại có hoàn cảnh kinh tế - xã hội, gia đình, giáo dục, ý thức đạo đức, ý thức chính trị, tâm lý, sức khỏe v.v.. không giống nhau. Do đó, sự hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật suy cho cùng là do bản thân mỗi người - mỗi công dân quyết định. Trong điều kiện kinh tế và xã hội hiện nay mọi công dân đều cần pháp luật, hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật.
Để nâng cao ý thức pháp luật trong điều kiện ở Lào hiện nay, cần tập trung vào những nội dung sau đây:
Một là, nâng cao trình độ văn hóa nói chung làm cơ sở để nâng cao văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật.
Hai là, từng bước đưa việc tuyên truyền, giáo dục dân chủ, giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục phổ thông và các cấp sau phổ thông, các trường đào tạo cán bộ các cấp, các ngành.
Ba là, từng bước đưa việc tuyên truyền, giáo dục dân chủ, pháp luật vào các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí.
Lào là một quốc gia có nét đặc thù về lịch sử hình thành dân cư, về kinh tế - xã hội và văn hóa. Các yếu tố này đều ảnh hưởng đến quá trình hình thành pháp luật của họ. Chính vì vậy việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân các bộ téc Lào ngoài những phương pháp, hình thức chung còn phải tìm kiếm những phương pháp, hình thức thích hợp với nhân dân các bộ téc.
Có thể nói tính thích ứng và phù hợp với đối tượng là một trong những nguyên tắc của giáo dục nói chung và đối với giáo dục ý thức pháp luật nói riêng. Nó nhằm kích thích khả năng, động cơ tính tích cực của đối tượng giáo dục, biến quá trình giáo dục trở thành tự giáo dục. Đồng thời nó cũng là quan điểm chỉ đạo hoạt động giáo dục ý thức pháp luật. Do đó, để hoạt động giáo dục ý thức pháp luật đạt được hiệu quả, chất lượng, đòi hỏi phải tiến
hành điều tra, khảo sát, nắm bắt từng đối tượng khác nhau, đặc thù của từng vùng dân cư, trên cơ sở đó tìm kiếm những hình thức, phương pháp, nội dung giáo dục ý thức pháp luật phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của việc quản lý xã hội.