Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan Chính phủ

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 103 - 104)

án. Do thực trạng kinh tế - xã hội của CHDCND Lào trong thời gian qua còn chưa ổn định dẫn đến tình trạng là cơ quan hành pháp (Chính phủ) phải gánh vác trọng trách quá nhiều, bao biện trong quá trình ra các văn bản dưới pháp luật để điều hành xã hội.

Hiện nay, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội rất quan trọng và không thể thiếu được đối với các quyết định quan trọng của đất nước mà Quốc hội đưa ra. Đó là các vấn đề an ninh, quốc phòng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tầm vĩ mô, phê chuẩn ngân sách quốc gia, chính sách đối ngoại. Đây là những vấn đề đó có liên quan đến sự tồn tại, sự sống còn của chế độ của đất nước.

3.2.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ

Để thực thi chủ trương của Đảng đề ra, cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ và cơ quan chính quyền trên một số bước sau:

3.2.2.1. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quanChính phủ Chính phủ

Đảng lãnh đạo nhằm xác định rõ chức năng của Chính phủ là quản lý vĩ mô. Vì vậy Chính phủ cần sớm hình thành nề nếp hoạt động theo phương thức là cơ quan Trung ương, bảo đảm việc hoạch định, điều hành chỉ đạo tổ chức, kiểm tra, kiểm soát một cách thống nhất các hoạt động của địa phương, bộ, ngành theo chiến lược phát triển chung của đất nước. Loại bỏ hoàn toàn cơ chế xin - cho làm thay công việc của cấp khác.

Lãnh đạo việc bổ sung, phân định rõ thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm, thẩm quyền của lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách) cần có quy định để các ngành, các cấp, các viên chức phải chịu trách nhiệm trong phạm vi công tác của mình.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ:

Cần phân định rõ hơn, cụ thể hơn chức năng hành pháp của Chính phủ trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp tư pháp. Xác định rõ mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan của Đảng và tổ chức xã hội khác nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa Chính phủ với các cơ quan hành chính, giữa Chính phủ với các tổ chức chính trị - xã hội [30, tr.42-43].

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 103 - 104)