Nâng cao dân trí trong nhân dân.

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 32 - 34)

Dân trí luôn là điều kiện của các sinh hoạt chính trị, dân chủ. Muốn nâng cao trình độ dân trí việc đầu tiên phải nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân bằng con đường cải cách kinh tế và thúc đẩy phát triển xã hội theo phương châm dân giàu, nước mạnh. Tuy hiện nay Lào còn nghèo, nhưng không vì thế mà sự nghiệp lại thờ ơ, xem nhẹ sự nghiệp giáo dục.

Nâng cao dân trí tác động trực tiếp đến nâng cao ý thức dân chủ và ý thức pháp luật. Dân trí càng cao thì ý thức dân chủ và pháp luật càng cao. Dân trí càng cao thì ý thức pháp luật càng có điều kiện phát triển, người mù chữ hay văn hóa thấp thì đứng ngoài chính trị (Lênin), đứng ngoài dân chủ, ngoài pháp luật. Sự thấp kém về học vấn của người dân đã cản trở họ hiểu biết pháp luật, do đó, họ có thể đứng ngoài pháp luật. Dân trí là một tiền đề hình thành và phát triển ý thức pháp luật. Dân trí giúp cho con người nhận thức được quy luật của tự nhiên, của xã hội và của tư duy, làm cho họ sống một cách tự tin, tự chủ, có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ, bảo vệ quyền và lợi Ých công dân hợp pháp của mình. Dân trí càng nâng cao thì tính tích cực xã hội, tính tích cực chính trị, tính tích cực pháp luật càng phát triển, tạo điều kiện để nâng cao ý thức công dân, ý thức pháp luật của con người.

Con đường cơ bản để nâng cao trình độ dân trí, trước hết, là giáo dục và đào tạo. Từ khi có Nghị quyết của Đại hội IV của Đảng NDCM Lào về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ quá độ xây dựng đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào, đã có chuyển biến tích cực về nhiều mặt tạo bước phát triển mới về quy mô và chất lượng giáo dục - đào tạo. Nhưng nhìn chung ở Lào trình độ dân trí vẫn còn rất thấp so với

các nước trong khu vực, hiệu quả đào tạo còn thấp, cơ sở vật chất trang thiết bị, phòng học còn thiếu, thiếu giáo viên trầm trọng, tỷ lệ giáo viên đạt tiêu chuẩn còn thấp.

Nguyên nhân của tình hình trên là do điểm xuất phát về giáo dục - đào tạo thấp, các chính sách giáo dục - đào tạo chưa đồng bộ. Về mặt chủ quan, các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương, trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo, chưa quan tâm đầu tư cho việc giáo dục - đào tạo đúng mức so với dân số và vị trí chiến lược của việc này. Các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp tuy có chuyển biến về mặt nhận thức về vai trò vị trí của việc giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhưng do sức Ðp cấp bách của sản xuất và đời sống nên chưa quan tâm đúng mức như một quốc sách hàng đầu. Cơ chế chính sách, bộ máy, nhân sự và phân cấp quản lý tài chính, giáo viên chưa hợp lý, chậm đổi mới, chưa tạo ra một động lực trong giáo dục, đào tạo.

Để nâng cao mặt bằng dân trí và đào tạo nguồn nhân lực ở Lào, trong thời kỳ mới, phải quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng NDCM Lào về giáo dục và đào tạo, tăng cường hơn nữa việc đầu tư giáo dục đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đa dạng hóa loại hình đào tạo, hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, tiến tới phổ cập trung học cơ sở, mửo rộng đào tạo nhân lực chuyên môn, nghiệp vụ. Nâng cao năng lực của hệ thống giáo dục - đào tạo, gồm xây dựng đội ngò thầy cô giáo, tăng cường cơ sở vật chất, dùng thiết bị, đảm bảo cho sự điều kiện phát triển, nhanh chóng và bền vững trong việc giáo dục và đào tạo.

Ngoài việc đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, đổi mới công tác thông tin đại chúng cũng là một giải pháp quan trọng, để nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội, pháp luật, khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho nhân dân.

Những năm qua Lào được đầu tư khá lớn các phương tiện, kỹ thuật, truyền thông, truyền hình, các loại sách báo, tạp chí, các nhà văn hóa, các thư viện công cộng chất lượng từng bước tăng lên. Nội dung thông tin đa dạng và phong phú, phục vụ nhu cầu tinh thần của người dân góp phần mở mang dân trí cho nhân dân cả nước.

Do yêu cầu phát huy dân chủ trong đó có dân chủ về thông tin nhằm để nâng cao tính tích cực chủ động của nhân dân các bộ téc, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò của thông tin đại chúng. Khắc phục xu hướng nhiễu thông tin, tác động tiêu cực của thông tin, đói thông tin. Tăng cường những loại hình thông tin khác nhau phù hợp với từng vùng, từng đối tượng với nội dung phong phú, có định hướng, thiết thực, dễ hiểu và độ tin cậy. Thông tin hướng dẫn cho người lao động, nhất là nông dân những kiến thức, những kỹ năng cần thiết trong sản xuất kinh doanh và trong đời sống.

Các phương tiện thông tin đại chúng không chỉ là con đường cơ bản để nâng cao trình độ dân trí tạo tiền đề để phát triển ý thức pháp luật, mà bản thân thông tin đại chúng với nội dung truyền tải pháp luật có tác dụng trực tiếp, nâng cao trí thức pháp luật, tình cảm và thái độ đối với pháp luật. Vì vậy nâng cao trình độ dân trí vừa là tiền đề vừa là tác nhân trực tiếp để nâng cao ý thức pháp luật và đời sống theo pháp luật ở CHDCND Lào nơi có trình độ dân trí còn thấp do với các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 32 - 34)