Xây dựng pháp luật là chức năng hàng đầu của Quốc hội. Để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, yếu tố quyết định là Đảng phải lãnh đạo quá trình xây dựng Hiến pháp. Hiến pháp là bộ luật gốc, bộ luật cơ bản của nhà nước, trong đó phải thể hiện được những quan điểm cơ bản của Đảng, ý chí và lợi Ých của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và toàn thể dân téc.
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, hoạt động lập pháp của Quốc hội đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Hơn 15 năm trải, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 1991 và vừa qua Quốc hội (khóa V) đã sửa đổi và bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1991. Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành hàng chục đạo luật, tạo điều kiện phát triển ổn định đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển của đất nước và việc yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, hệ thống pháp luật của CHDCND Lào còn thiếu.
Nhìn chung vẫn chưa hoàn thiện, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa thật sự với cuộc sống, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chưa phản ánh được đầy đủ ý chí nguyện vọng của nhân dân. Nhiều quy định của luật còn thiếu cụ thể, muốn đưa vào cuộc sống phải chờ ban hành văn bản dưới luật.
Thực tế chỉ ra rằng, thời gian qua không Ýt các văn bản pháp luật còn chồng chéo, sơ hở và chậm đi vào cuộc sống, hoặc không được cuộc sống chấp
nhận. Đây là miếng đất màu mỡ cho các tệ nạn quan liêu tham nhòng hối lé phát triển. Nhiều vụ án lớn vừa qua cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến cán bộ có chức có quyền tham nhòng làm thất thoát lớn tiền bạc của nhà nước, của nhân dân là do pháp luật còn sơ hở và chậm được thực thi trong cuộc sống.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng luật, Đảng cần lãnh đạo Quốc hội thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng chương trình nghiên cứu, biên soạn các dự án luật, bảo đảm tính khoa học và tính hệ thống của văn bản pháp luật.
Đây là vấn đề hệ trọng, cần có chương trình lập pháp dài hạn có tính chiến lược lâu dài, đồng thời phải có những chương trình kế hoạch lập pháp hàng năm và cả nhiệm kỳ. Các dự án luật phải được soạn thảo theo mét quy trình công phu, có sự tham gia góp ý kiến của nhiều chuyên gia pháp lý, của cơ quan hữu quan và đóng góp của nhân dân, của các đại biểu Quốc hội. Về vấn đề này, Đảng đoàn Quốc hội phải có sự lãnh đạo phối hợp Ủy ban pháp luật của Quốc hội, để các dự án luật và pháp lệnh đạt chất lượng cao.
Thứ hai: Đảng lãnh đạo công tác triển khai và thi hành luật, đưa luật pháp đi vào cuộc sống.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền thì đây là một nội dung cơ bản, đây là một nhiệm vụ có liên quan chặt chẽ đến quá trình xây dựng pháp luật. Luật được xây dựng phải tính đến khả năng thực thi trong cuộc sống. Muốn vậy đòi hỏi trình độ và năng lực làm luật phải được nâng cao, phải chuẩn bị ra các văn bản, quy định cụ thể hướng dẫn và thi hành luật. Tránh tình trạng luật, pháp lệnh đã ban hành nhưng chờ đợi hàng năm chưa được thực thi.
Cần lưu ý rằng, công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thi hành pháp luật. Trước hết Đảng phải lãnh đạo công tác giáo dục tư tưởng giao cho mọi cán bộ, đảng viên có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nghiêm pháp luật và nguyên tắc sâu rộng trong quần chúng, để pháp luật thể hiện ý chí của toàn Đảng, toàn dân. Để pháp luật
đi vào cuộc sống, bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục, cần phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đồng thời lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân, phát hiện kịp thời những vướng mắc có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung để pháp luật phục vụ thực tiễn xây dựng đất nước.
Thứ ba: Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngò cán bộ pháp lý có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật.
Hệ thống pháp luật của ta chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, một bộ phận phụ thuộc vào trình độ của đội ngò này. Đội ngò cán bộ pháp lý của chúng ta còn thiếu và trình độ cũng như kinh nghiệm chưa đáp ứng tốt công tác pháp luật.
Ở đây, Đảng cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng tuyển chọn đội ngò cán bộ pháp lý có trình độ cao, có năng lực làm luật, tận tụy với công việc. Ở các nước phất triển vấn đề này được quan tâm đặc biệt. Tất cả các sáng kiến lập pháp từ Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đều phải qua đội ngò này gọi là các ủy ban chuyên môn, thẩm định. Để nâng cao trình độ làm luật, cần học tập kinh nghiệm của nước ngoài. Nhiều nước trên thế giới có nền pháp lý phát triển từ lâu, họ rất có nhiều kinh nghiệm trong việc làm luật, luật pháp của họ xây dựng cách đây hàng trăm năm nay, vẫn tồn tại và phù hợp với xu hướng phát triển của nước họ. Đó là điều mà Đảng và Nhà nước cần tham khảo.
Trong điều kiện đổi mới Quốc hội, sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị là nêu lên những định hướng lớn, quan điểm, nguyên tắc, chủ trương lớn để Quốc hội thảo luận, quyết định theo pháp luật. Để thực hiện tốt chức năng này, Đảng cần nâng cao chất lượng của các chủ trương, đường lối, để Quốc hội có thể kịp thời thể chế hóa thành pháp luật. Nâng cao chất lượng lùa chọn, giới thiệu cán bộ của Đảng ứng cử vào Quốc hội vì đại biểu Quốc hội là đại diện cho nguyện vọng ý chí của nhân dân. Nguyện vọng và ý chí của nhân dân được thực hiện hay
không phần lớn phụ thuộc vào chất lượng đại biểu Quốc hội. Thông qua Quốc hội nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.