Quá trình nhận thức về nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào cho đến nay

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 38 - 40)

nhà nước pháp quyền ở Lào cho đến nay

Ngay từ khi Đảng NDCM Lào được thành lập ngày 22-3-1955 tại khu căn cứ cách mạng Sầm Nưa, Đại hội lần thứ nhất của Đảng đã đề ra Cương lĩnh chính trị 12 điều trong đó bao hàm những nội dung xây dựng chính quyền nhà nước công nông để gánh vác trách nhiệm đưa sự nghiệp cách mạng giải phóng dân téc đi đến thành công.

Đại hội II của Đảng NDCM Lào (3-2-1972) xác định: Thiết lập chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân, do nhân dân lao động các bộ téc làm chủ dưới sự lãnh đạo trực tiếp, dứt khoát của Đảng NDCM Lào với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi Ých chính đáng của nhân dân, của đất nước, thực hiện sự bình đẳng đoàn kết giữa các bộ téc, chính quyền nhân dân phải do nhân dân lập ra, trung thành với nhân dân, hết lòng, hết tâm phụng sự nhân dân và dám chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chính quyền nhân dân tổ chức theo chế độ ủy ban, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cá nhân phụ trách và có sự phân công, phân nhiệm rành mạch.

Đại hội III của Đảng NDCM Lào (5-4-1982) trong văn kiện cũng đã xác định, chính quyền nhà nước của chúng ta có nguồn gốc từ nhân dân, cho nên chính quyền nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, là công cụ thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân lao động.

Đại hội IV của Đảng NDCM Lào (13-11-1986) xác định rằng, để củng cố cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước, trước hết:

Cần phải củng cố Hội đồng nhân dân các cấp trở thành cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan nhà nước các cấp phải quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tìm hiểu và giải quyết những vấn đề thắc mắc ý chí nguyện vọng, những mong muốn của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân [30].

Đại hội V của Đảng NDCM Lào (29-3-1991) nêu rõ: "Trong chế độ dân chủ nhân dân nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mọi hoạt động của nhà nước đều mang lại sự Êm no, hạnh phóc cho nhân dân và làm cho đất nước phồn vinh giàu mạnh" [30, tr.42].

Đến Đại hội VI (20-3-1996) và Đại hội VII (12-3-2001) của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định, việc củng cố và xây dựng nhà nước ta thành nhà nước của dân, do dân, vì dân, trong đó nhấn mạnh việc quản lý xã hội bằng pháp luật, là một nhiệm vụ quan trọng trong những năm tới.

Vấn đề cơ bản là “tích cực phát huy chức năng vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ngày càng có kết quả làm cho chế độ dân chủ nhân dân ngày càng vững mạnh [31, tr.46-47]. Ngay từ đầu Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào đã xác định phải không ngừng xây dựng nhà nước như một trong những nhiệm vụ quan trọng và cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng ở Lào. Tuy nhiên, bước vào công cuộc đổi mới, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, Đảng NDCM Lào và Nhà nước Lào xác định những nội dung và phương hướng đổi mới và hoàn thiện nhà nước một cách cụ thể hơn, có nhiều điểm mới trong quan điểm về chủ trương và phương pháp đổi mới Nhà nước. Theo đó, quan điểm về đổi mới và hoàn thiện nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền - nhà nước

được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật; nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật.

Hệ thống các quan điểm cơ bản định hướng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào được xác định ngày càng rõ nét hơn, cụ thể hơn. Qua nghiên cứu các văn kiện Đảng, các chính sách của Nhà nước Lào, nhất là những năm từ 1996 lại đây, qua các nhiệm kỳ Đại hội VI và VII của Đảng NDCM Lào có thể thấy một số quan điểm chung là: Nhà nước pháp quyền ở Lào là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật, nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, trong các hoạt động thực thi quyền lực để bảo đảm hiệu quả cao và chế ước, ngăn ngõa những sự lạm dụng quyền lực. Nhà nước Lào được xây dựng trên cơ sở khối đoàn kết toàn dân, trong đó liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng líp trí thức làm nòng cốt, do Đảng NDCM Lào lãnh đạo, đồng thời kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa dân téc. Sự lãnh đạo của Đảng làm nhân tố quyết định làm cho nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Kết quả của sự chuyển biến này có thể thấy ở việc ra đời Hiến pháp 1991 và Hiến pháp sửa đổi 2003. Việc ra đời nhiều bộ luật, đạo luật làm cơ sở cho việc hình thành một Nhà nước pháp quyền ở Lào.

Một phần của tài liệu một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 38 - 40)