câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học

119 1.3K 8
câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ do chọn đề tài Trong các kiểu câu chia theo mục đích nói thì câu cầu khiến là kiểu câu khá phức tạp, nó đòi hỏi người sử dụng phải tinh tế, phải cân nhắc kĩ mỗi khi "cầu khiến" người khác, đặc biệt là khi cầu khiến người trên. Trong nhà trường tiểu học, kiến thức về câu cầu khiến được đưa vào giảng dạy ngay từ các lớp cuối cấp. Song, dạy kiến thức về câu cầu khiến và cách sử dụng nó cho học sinh tiểu học không phải là dễ dàng. Thực tế cho thấy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học câu khiến. Từ đó việc học của học sinh về phần học này cũng nghiêng nhiều về hình thức, chủ yếu là nhận biết về một loại câu có nội dung cầu khiến trong tiếng Việt mà không quan tâm đến việc hiểu về nó cũng như sử dụng nó trong thực tế giao tiếp như thế nào. Từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề đặt ra là : cần dạy học câu cầu khiến cho học sinh tiểu học như thế nào để đạt hiệu quả cao hơn. Để làm được điều này chúng tôi thiết nghĩ cần phải bổ sung, điều chỉnh về nội dung và đổi mới phương pháp dạy học câu cầu khiến cho học sinh tiểu học. Những hiểu biết về câu cầu khiến trong giờ giảng phải là cẩm nang để các em có thể áp dụng vào trong thực tế, cụ thể là biết sử dụng tốt, sử dụng sao cho câu cầu khiến có tính lịch sự cả khi nói cũng như khi viết một cách đúng lúc, đúng chỗ. Đồng thời còn phải có sự hiểu biết sâu sắc hơn về tác dụng của câu cầu khiến trong các cuộc giao tiếp, trong các mẩu chuyện được học trong chương trình sách giáo khoa tiểu học cũng như trong các tác phẩm văn học mà các em được học khi lên các cấp trên. Hơn nữa, hiện nay, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học đang được đặt ra một cách cấp thiết ở tất cả các cấp học, bậc học. Cụ thể là việc thay đổi SGK đã và đang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học. Riêng với chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp như trước nay vẫn gọi được gộp chung vào và được gọi là 1 phân môn Luyện từ và câu. Năm học 2005 - 2006 sách Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới sẽ được áp dụng đại trà trong cả nước. Bộ sách giáo khoa với sự đổi mới cả nội dung lẫn hình thức như vậy sẽ kéo theo sự cần thiết phải đổi mới việc dạy câu cầu khiến ở tiểu học. Xuất phát từ những lÝ do trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài "Câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học" với mong muốn góp một tiếng nói về việc đổi mới trong việc biên soạn nội dung dạy học và đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học trong xu thế mới hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở đây chúng tôi thấy cần thiết chia thành hai vấn đề: - Lịch sử nghiên cứu câu cầu khiến - Lịch sử nghiên cứu về dạy học câu cầu khiến 2.1. Lịch sử nghiên cứu câu cầu khiến Từ trước đến nay đã có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về câu cầu khiến. Các tác giả như Hoàng Văn Thung, Lê A, Đinh Trọng Lạc đã nghiên cứu về cấu tạo của câu cầu khiến và cho rằng câu cầu khiến có cấu tạo giống câu trần thuật nhưng không phải được dùng để miêu tả, nhận định như câu trần thuật. Các tác giả cho rằng câu cầu khiến nhằm đòi hỏi thực hiện một hành động, một chuyển biến. Lực ngôn trung cầu khiến nhằm vào đối tượng phải thực hiện hành động thường là vai đối thoại (ngôi thứ hai), hoặc trong một số trường hợp chính là vai người nói (ngôi thứ hai). Các tác giả cho rằng các động từ hành động sai khiến như khuyên, sai, bảo, cấm , các phụ từ tình thái như hãy, đừng, chớ… và các trợ từ như đi, thôi, lên, nào, … có mặt trong câu cầu khiến không chỉ là dấu hiệu chuyên dùng biểu thị mục đích cầu khiến. Mục đích cầu khiến thường được cảm nhận trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, ví dụ như khi đối thoại trực tiếp, có mặt người nói có ý định sai bảo và người nghe phải thực hiện ý định đó hoặc người nói thực hiện hành động tác động vào người đối thoại. 2 Chính vì thế, các tác giả xếp những câu có chủ ngữ ở ngôi thứ ba không phải là câu cầu khiến. Nh vậy, các tác giả gắn câu cầu khiến với một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Và câu cầu khiến thường đi đôi với đặc điểm: có động từ hành động sai khiến, có các phụ từ tình thái, các trợ từ cầu khiến đi kèm. [38] Giáo sư Diệp Quan Ban khi nghiên cứu về câu cầu khiến thì cho rằng câu cầu khiến có chức năng điều khiển tức là người nói muốn hoặc nhờ người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu. [5] Phạm vi bao quát của sự điều khiển khá rộng như: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên răn, cầu xin, van nài … Theo ông, trong tiếng Việt, câu cầu khiến đích thực thường dùng các phương tiện diễn đạt sau đây kèm với nội dung lệnh: - Các phụ từ (có tác dụng tạo ý cầu khiến): hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, … - Ngữ điệu (cầu khiến) Khi nghiên cứu về ngữ điệu của câu cầu khiến, ông quan niệm ngữ điệu cảm xúc không có tác dụng tạo câu cầu khiến nhưng thường có mặt rõ nét hơn ở câu cầu khiến so với những kiểu câu còn lại. Như vậy, khác với các tác giả trên, giáo sư Diệp Quan Ban ngoài việc nghiên cứu về các dấu hiệu làm nên một câu cầu khiến như các phụ từ có tác dụng tạo ý cầu khiến, ông còn đi sâu nghiên cứu về ngữ điệu trong câu cầu khiến. Và ông quan niệm các câu cầu khiến muốn trở thành một câu cầu khiến đích thực thì câu đó ngoài hai điều kiện đã nêu trên phải là câu chỉ chứa những từ liên quan đến nội dung của lệnh. Mét quan điểm nghiên cứu khác về câu cầu khiến, đó là quan điểm của TS. Bùi Mạnh Hùng. {17} Ông quan niệm câu cầu khiến là câu: - Có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ và chủ thể của các từ cầu khiến bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ nhất số nhiều dạng ngôi gộp (chóng ta, mẹ con mình…) - Có khả năng thêm từ hãy, đừng, chớ ở những ngôi đã nêu trên. 3 Như vậy, khác với quan điểm nghiên cứu về câu cầu khiến của các tác giả trên, ông cho rằng những dấu hiệu làm nên câu cầu khiến như từ cầu khiến, hoặc ngữ điệu cầu khiến là không cần thiết, vì đặc điểm nêu trên có khả năng giải thích khái quát hơn, áp dụng cho nhiều dạng cấu trúc hơn, trong đó có cấu trúc thường được giải thích dựa vào những dấu hiệu trên. Vì thế tác giả cho các câu sau là câu cầu khiến: (a) Hãy sống lương thiện. (b) Cho biết châu Mỹ được phát hiện từ bao giê. Theo ông, câu (a) là câu cầu khiến vì nó có phụ từ tình thái hãy ở trước động từ. Câu (b) không hề có bất kì từ nào chỉ xuất hiện riêng trong câu cầu khiến để giúp ta nhận diện nó là câu cầu khiến và khó có thể cho rằng có một ngữ điệu nào đó đặc trưng cho kiểu câu này, nhưng tác giả thì cho câu (b) là câu cầu khiến vì có thể thêm một trong các phụ từ sau vào trước động từ : hãy, đừng, chớ: Hãy cho biết châu Mỹ được phát hiện từ bao giê. Với các quan điểm nghiên cứu khác nhau về câu cầu khiến, mỗi tác giả nêu trên đã giúp cho chóng ta có những cách nghiên cứu về câu cầu khiến khác nhau. Và còn rất nhiều các tác giả khác với những quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về câu cầu khiến như: Lê Văn Lý, Cao Xuân Hạo, Hồ Lê … nhưng do điều kiện nghiên cứu chỉ có hạn nên chúng tôi chỉ xin trình bày quan điểm của một vài tác giả nêu trên. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về dạy học câu cầu khiến Nh chóng ta đã biết câu cầu khiến thường gắn liền với dấu câu (dấu chấm, dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi, dấu hai chấm). Do đó, việc nghiên cứu về dạy học câu cầu khiến không tách rời với việc nghiên cứu về dạy học các dấu câu. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử nghiên cứu về dạy học câu cầu khiến, chúng tôi sẽ đề cập đến việc dạy học dấu câu liên quan đến câu cầu khiến. 4 Đã có nhiều nhà nghiên cứu khác nhau nghiên cứu về việc dạy học dấu câu tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng và trường phổ thông nói chung. Ở trường phổ thông, một tác giả tiêu biểu trong nghiên cứu việc dạy dấu câu là Nguyễn Xuân Khoa. Năm 1996, tác giả cho xuất bản cuốn: "Phương pháp dạy dấu câu Tiếng Việt ở trường phổ thông". Cuốn sách này dừng lại ở việc nghiên cứu dấu câu bên cạnh lời nói trực tiếp, dấu phân cách các cấu trúc đẳng lập, nghiên cứu nội dung và phương pháp giảng dạy chúng. Đến năm 2000, tác giả xuất bản tiếp cuốn "Dấu câu Tiếng Việt và cách dạy ở trường phổ thông" nghiên cứu toàn bộ các dấu câu Tiếng Việt và cách dạy các dấu câu nói chung. Nhưng cuốn sách này vẫn chưa thấy nghiên cứu cụ thể về việc dạy dấu chấm và dấu chấm hỏi trong câu cầu khiến, sách chỉ đề cập đến dấu chấm cảm trong câu cầu khiến nh sau: - Trong các nhan đề, đầu đề, dấu chấm cảm báo trước về tầm quan trọng hoặc tính chất không bình thường của thông báo. Ví dụ: Không nên nhìn vào người lớn mà đánh giá toàn bộ những người khác! - Trong khẩu hiệu, dấu chấm cảm biểu thị lời kêu gọi hiệu triệu: Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên ! - Ý nghĩa mệnh lệnh của dấu chấm cảm được biểu hiện trong các lời thông báo: Cấp cứu ! Tiêm ! Tiêm mau ! [21] Tuy vậy, tác giả vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu dạy các dấu chấm câu ở tiểu học, đặc biệt là các dấu câu gắn liền với câu cầu khiến như dấu chấm cảm, dấu chấm, dấu chấm hỏi, … Ở trường tiểu học, tác giả tiêu biểu cho việc dạy dấu câu ở tiểu học là Nguyễn Quang Ninh và Nguyễn Thị Ban. Các tác giả này đã cho xuất bản cuốn "100 bài tập luyện cách dùng dấu câu Tiếng Việt (dành cho học sinh tiểu học)" với mục đích giúp các em có điều kiện luyện tập để dùng đúng, tiến tới dùng hay các dấu câu trong các bài viết của mình, đồng thời giúp 5 giáo viên cùng các bậc phụ huynh học sinh có thêm tài liệu hướng dẫn con em rèn luyện cách sử dụng dấu câu tiếng Việt. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở việc xây dựng bài tập giúp học sinh nhận diện và sử dụng các dấu câu tương ứng với mục đích của câu mà chưa đưa ra các bài tập để rèn luyện các kiểu loại câu cầu khiến khác nhau (câu nghi vấn dùng để nêu yêu cầu, đề nghị; câu cầu khiến có dấu câu là dấu chấm, dấu chấm cảm… ) TS. Nguyễn Thị Thìn đã dành một dung lượng không nhiều cho việc nghiên cứu nội dung dạy học câu Tiếng Việt trong sách giáo khoa tiểu học hiện hành. Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra một số nhận xét của mình về SGK tiểu học hiện hành và đề nghị xem xét lại tên gọi của dấu câu: dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm. Ngoài ra, tác giả còn xây dựng một số dạng bài tập thực hành. [36] Tuy nhiên, vẫn chưa thấy tác giả đề cập đến việc dạy học câu cầu khiến ở tiểu học cả về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy. Tóm lại, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các dấu câu, có những đóng góp trong việc hướng dẫn việc dạy và học dấu câu ở tiểu học. Tuy vậy, vấn đề dạy học dấu câu liên quan đến câu cầu khiến cũng như phương pháp dạy học câu cầu khiến ở tiểu học vẫn chưa được các tác giả đề cập một cách hệ thống. Chính vì vậy, chúng tôi thấy rất cần thiết phải nghiên cứu về câu cầu khiến và việc dạy học nó ở tiểu học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Đề tài "Câu cầu khiến và việc dạy học câu cầu khiến ở tiểu học" nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu nói chung và câu cầu khiến ở tiểu học nói riêng. Để đạt được mục đích đó cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Qua tìm hiểu thực trạng dạy học câu cầu khiến ở tiểu học, nắm được những vướng mắc của giáo viên và học sinh cần phải tháo gỡ trong việc 6 dạy và học loại câu này, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài như sau: 3.2.1. Hệ thống lại những kiến thức cơ bản về câu cầu khiến. Đối chiếu quan niệm về loại câu này của hai trào lưu nghiên cứu ngôn ngữ: ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng. Từ đó, đúc rút những kiến thức cơ bản về câu cầu khiến. Những kiến thức này sẽ chi phối việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến ở tiểu học. 3.2.2. Đưa ra hướng điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến: dạy học câu cầu khiến trong ngữ cảnh và hướng vào mục tiêu dạy sử dụng câu cầu khiến, phát huy các hoạt động tích cực, hợp tác trong dạy học và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp. 3.2.3. Tiến hành dạy thực nghiệm theo đề xuất, đánh giá tính khả thi của đề tài. 4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài 4.1.Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản của đề tài - Trong luận văn này, chúng tôi dùng thuật ngữ câu cầu khiến chứ không sử dụng thuật ngữ câu khiến như sách giáo khoa Tiếng Việt 4 hiện hành sử dụng. - Dựa vào các tài liệu nghiên cứu về câu cầu khiến, dựa vào mục tiêu dạy học câu cầu khiến ở tiểu học, chúng tôi đưa ra quan niệm về câu cầu khiến. - Luận văn nghiên cứu câu cầu khiến trong quan hệ với các câu trước và sau nã, trong quan hệ với người nói. Nói cách khác, câu cầu khiến được xét gắn với tình huống, ngữ cảnh và được xét trong quan hệ với đối tượng giao tiếp. - Tác giả luận văn cho rằng nếu dựa trên tiêu chí mục đích phát ngôn, có thể phân lời cầu khiến thành các mức độ như: cấm, yêu cầu, xin phép, nhờ, mời. Nếu phân chia theo cách thể hiện lực ngôn trung của mệnh đề cầu khiến chính thì lời cầu khiến gồm hai loại cơ bản là lời cầu khiến trực tiếp và lời cầu khiến gián tiếp. Sở dĩ như vậy vì đặc điểm chung của các loại 7 câu có nội dung như trên là đều chuyển tải một ý nguyện của người nói; ý nguyện đó được truyền đạt đến người nghe, làm nên một hành động phản hồi từ người nghe. 4.2. Đóng góp mới của đề tài 4.2.1. Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về câu cầu khiến tiếng Việt. 4.2.2. Trên cơ sở nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong sách Tiếng Việt 4 (chương trình cũ và chương trình thử nghiệm) phần câu cầu khiến, luận văn đã: + Bổ sung dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến. + Đề xuất hướng dạy câu cầu khiến trong ngữ cảnh. Dạy câu cầu khiến là dạy hành động ngôn từ cầu khiến. + Đề xuất các phương pháp tích cực để dạy các bài về câu cầu khiến cho có hiệu quả. 4.2.3. Dựa trên cơ sở nghiên cứu hệ thống bài tập dạy câu cầu khiến của sách giáo khoa, xây dựng thêm một số bài tập rèn luyện về câu cầu khiến cho học sinh như: bài tập nhận diện câu cầu khiến, bài tập luyện sử dụng câu cầu khiến, trong đó ưu tiên các bài tập tạo lập câu khiến trong các ngữ cảnh khác nhau, xác định nội dung, mục đích cầu khiến, vai và quan hệ vai của người cầu khiến với người bị cầu khiến, hoàn cảnh sử dụng câu cầu khiến. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Để đưa ra được một nội dung cơ bản vừa sức với học sinh tiểu học cả về lí thuyết và bài tập về câu cầu khiến, trước tiên chúng tôi tiến hành nghiên cứu những kiến thức khoa học về nó, sau đó phân tích để chắt lọc và đưa ra một nội dung dạy học hợp lí. - Phương pháp đối chiếu, so sánh: 8 Trong xu thế mới của Việt ngữ học, người ta nhận thấy không nên tiếp tục nghiên cứu ngữ pháp trong trạng thái tĩnh mà nên đặt nó vào trong hoạt động hành chức: Ngữ pháp chức năng. Để thấy rõ thành tựu nghiên cứu về câu cầu khiến trong Việt ngữ học, chúng ta sẽ so sánh thành tựu nghiên cứu của cả hai khuynh hướng: Ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng. Hướng đi đó trong nghiên cứu khoa học giúp chúng tôi sẽ có những cái nhìn khách quan hơn đối với những thành tựu nghiên cứu của các trào lưu ngôn ngữ. Thông qua đó chúng ta có thể mở rộng tầm nhìn của mình và đặc biệt là có thể đưa ra giải pháp hợp lí trong việc lựa chọn nội dung dạy học ở nhà trường tiểu học. - Phương pháp quan sát: Phương pháp này được áp dụng nhằm điều tra thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh khi tiến hành dạy học về câu cầu khiến, nắm được sự thay đổi của nội dung phần học này trong sách giáo khoa tiểu học trước đây và hiện nay. Qua đó, để đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng nh kết quả học tập của học sinh qua thực tiễn sử dụng loại câu này trong văn nói cũng nh trong văn viết. Việc điều tra thực trạng giúp chúng tôi rót ra được những kết luận cần thiết để tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nội dung của phần học này. - Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp thực nghiệm là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu, được thực hiện sau khi đã bổ sung, điều chỉnh một số vấn đề trong nội dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến. Cụ thể, chúng tôi đã thiết kế được những giáo án nhằm thể hiện những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy học. Thông qua phương pháp này người nghiên cứu sẽ hiện thực hóa những nội dung nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy ở tiểu học, đồng thời đánh giá kết quả nghiên cứu sau khi kiểm tra kiến thức của học sinh sau các bài giảng. Sau khi phát bài kiểm tra cho học sinh các lớp, 9 chúng tôi tiến hành thống kê, đánh giá kết quả. Nghiêm túc trong những bước tiến hành cùng với việc xử lí nhanh các tiểu tiết trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi có thể rót ra được những kết luận thật khách quan về công trình nghiên cứu của mình. Từ đó, chúng tôi sẽ nhìn nhận lại vấn đề nghiên cứu một cách tổng quan xem những điểm nào thành công và những điểm nào còn hạn chế cần điều chỉnh và hoàn thiện. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÂU CẦU KHIẾN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÂU CẦU KHIẾN Ở TIỂU HỌC 1.1. Một số vấn đề lí luận về câu cầu khiến 1.1.1. Khái niệm câu cầu khiến Nhìn từ góc độ sử dụng thì câu cầu khiến là loại câu có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Trong các hành vi ngôn ngữ, cầu khiến là hành vi đặc biệt nhất bởi khi cầu khiến là người nói đã làm ảnh hưởng đến thể diện của người nghe. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về câu cầu khiến. Tác giả Hoàng Trọng Phiến quan niệm về câu cầu khiến như sau: “Câu cầu khiến có nhu cầu của ý chí làm thành yếu tố thường trực của câu. Nó nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động. Do đó, câu cầu khiến gắn kiền với ý nghĩa hành động”.[33] Còn tác giả Bùi Minh Toán thì quan niệm “Câu cầu khiến thường được xác định là câu nêu yêu cầu mệnh lệnh đối với người nghe thực hiện được yêu cầu sai khiến hay khuyên bảo” [9] 10 [...]... để cầu khiến Từ quan niệm về câu cầu khiến như trên, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến ở sách giaó khoa tiếng Việt 4 1.2 Một số vấn đề lí luận về dạy học Tiếng Việt chi phối việc tổ chức dạy học câu cầu khiến 1.2.1 Các nguyên tắc dạy học ngữ pháp và việc ứng dụng vào dạy câu cầu khiến ở Tiểu học Xuất phát từ mục tiêu của dạy học, từ cơ chế của quá trình nắm... pháp dạy và học câu cầu khiến Do vậy, để góp phần nâng cao hiệu qủa dạy và học loại câu này chúng tôi thiết nghĩ cần có một cái nhìn mới về phương pháp dạy học câu cầu khiến cũng như về nội dung dạy học nó Định hướng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học loại câu này như thế nào chúng tôi xin được trình bày ở những phần sau 1.3 Thực tiễn dạy học câu cầu khiến ở tiểu học 1.3.1 Tìm hiểu qua thực tiễn dạy. .. dụ, làm cho học sinh hiểu được câu cầu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm ở cuối câu, tuỳ thuộc vào nội dung của câu cầu khiến mà câu đó có dấu chấm hay dấu chấm than ở cuối câu 1.2.2 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt và việc vận dụng vào dạy học cầu khiến Phương pháp dạy học tiếng Việt có nhiệm vụ tối ưu hoá quá trình dạy học tiếng Việt, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào... cho học sinh và phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học Cụ thể, với mục đích nhằm giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt, phát triễn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, sách giáo khoa líp 4 chương trình mới đã sắp xếp nội dung dạy về câu cầu khiến như sau : bài đầu tiên dạy về tác dụng và cấu tạo của câu cầu khiến, bài học tiếp theo dạy về cách đặt câu cầu khiến và bài học. .. cứu câu cầu khiến 1.1.2.1.Quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống a Câu cầu khiến là một kiểu câu chia theo mục đích nói, đây là cách phân loại của ngôn ngữ học truyền thống Để làm rõ khái niệm câu cầu khiến chúng ta không thể không tìm hiểu hệ thống phân loại này Câu chia theo mục đích nói gồm: câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán Các loại câu này được phân biệt về mặt nội dung và mang... này đòi hỏi phương pháp dạy học tiếng Việt phải luôn tự phát triển, khẳng định mình như một khoa học 28 Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Chính vì vậy, việc dạy và học câu cầu khiến không thể không nằm trong vòng quay đổi mới này được Từ trước đến nay, vấn đề dạy và học câu cầu khiến được xem nhẹ do nó... cùng dạy cho học sinh biết sử dụng câu cầu khiến lịch sự khi giao tiếp Như vậy, sách giáo khoa đã chú trọng sắp xếp nội dung dạy câu cầu khiến như là dạy một công cụ để học sinh giao tiếp Việc vận dụng nguyên tắc này trong dạy học câu khiến đòi hỏi : Tất cả các quy luật, cấu trúc, hoạt động ngữ pháp của câu cầu khiến chỉ được rót ra trên cơ sở nghiên cứu lời nói sinh động, những kinh nghiệm lời nói và. .. đến vai vế trong giao tiếp nên các câu khiến mà các em sử dụng đa phần là những câu cụt, câu què, câu thiếu tính lịch sự, thiếu sự lễ phép Như vậy, qua việc khảo sát, điều tra học sinh và giáo viên như đã trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy cần phải có những điều chỉnh trong nội dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến để nâng cao chất lượng dạy và học câu cầu khiến cho tốt hơn Vì thế, hiện nay,... trình cũ Thường thì cuối một câu cầu khiến người ta sử dụng dấu chấm cảm Do vậy, dấu chấm cảm có liên quan trực tiếp đến câu cầu khiến Vì thế, trước khi dạy bài "Câu cầu khiến - dấu chấm cảm" ở lớp 4, SGK đã đưa hai bài về dấu chấm cảm vào dạy ở lớp 3 - tập 2 Sở dĩ chúng tôi đề cập đến vấn đề này vì hai bài này có nội dung liên quan đến câu cầu khiến Cụ thể như sau: * Ở bài "Dấu chấm cảm" trang 33... vậy Mặt khác, đa số ý kiến các giáo viên đều cho rằng học sinh hay nhầm lẫn giữa câu kể và câu cầu khiến hoặc giữa câu hỏi và câu cầu khiến (vì một số câu hỏi được dùng nhằm mục đích nêu yêu cầu, đề nghị) Giáo viên và học sinh thường hay gặp khó khăn trong việc xác định khi nào thì sử dụng dấu chấm cảm, khi nào thì sử dụng dấu chấm cuối câu cầu khiến vì chưa có một hướng dẫn cụ thể nào cho giáo viên . nội dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến ở tiểu học. 3.2.2. Đưa ra hướng điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến: dạy học câu cầu khiến trong ngữ cảnh và hướng vào mục tiêu dạy. nghiên cứu về câu cầu khiến và việc dạy học nó ở tiểu học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Đề tài " ;Câu cầu khiến và việc dạy học câu cầu khiến ở tiểu học& quot; nhằm nâng. thiết phải đổi mới việc dạy câu cầu khiến ở tiểu học. Xuất phát từ những lÝ do trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài " ;Câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học& quot; với mong muốn

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cá heo ở vùng biển Trường Sa

    • CHƯƠNG III:

    • THỰC NGHIỆM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan