ngữ pháp trong khi dạy ngữ pháp.
Nguyên tắc này được xây dựng dựa vào bản chất của khái niệm ngữ pháp và những khó khăn của học sinh tiểu học trong việc lĩnh hội chúng vì khái niệm ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao, ý nghĩa ngữ pháp bao giờ cũng trừu tượng, nhất là đối với học sinh nhá.
Để đảm bảo nguyên tắc trên, chương trình tiểu học có cấu trúc đồng tâm: một số khái niệm được đưa ra nhiều lần. Lần đầu chỉ đưa ra những dấu hiệu hướng học sinh chó ý làm quen với khái niệm, không hướng đến mở ra toàn bộ nội dung khái niệm. Đầu tiên, chỉ để học sinh nhận ra được những dấu hiệu dễ nhận, đập vào trực quan của học sinh, lần sau sẽ hướng vào những dấu hiệu mới, dần dần mở ra toàn bộ nội dung khái niệm. Ví dụ, ở chương trình sách giáo khoa mới, trước khi được học các bài về câu cầu khiến ở lớp 4, học sinh được làm quen với các bài về dấu chấm cảm được dùng ở cuối câu cầu khiến ở các lớp 2 và 3.
Trong dạy ngữ pháp, luôn xác lập mối quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp, luôn giúp học sinh nhận ra ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được nghiên cứu và chức năng của nó trong lời nói. Mỗi nội dung đều có một hình thức tương ứng. Khái niệm được lĩnh hội trong sự thống nhất của nội dung và hình thức mới chắc chắn. Ví dụ, làm cho học sinh hiểu được câu cầu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm ở cuối câu, tuỳ thuộc vào nội dung của câu cầu khiến mà câu đó có dấu chấm hay dấu chấm than ở cuối câu.