- Chó ý đến dấu hiệu hình thức của câu khiến (để nhận diện và sử dụng
c. Hệ thống bài tập dạy câu khiến
2.3.2. Phương án tổ chức dạy học các bài cụ thể
Để tránh trùng lặp, ở mục này chúng tôi chỉ trình bày phương hướng thực hiện bài dạy theo định hướng (đã nêu ở mục 2.1 và 2.3.1) và theo hướng điều chỉnh một số nội dung (đã nêu ở mục 2.2). Cách triển khai chi tiết các bài, người viết xin được trình bày ở chương 3.
2.3.2.1. Phương án tổ chức dạy học bài Câu khiến
a. Phần nhận xét
Ở phần học này chúng tôi cũng đi theo con đường mà sách giáo khoa , sách giáo viên đã nêu ra, đó là: đi từ các ví dụ rồi khái quát thành khái niệm.
Tuy nhiên, tránh trường hợp đưa ví dụ trùng lặp như sách giáo khoa cũ và nêu quá Ýt ví dụ như sách giáo khoa mới, chúng tôi biên soạn thêm ví dụ giúp học sinh làm quen với câu cầu khiến. Đồng thời, sau ví dụ là một yêu cầu áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo phương thức hợp tác. Nghĩa là chúng tôi lấy việc xây dựng tình huống có vấn đề làm trọng tâm trên cơ sở đó sẽ phối hợp các phương pháp khác. Tình huống có vấn đề
được xây dựng xuất phát từ mục đích và yêu cầu của bài, mỗi yêu cầu có một tình huống xuất hiện nhưng không có nghĩa là mọi tình huống đều được xây dựng thành tình huống có vấn đề. Cụ thể trong bài này, sẽ có 4 tình huống nảy sinh xuất phát từ hai yêu cầu của bài dạy:
- Tình huống 1, 2 và 3: Nêu tác dụng và cấu tạo của câu khiến. - Tình huống 4: Thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị.
Ở tình huống 1, trong cuộc sống hằng ngày, các em thường xuyên sử dụng các câu cầu khiến trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô, cha, mẹ … và các em cũng thường xuyên được người lớn sử dụng câu cầu khiến để sai bảo, nhờ vả … nhưng do không được ai chỉ bảo rằng đó là câu cầu khiến vì thế, học sinh chưa biết về câu cầu khiến, tác dụng và cấu tạo của câu cầu khiến. Do đó, trên cơ sở những kiến thức học sinh đã biết biết với yêu cầu 1 sẽ nảy sinh vấn đề : câu cầu khiến là câu như thế nào ? Có tác dụng để làm gì ? Cuối câu khiến có dấu gì ? chúng tôi sẽ xây dựng tình huống 1 trở thành tình huống có vấn đề:
"Câu in nghiêng dưới đây được dùng làm gì ? Cuối câu in nghiêng có dấu gì ?
Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:
- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con ! "
Tình huống trên nhằm giúp học sinh biết được tác dụng và cấu tạo của câu cầu khiến (câu khiến trên Gióng dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào để mình thưa chuyện, cuối câu khiến có dấu chấm cảm.)
Để tăng hiệu qủa sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, chúng tôi sẽ phối hợp với phương pháp thảo luận nhóm. Sự phối hợp này sẽ diễn ra khi tình huống có vấn đề xuất hiện.
Trên cơ sở của tình huống 1, chúng tôi đưa ra tình huống 2 nhằm giúp học sinh nhận diện được câu khiến, biết được một tác dụng và cấu tạo khác của câu khiến. Do đó tình huống 2 chúng tôi đưa ra như sau:
"Câu in nghiêng dưới đây được dùng để làm gì ? Cuối câu có dấu gì ? Trời sợ trần gian nổi loạn, trời dịu giọng nói:
- Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống !”
Cũng như tình huống 1, ở tình huống 2, sau khi đưa ra tình huống có vấn đề, chúng tôi cho học sinh làm việc theo phương thức hợp tác: học sinh làm việc theo nhóm để tìm ra câu trả lời cho tình huống 2.
Trên cơ sở tình huống 1 và 2 mà các em đã giải quyết (nêu tác dụng và nhận diện được dấu chấm than và dấu chấm cuối câu khiến), chúng tôi đưa ra tình huống 3 như sau:
“Câu in nghiêng dưới đây được dùng để làm gì ? Cuối câu có dấu gì ? Rồi thần núi quay lại bảo người học trò:
- Hãy nhớ lấy bài học này: lòng tốt chỉ dành cho những người nhân hậu hiền lành, còn với những kẻ độc ác thì phải biết cách trị.”
Tình huống này nhằm mục đích giúp học sinh hiểu được một tác dụng khác của câu cầu khiến là dùng để khuyên bảo, một dấu hiệu khác để nhận diện câu khiến là dấu hai chấm (:) ở cuối câu khiến.
Với tình huống 4, cơ sở kiến thức đã biết chính là kết quả của tình huống 1, 2 và 3. Tuy nhiên, các em sẽ gặp nhiều lúng túng, khó khăn trong thực hành - luyện tập:
Tìm, nói lời yêu cầu, đề nghị vì đây là lần đầu tiên các em được học về câu cầu khiến. Do đó, chúng tôi sẽ xây dựng tình huống có vấn đề 4:
"Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn vở. (Không được sử dụng câu hỏi để nêu yêu cầu). Viết lại câu Êy."
Tình huống này nhằm giúp học sinh biết cách đặt và sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp. Để tăng hiệu quả dạy học của tình huống này chúng tôi sẽ tiến hành cho học sinh giải quyết tình huống này bằng phương pháp trò chơi. Chúng tôi chia lớp làm hai nhóm (2 đội A và B), cử đại diện nhóm.
Phổ biến cách chơi: Hai đội chơi sẽ thi nhau tìm nhanh các câu khiến có nội dung yêu cầu như tình huống 4 đã đưa ra trong thời gian 5 phút. Trưởng nhóm có nhiệm vụ cử các bạn trong nhóm thay nhau lên bảng viết
ra các câu khiến có nội dung, hình thức đúng với tình huống 4 đã yêu cầu và giữ trật tự cho nhóm.
Phổ biến luật chơi: Đội thắng sẽ là đội:
+ Tìm được nhiều câu khiến có nội dung đúng với yêu cầu đã đưa ra nhất. + Các câu khiến được đưa ra trong thời gian ngắn nhất.
+ Trật tự hơn đội bạn.
Sau thời gian 5 phút, giáo viên cùng học sinh tổng kết, đánh giá và khen thưởng hai đội chơi.
Như vậy, ở phần "Nhận xét", chúng tôi sử dụng phối hợp ba phương pháp chính để dạy câu cầu khiến trong giao tiếp, hướng vào mục tiêu giao tiếp, dạy câu khiến theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp sử dụng trò chơi học tập. Sự phối hợp này sẽ theo trình tự các bước:
Bước 1: Nêu tình huống có vấn đề
Bước 2: Thảo luận nhóm - giải quyết vấn đề Bước 3: Phát lệnh bổ sung
Bước 4: Thảo luận nhóm – giải quyết lệnh bổ sung Bước 5: Kết luận. Phân tích kết quả, đánh giá.
Trong đó, bước 2 và 4 thể hiện sự chi phối rõ nét nhất.
Sau khi học sinh giải quyết xong các tình huống đã cho, chúng tôi tiến hành cho các em nắm bắt nội dung ở phần ghi nhớ và tiến hành làm bài tập thực hành để nắm vững kiến thức vừa học. Từ việc phân tích những ví dụ trên, học sinh đã tự đi đến những nội dung cần ghi nhí.
b. Phần ghi nhí:
Trên cơ sở học sinh đã hiểu, chúng tôi tổ chức cho học sinh đọc và thi học thuộc nhanh phần ghi nhí.
c. Phần luyện tập
Chúng tôi thực hiện theo các thao tác chung: - Giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập
- Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập - Học sinh trình bày kết quả
- Giáo viên và học sinh khác nhận xét, sữa chữa (nếu cần) *
Bài 1 – 88:
Với bài tập này chúng tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Mỗi nhóm sẽ tiến hành thực hiện 4 câu a, b, c, d của bài. Sau khi 4 nhóm thực hiện xong lệnh của bài tập 1, chúng tôi yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày đáp án của nhóm.
Cách thức trình bày của mỗi nhóm như sau:
Mỗi nhóm lần lượt lên bảng, dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng, sau đó đọc to câu khiến mà nhóm mình tìm được. Sau mỗi lần một nhóm trình bày kết quả, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét câu khiến mà nhóm đó tìm được khi viết đã đúng và đủ như sách giáo khoa đã nêu chưa? Nhận xét giọng đọc câu khiến đó của bạn như thế nào ? đúng hay sai ? cần điều chỉnh như thế nào ?
Với cách làm như vậy, chúng tôi nghĩ, kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh khi học bài về câu khiến sẽ được củng cố và phát triển, các em sẽ mạnh dạn và năng động hơn trong giao tiếp.
* Bài 2 – 89:
Bài tập này đòi hỏi mỗi các nhân phải tự thực hiện, từ đó mới phát hiện ra được nhiều câu khiến. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiến hành cho cả lớp cùng làm bài tập này. Tất cả học sinh sau khi tìm được 3 câu khiến trong sách giáo khoa Tiếng Việt hoặc Toán sẽ ghi vào giấy nháp. Sau đó, giáo viên sẽ mời lần lượt vài học sinh lên bảng đọc to 3 câu khiến mà mình đã tìm được. Học sinh ở dưới lớp sẽ được yêu cầu nhận xét giọng đọc các câu khiến của các bạn (lệnh bài tập) như vậy là có phù hợp không, nếu chưa phù hợp thì người nhận xét phải chỉnh sửa lại cho phù hợp (thể hiện lại giọng đọc). * Bài tập 3 – 89:
Đây là bài tập cuối cùng của bài Câu khiến, do vậy, thay vì sử dụng một trò chơi vào cuối tiết học, chúng tôi sẽ cho học sinh tiến hành làm bài tập
này theo hình thức thảo luận nhóm cặp (2 học sinh làm việc với nhau) và sắm vai. Từng cặp học sinh ngồi cùng bàn với nhau sẽ cùng thảo luận về nội dung, yêu cầu của bài tập, sau đó tập sắm từng vai như lệnh bài tập yêu cầu (vai : bạn, anh, cô (thầy giáo)). Bạn này nói câu khiến với bạn (hoặc anh, chị, thầy, cô) thì bạn kia phải sắm vai là bạn (hoặc anh, chị, thầy, cô) để đáp lại lời câu khiến đó (đồng ý hoặc không đồng ý. Sau khi mỗi cặp học sinh lên thực hiện bài tập 3 trước lớp, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét : câu khiến bạn đưa ra đã đúng chưa? có phù hợp với đối tượng cầu khiến không? Giọng điệu có phù hợp với nội dung cầu khiến không? Lời đáp mà bạn kia đưa ra có phù hợp và đúng không? Cử chỉ, điệu bộ của hai bạn thể hiện như vậy đã được chưa?
Như vậy, cách làm này thể hiện rõ quan điểm dạy câu cầu khiến trong giao tiếp và hướng vào mục tiêu giao tiếp. Nó sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn trong giao tiếp, kĩ năng giao tiếp tốt, giúp học sinh biết cách ứng xử lịch sự trước lời câu khiến của người khác và một phần nào đó chuẩn bị trước cho học sinh cách thể hiện giọng điệu của câu cầu khiến mà các em sẽ được học ở bài tiếp theo “Cách đặt câu khiến”.
Như vậy ở bài này, cùng với việc bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4 và yêu cầu thực hiện chương trình của sách giáo viên, chúng tôi cũng đã tiến hành một số công việc cụ thể, đó là:
Thêm nội dung yêu cầu cho bài tập 3 trang 89.
2.3.2.2. Phương án dạy bài Cách đặt câu khiến
a. Phần nhận xét
Ở phần học này, cũng như ở bài Câu khiến, chúng tôi sẽ đi từ các ví dụ rồi khái quát thành khái niệm. Tuy nhiên, ở phần này, chúng tôi sẽ đưa thêm ví dụ vào vì sách giáo khoa hiện nay chỉ có mồt ví dụ. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, nếu trong lớp nhiều học sinh giỏi, chúng tôi không sử dụng ngữ liệu có sẵn trong sách giáo khoa: câu kể: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. Theo chúng tôi, vì học sinh đã được học về câu
kể ở các bài học trước nên các em có thể tự mình đặt một câu kể. Mặt khác, để phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong qúa trình học tập, chúng tôi sẽ yêu cầu học sinh tự đặt câu kể, dựa trên câu kể đã đặt được chuyển thành câu khiến theo các cách mà sách giáo khoa đã gợi ý.
Hãy đặt một câu kể. Chuyển câu kể vừa đặt được thành câu khiến bằng những cách sau:
- Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải, . . . vào trước một động từ. - Thêm các từ lên, đi, thôi, nào, . . . vào cuối câu.
- Thêm các từ đề nghị, xin, . . . vào đầu câu. - Thay đổi giọng điệu.
Như vậy, ở bài này, chúng tôi có một vài điều chỉnh như sau:
- Bổ sung một nội dung cần thiết giúp học sinh có cách thể hiện giọng điệu phù hợp với câu cầu khiến.
- Bổ sung thêm ví dụ cho phong phú, giàu sức thuyết phục, bổ sung bài tập sử dụng câu cầu khiến.
Sau khi học sinh trình bày kết quả, giáo viên chốt lại các cách tạo câu khiến và chuyển sang phần ghi nhí.
b. Phần ghi nhí:
Trên cơ sở học sinh đã hiểu, chúng tôi tổ chức cho học sinh đọc và thi học thuộc nhanh phần ghi nhí.
c. Phần luyện tập
* Bài tập 1 - trang 93:
Bài tập này nhằm củng cố cách đặt câu khiến. Cách làm bài tập 1 tương tự như bài tập học sinh đã làm ở phần nhận xét. Vì vậy, chúng tôi cho học sinh làm nhanh. Sau đó, yêu cầu học sinh xác định tình huống sử dụng cho các câu khiến mà các em vừa đặt. (Ví dụ: câu cầu khiến đó ai nói với Nam, trong hoàn cảnh nào, nhằm mục đích gì)
Hoặc chúng tôi cho các tình huống cụ thể, người nói, ở các vai, yêu cầu học sinh chuyển thành câu khiến thích hợp. Ví dụ:
a) Hãy chuyển câu kể Nam đi học. thành câu khiến cho phù hợp từng tình huống:
a. Bạn giục Nam vì thấy sắp muộn học mà Nam vẫn đang giúp mình sửa xe bị hỏng: ……… b. Cô giáo nói với Nam khi Nam định bỏ học để đi bán vé số:
……… c. Mẹ nói với Nam khi Nam ốm mà vẫn định đi học:
……… b) Hãy chuyển câu kể Thanh đi lao động. thành câu khiến cho phù hợp từng tình huống:
a. Bạn ngăn cản Thanh vì thấy Thanh ốm nhưng vẫn muốn đi lao động: ……… b. Bạn gịuc Thanh vì đã sắp đến giờ lao động nhưng Thanh vẫn còn nói chuyện:……… c. Bạn lớp trưởng yêu cầu Thanh khi Thanh một mực từ chối klhông đi lao động cùng lớp: ………
c) Hãy chuyển câu kể Ngân chăm chỉ. thành câu khiến cho phù hợp từng tình huống:
a. Bạn khuyên Ngân vì Ngân luôn lười học:
……… b. Mẹ can ngăn Ngân vì Ngân đang ốm nhưng vẫn thức khuya học bài: ……… c. Anh trai của Ngân thể hiện điều mong muốn của mình khi Ngân vẫn còn rất lười học: ………
d) Hãy chuyển câu kể Giang phấn đấu học giỏi. thành câu khiến cho phù hợp từng tình huống:
a. Cô giáo khuyên Giang vì sự phấn đấu của Giang sẽ làm cha mẹ vui lòng hơn nữa:. ……… b. Bạn Giang động viên Giang vì học kì I Giang chưa được được danh hiệu học sinh giỏi: ……… c.Bạn khuyên Giang khi Giang tâm sự rằng tại sao mình không được điểm
9,10:………. Bài tập này có thể có nhiều hình thức làm khác nhau như cho học sinh làm miệng, cho học sinh làm viết vào vở (bảng lớp). Nếu cho học sinh làm miệng bài này thì chúng ta chỉ kiểm tra được giọng đọc của các em khi đọc (nói) câu khiến. Nếu cho học sinh làm viết thì chỉ kiểm tra được cách đặt câu khiến của học sinh trong văn viết. Do vậy, để vừa kiểm tra, rèn luyện cho học sinh cách đặt câu khiến, thể hiện giọng đọc câu cầu khiến cả khi nói lẫn khi viết, chúng tôi tiến hành cho các em làm bài tập theo phương pháp thảo luận nhóm trên cơ sở phương pháp nêu vấn đề làm trọng tâm. Mỗi nhóm học sinh sau khi thảo luận theo nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận vào giấy cỡ to (đã chuẩn bị sẵn giấy, bút…), sau đó lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình bằng cách dán kết quả lên bảng rồi đọc các câu khiến đã làm lên cho cả lớp cùng nghe.
* Bài tập 2 - trang 93:
Mục đích của bài tập này rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu khiến theo các tình huống đã cho khác nhau. Theo chúng tôi., việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu khiến đồng nghĩa với việc rèn luyện kĩ