1 Nguyên tắc giao tiếp

Một phần của tài liệu câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học (Trang 25 - 27)

giao tiếp trong dạy tiếng. Việc học ngôn ngữ được xem là học như học sử dụng một công cụ giao tiếp để học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện nghe, nói, đọc, viết. Chính vì thế, việc dạy ngữ pháp đòi hỏi phải thoả mãn cho mục đích dạy tiếng như một công cụ giao tiếp. Điều này

chi phối việc xác định nội dung dạy học ngữ pháp nói chung, dạy câu cầu khiến nói riêng, chi phối trật tự các bài học về câu cầu khiến, liều lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh và phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học. Cụ thể, với mục đích nhằm giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt, phát triễn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, sách giáo khoa líp 4 chương trình mới đã sắp xếp nội dung dạy về câu cầu khiến như sau : bài đầu tiên dạy về tác dụng và cấu tạo của câu cầu khiến, bài học tiếp theo dạy về cách đặt câu cầu khiến và bài học cuối cùng dạy cho học sinh biết sử dụng câu cầu khiến lịch sự khi giao tiếp. Như vậy,

sách giáo khoa đã chú trọng sắp xếp nội dung dạy câu cầu khiến như là dạy một công cụ để học sinh giao tiếp.

Việc vận dụng nguyên tắc này trong dạy học câu khiến đòi hỏi :

Tất cả các quy luật, cấu trúc, hoạt động ngữ pháp của câu cầu khiến chỉ được rót ra trên cơ sở nghiên cứu lời nói sinh động, những kinh nghiệm lời nói và những kinh nghiệm sống đã có của học sinh. Khi dạy các bài về câu cầu khiến cần chọn những tình huống giao tiếp điển hình, giàu tính sư phạm. Điều này không có nghĩa là đưa ra các ngữ liệu khô cứng xa rời với đời sống thực, với giao tiếp thực của học sinh.

Đảm bảo sự thống nhất giữa lí thuyết và thực hành về câu cầu khiến nhằm mục tiêu là hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh. Do đó, nội dung dạy về câu cầu khiến cần phải gắn lí thuyết với thực hành. Điều này đã được thể hiện rõ trong sách giáo khoa, sau các phần dạy về lí thuyết, người ta đưa ra các bài tập thực hành nhằm giúp học sinh nắm bắt lý thuyết vừa học.

Chú trọng dạy hệ thống quy tắc ngữ pháp bên cạnh hệ thống khái niệm. Hệ thống quy tắc ngữ pháp giúp học sinh chuyển từ nhận thức sang hành động. Ví dụ liên quan đến các khái niệm về câu cầu khiến có các quy

tắc chính tả - quy tắc sử dụng dấu chấm than, dấu chấm cuối câu, quy tắc về ngữ điệu khi nói, đọc câu cầu khiến . .v . .v. .

Việc dạy học ngữ pháp nói chung và dạy câu cầu khiến nói riêng phải được thực hiện bằng hệ thống bài tập thích hợp. Bài tập ngữ pháp được sử dụng theo những mục đích khác nhau ứng với nhiều giai đoạn khác nhau của các bước lên lớp. Hiện nay, so với sách giáo khoa chương trình cũ thì sách giáo khoa chương trình mới về cơ bản đã có nhiều thay đổi trong việc đổi mới nội dung, hình thức cũng như số lượng bài tập. Tuy nhiên hệ thống bài tập dạy câu cầu khiến vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu là đưa học sinh vào hoạt động lời nói. Số lượng bài tập tình huống, bài tập sử dụng câu khiến theo chúng tôi vẫn chưa nhiều. Do đó, thiết nghĩ cần có sự thay đổi, bổ sung cho phong phú hệ thống bài tập dạy câu cầu khiến.

Một phần của tài liệu câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w