- Chó ý đến dấu hiệu hình thức của câu khiến (để nhận diện và sử dụng
c. Hệ thống bài tập dạy câu khiến
3.2.1. Mô tả thực nghiệm dạy học
3.2.1.1. Mục đích của thực nghiệm dạy học
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là câu cầu khiến và việc tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học, hay nói cách khác, trọng tâm nghiên cứu của đề tài là nội và phương pháp dạy học câu cầu khiến ở tiểu học. Do vậy, việc đem kết quả nghiên cứu để thực nghiệm ở các trường tiểu học là một việc làm cần thiết và quan trọng, nhằm tìm ra câu trả lời cho khả năng thực thi của đề tài đã được đề xuất ở chương II. Thực nghiệm là khâu quan trọng và có vị trí đặc biệt trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Chúng tôi chọn phương pháp thực nghiệm so sánh để thử kết quả nghiên cứu đề tài. Phương pháp này được tiến hành trên hai đối tượng : thực nghiệm và đối chứng. Mục đích thực nghiệm là để kiểm tra tính khả thi của các vấn đề nêu ra trong luận văn, để kiểm nghiệm, đánh giá kết quả của những giả thuyết khoa học do đề tài đề xuất. Trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung những vấn đề chưa chuẩn xác, đồng thời đối chiếu với kết quả lớp đối chứng để xác minh mức độ thành công của đề tài.
Mục đích thực nghiệm của chúng tôi nhằm kiểm chứng cách điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học câu khiến. Vận dụng cách đổi mới này, vừa khắc phục được những hạn chế về thời gian, vừa đa dạng hoá các hình thức dạy học tiếng Việt.
3.2.1.2. Đối tượng thực nghiệm dạy học
Do thời điểm mà luận văn nghiên cứu, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 chương trình 2000 chưa được áp dụng đại trà, theo kế hoạch nó sẽ được áp
dụng vào năm học 2005 -2006 (khi học sinh học sách Tiếng Việt 3 đã được lên lớp 4). Do vậy, đối tượng thực nghiệm của đề tài là học sinh líp 4 đang học chương trình sách giáo khoa líp 4 thực nghiệm và giáo viên lớp 4. Chúng tôi chọn học sinh líp 4 của 2 trường tiểu học của thành phố Hà Nội làm đối tượng thực nghiệm.
Nhóm I:
Lớp thực nghiệm : Líp 4A - Sĩ số học sinh 30 (kí hiệu TN1) Lớp đối chứng : Líp 4 B - Sĩ số học sinh 28 (kí hiệu ĐC 1) của trường tiểu học Đoàn Thị Điểm
Nhóm II:
Lớp thực nghiệm: Lớp 4A - Sĩ số học sinh 28 (kí hiệu TN2) Lớp đối chứng: Lớp 4B - Sĩ số học sinh 29 (kí hiệu ĐC2) của trường tiểu học Thành Công B
3.2.1.3. Địa bàn thực nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của phương án dạy học một cách khác quan, chúng tôi đã chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng ở các địa bàn khác nhau. Đối tượng ở vùng thành thị, điều kiện kinh tế, văn hoá thuận tiện, cơ sở vật chất đảm bảo: Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Quận Cầu Giấy - Hà Nội. Đối tượng học sinh ở vùng cận thị, điều kiện kinh tế, văn hoá cũng như cơ sở vật chất không bằng trường ở thành thị: Trường Tiểu học Thành Công B – Quận Đống Đa - Hà Nội.
Để hạn chế các yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến kết quả dạy học thực nghiệm, chúng tôi không chọn giáo viên giỏi dạy thực nghiệm, không chọn lớp giỏi. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đảm bảo về cơ bản :
- Sĩ số tương đương. - Học lực tương đương.
- Giáo viên dạy có trình độ và khả năng dạy không chênh lệch nhiều. - Điều kiện học tập không khác nhau.
Thực nghiệm dạy học 4 bài:
+ Bài thực nghiệm số 1: Câu khiến (Tiếng Vệt 4 – Tập 2 – Tuần 27)
+ Bài thực nghiệm số 2: Cách đặt câu khiến (Tiếng Vệt 4 – Tập 2 – Tuần 27)
+ Bài thực nghiệm số 3: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
(Tiếng Vệt 4 – Tập 2 – Tuần 29)
+ Bài thực nghiệm số 4: Tập đọc: Chiếc lá
Các bài dạy học thực nghiệm được thiết kế theo các đề xuất mà luận văn đã đề ra và được chuẩn bị đầy đủ để phát đến từng học sinh và các giáo viên dạy học thực nghiệm.
3.2.1.5. Chuẩn bị thực nghiệm
Giáo viên dạy học thực nghiệm là giáo viên chủ nhiệm các lớp đã được chọn làm lớp thực nghiệm. Người dạy thực nghiệm cần phải nghiên cứu và hiểu kỹ nội dung thực nghiệm, yêu cầu của thực nghiệm, cách thức dạy học các bài thực nghiệm, nắm vững phương án dạy học các bài thực nghiệm, được trao đổi giải đáp những vấn đề chưa rõ trước khi thực nghiệm.
Các phương tiện, điều kiện cho giờ học đã được chuẩn bị đầy đủ, các nhóm học tập đã được chuẩn bị (học sinh được tổ chức thành nhóm từ đơn vị tổ). Bàn ghế, chỗ ngồi được chuẩn bị phù hợp với yêu cầu của giờ học.
Tất cả các diễn biến của giờ thực nghiệm được chúng tôi ghi lại cụ thể để góp phần đánh giá khả năng tìm tòi phát hiện sáng tạo của thầy trò trong giờ dạy học.
3.2.1.6. Tiến hành thực nghiệm
- Giáo viên thực hiện giờ dạy theo đúng thiết kế.
- Giờ học được tiến hành theo đúng tiến trình, đảm bảo thời gian quy định của tiết học 40 phút. Bài thực nghiệm được dạy trong giờ chính khoá, chính môn.