- Chó ý đến dấu hiệu hình thức của câu khiến (để nhận diện và sử dụng
c. Hệ thống bài tập dạy câu khiến
2.5. Nội dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến qua hình thức tích hợp
hợp
Dạy học câu cầu khiến thông qua giờ tập đọc
Mục tiêu dạy học tích hợp của chúng tôi là thông qua giờ tập đọc, giáo viên phải giúp học sinh tự nhận biết được câu cầu khiến, nêu được tác dụng của câu khiến, nêu đựoc dấu hiệu hình thức của câu khiến trong văn nói và trong văn viết. Yêu cầu cao hon là học sinh biết chuyển từ hình thức câu khiến này sang hình hức câu khiến khác có cùng một nội dung và biết sử dụng câu khiến cho lịch sự.
Để dạy tích hợp trong môn tập đọc, chúng tôi sẽ chọn những bài tập đọc được dạy sau khi học sinh đã học về câu khiến. Ngữ liệu của bài tập đọc đó phải chứa câu khiến. Chẳng hạn, chúng tôi chọn bài “Chiếc lá” trang 98 – bài Luyện tập – Tiết 7 – Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28. Đây là bài tập đọc được đưa ra sau khi học sinh đã học xong hai bài về câu khiến : Câu khiến và Cách đặt câu khiến ở tuần 27 và các em sẽ được học bài Gĩư phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị ở tuần 29. Trong bài Chiếc lá có những câu khiến sau :
- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi ! - Bạn đừng có dấu!
Do đó, với mục tiêu đã nêu ở trên, ở bài dạy này chúng tôi tiến hành dạy tích hợp như sau:
- Phần bài tập của bài này có đưa ra 8 bài tập dưới hình thức trắc nghiệm, trong đó có một bài tập có nội dung liên quan đến câu cầu khiến như sau :
Bài tập 6 - 100: Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học ? a, Câu hỏi, câu kể
Bài tập này có mục đích yêu cầu học sinh nhận diện các loại câu. Do đó, để thể hiện tính tích hợp, sau khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 6 / 100, chúng tôi đưa ra 3 bài tập nhỏ sau :
1, Hãy đánh dấu x vào trước những ô em cho là câu khiến có trong mẫu chuyện trên :
Lá ơi !
Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi ! Thật mà !
Bạn đừng có dấu ! Thế thì chán thật !
Theo em, các câu khiến trên được dùng để : ………. 2, Cuối các câu khiến đó có dấu : ……….. Theo em, tác giả lại dùng như vậy vì : ……… 3, Từ các câu khiến em đã tìm thấy trong mẫu chuyện trên, hãy chuyển thành nhiều câu khiến có hình thức khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên nội dung.
……… ……… ……… Bài tập 1 nhằm giúp học sinh nhận diện câu cầu khiến và nêu tác dụng của câu khiến. Bài tập 2 khó hơn, là bài tập mở và học sinh phải suy luận. Bài tập này yêu cầu học sinh nêu dấu hiệu hình thức khi viết của câu khiến và lí giải vì sao câu đó lại có dấu hiệu như vậy. Bài tập 3 là bài tập chuyển đổi kiểu câu. Ở đây các em chuyển từ 1 câu cầu khiến đã cho thành nhiều câu cầu khiến có hình thức khác nhau nhưng có cùng một nội dung. Như vậy, việc đưa ra 3 bài tập như vậy sẽ giúp học sinh ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng sử dụng câu khiến trong giao tiếp đúng và lịch sự.
Hoặc ở bài tập đọc Vương Quốc vắng nụ cười – tuần 32 và 33 (trag 132 và 143) chúng tôi có thể tiến hành dạy tích hợp nội dung về câu khiến vào đó. Trong bài có các câu khiến sau :
- Dẫn nó vào ! (trang 133)
- Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được ! (trang 143) - Bệ hạ tha cho tội chết, cháu sẽ nói. (trang 143)
- Nói đi, ta trọng thưởng. (trang 143)
Ở hai bài dạy này, sách giáo khoa đưa ra những câu hỏi nhằm giúp học sinh tìm hiểu nội dung của câu chuyện. Do vậy, trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên có thể đưa ra một vài câu hỏi để giúp học sinh nhận diện, nêu dấu hiệu hình thức cơ bản của các câu khiến, nêu tác dụng của câu khiến … Các câu hỏi sử dụng chung sau khi học hai bài có thể là:
1, Trong bài có những loại câu nào em đã học ?
Câu hỏi, câu kể.
Câu hỏi, câu kể, câu khiến.
2, Hãy đánh dấu x vào trước những ô em cho là câu khiến trong bài “Vương Quốc vắng nụ cười” :
Dẫn nó vào !
Tâu Bệ hạ ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được ! Bệ hạ tha cho tội chết, cháu sẽ nói.
Nói đi, ta trọng thưởng.
Theo em, các câu khiến trên được dùng để :
………
3, Khi nói, khi viết các câu khiến đó có những dấu hiệu nào dễ nhận biết ?
Trả lời :
………
4, Theo em, các câu khiến trên có phải là câu khiến có tính lịch sự không ? Vì sao ?
Trả lời: ……….. ……….
Câu hái 1, 2 và 3 là các câu hỏi nhằm giúp học sinh ôn tập lại những kiến thức các em đã học như dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến, tác dụng của câu khiến. Câu 4 có tính chất khó hơn vì nó đòi hỏi học sinh phải suy luận xem các câu khiến ở trong bài tập đọc có phải là câu khiến lịch sự không ? Thực chất, các câu khiến ở trong bài là câu khiến lịch sự vì nó là những câu khiến của nhà Vua dùng để yêu cầu 1 chú bé trả lời những thắc mắc của mình, do đó chúng là những câu thể hiện uy quyền của nhà vua với thần dân. Học sinh rất dễ nhầm lẫn ở đây. Nếu không suy nghĩ kĩ thì một số học sinh sẽ cho rằng các câu khiến đó là câu thiếu lịch sự vì nhìn vào nó không có những dấu hiệu của câu khiến lịch sự mà các em đã học như các từ : giùm, giúp, đề nghị, xin, mong …
Tương tù, chúng ta có thể dạy tích hợp nội dung về câu khiến qua các bài tập đọc khác như : Ăn “mầm đá” - trang 157, Có một lần – trang 165.
Như vậy, việc dạy tích hợp nội dung về câu cầu khiến qua các bài tập đọc có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh ôn tập những kiến thức mà các em đã học ở các bài trước, mặt khác giúp các em hiểu sâu và nắm bắt kĩ hơn các kiến thức đã học về câu cầu khiến. Việc dạy tích hợp các nội dung về câu khiến qua các bài tập đọc có thành công và mang lại kết quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tổ chức dạy học của người giáo viên và đặc biệt là hệ thống câu hỏi thích hợp với trình độ của từng học sinh.
TIỂU KẾT
cầu khiến và việc dạy học câu cầu khiến ở tiểu học ở chương I, luận văn tiến hành đề xuất các phương án để dạy câu cầu khiến cho có hiệu quả. Chúng tôi đã tiến hành đề xất phương án dạy ba bài dạy về câu cầu khiến trong giao tiếp và bằng giao tiếp, dạy câu cầu khiến theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh và dạy câu cầu khiến thông qua hình thức tích hợp trong giờ học Tập đọc. Cụ thể của việc đề xuất trên là chúng tôi đã đưa ra định hướng bổ sung, điều chỉnh về mặt nội dung dạy học câu cầu khiến và đổi mới phương pháp dạy học câu cầu khiến ở sách Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới. Ngoài ra, luận văn còn tiến hành đề xuất phương án dạy tích hợp nội dung về câu cầu khiến thông qua phân môn Tập đọc và xây dựng các bài tập nhằm giúp học sinh rèn luyện về câu cầu khiến khiến, giúp các em sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp tốt hơn.
Việc kiểm tra tính khả thi của những biện pháp mà chúng tôi đưa ra được luận văn tiến hành ở chương tiếp theo, chương III.