- Chó ý đến dấu hiệu hình thức của câu khiến (để nhận diện và sử dụng
c. Hệ thống bài tập dạy câu khiến
3.2.2.2. Phân tích kết qủa thực nghiệm
Sau khi phát bài kiểm tra tổng hợp cho học sinh lớp thực nhiệm và lớp đối chứng (bài kiểm tra sau khi dạy các bài về câu khiến), chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng: Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm (Kết quả bài kiểm tra)
Nhóm Phương án
Sè H
S
Kết quả kiểm tra về mặt kiến thức
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
I
TN1 30 6 20,0 14 46,7 10 33,3 0 0
II TN2 28 5 17,8 12 42,9 11 39,3 0 0 ĐC2 29 1 3,4 7 24,2 17 58,6 4 13,8 Chun g TN 58 11 19,0 26 44,8 21 36,2 0 0 ĐC 57 4 7,0 15 26,3 31 54,4 7 12,3
Từ số liệu của bảng trên, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ: So sánh kết quả kiểm tra về kiến thức – kỹ năng của học sinh sau thực nghiệm
Căn cứ vào số liệu biểu đồ ta có thể nhận thấy: Kết quả rèn luyện kiến thức và kỹ năng học và giải các bài tập có nội dung về câu cầu khiến của học sinh tính theo tỷ lệ % xếp loại giỏi, khá, trung bình, yếu giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch đáng kể. Tỷ lệ bài làm đạt mức giỏi và khá tăng lên đáng kể. Còn tỷ lệ bài làm trung bình giảm, đặc biệt số bài làm chỉ đạt loại yếu đã giảm hẳn (0%). Như vậy bước đầu có thể khẳng định một số nội dung dạy học, phương pháp dạy học và bài tập rèn luyện mà luận văn đưa ra có ưu thế và khả quan hơn nhóm đối chứng (không tác động). Có thể nói một số biện pháp đề xuất vào nhóm thực nghiệm đã tạo nên môi trường học tập, giao tiếp, hợp tác tích cực và phù hợp với sở thích, nhu cầu của học sinh.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc bổ sung một số nội dung dạy học, việc áp dụng các phương pháp tích cực trong dạy học câu cầu khiến và việc xây dựng một số bài tập rèn luyện cho học sinh có kĩ năng sử dụng câu cầu khién tốt hơn trong giao tiếp đã góp phần kích thích hứng thú của các em trong quá trình học tập. Trong quá trình tiến hành dạy các bài có nội dung liên quan đến câu cầu khiến và cho các em làm bài kiểm tra, chúng tôi quan sát và nhận thấy giờ học trôi qua rất nhẹ nhàng, học sinh hứng thú học tập. Học sinh biết cách khái quát vấn đề để rót ra tri thức của bài học mới và có ý thức áp dụng kiến thức lí thuyết mới đã được học vào việc làm bài tập và trong hoạt động giao tiếp (trong văn nói, văn viết). Hơn nữa các em còn bị lôi cuốn vào các hoạt động diễn ra liên tục trong tiết học, rất tự tin khi trả lời, rất vui mừng phấn khởi khi tìm được câu trả lời đúng và rất thích thú trong các trò chơi học tập. Mặt khác, các em rất tích cực tham gia vào hoạt động tổ nhóm, hăng hái trao đổi, tranh luận vấn đề học tập và tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Ngoài ra, các em rất hào hứng khi tham gia giải quyết các bài tập cũng như trong quá trình chúng tôi chữa các bài tập đó. Bởi vì bên cạnh việc giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa các em còn có cơ hội rèn luyện những bài tập phù hợp với trình độ tư duy của mình. Hơn nữa, hình thức bài tập đa dạng cũng kích thích hứng thú học tập của các em, giúp cho các em đỡ nhàm chán trong quá trình học và nội dung kiến thức mà các em ôn luyện trong quá trình làm bài cũng đa dạng và phong phú hơn.