Tìm hiểu qua sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học

Một phần của tài liệu câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học (Trang 35 - 42)

Như chóng ta đã biết, SGK là tài liệu chuẩn, là chỗ dựa cơ bản để giáo viên thực hiện giờ giảng. Nhưng với đặc điểm đối tượng học sinh tiểu học, trong khuôn khổ số tiết học và số trang in qui định trong SGK, có những điều chỉ được trình bày như là cái sườn, cái lõi của vấn đề. Nội dung về câu cầu khiến trong SGK cũng không nằm ngoài đặc điểm chung đó.

1.3.2.1. Sách giáo khoa Tiếng Việt chương trình cũ

Thường thì cuối một câu cầu khiến người ta sử dụng dấu chấm cảm. Do vậy, dấu chấm cảm có liên quan trực tiếp đến câu cầu khiến. Vì thế, trước khi dạy bài "Câu cầu khiến - dấu chấm cảm" ở lớp 4, SGK đã đưa hai bài về dấu chấm cảm vào dạy ở lớp 3 - tập 2. Sở dĩ chúng tôi đề cập đến vấn đề này vì hai bài này có nội dung liên quan đến câu cầu khiến. Cụ thể như sau:

* Ở bài "Dấu chấm cảm" trang 33 - líp 3 - Tập 2 có nội dung ghi nhớ: "Dấu chấm cảm ghi ở cuối câu diễn tả niềm vui, nỗi buồn hoặc cuối các câu kêu gọi"

Hoặc ở bài "Dấu chấm cảm" trang 39 - Tập 2 - có nội dung ghi nhí:

"- Dấu chấm cảm còn được đặt cuối các câu yêu cầu hoặc ra lệnh cho

người khác làm một việc gì đó.

- Khi đọc, gặp các câu có dấu chấm cảm, phải thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm được diễn đạt trong câu."

Như vậy, hai bài dạy về "Dấu chấm cảm" ở trên mang tính chất chuẩn bị trước, giới thiệu trước cho học sinh về câu cầu khiến mà các em sẽ được học khi lên lớp 4. Điều này cho thấy người biên soạn SGK đã có một cách nhìn khoa học khi trang bị trước cho học sinh một số kiến thức cơ bản về dấu chấm cảm gắn liền với câu cầu khiến.

Nhằm giúp học sinh luyện tập về dấu chấm cảm có liên quan đến câu cầu khiến, SGK đưa ra 3 bài tập cho hai bài dạy "Dấu chấm cảm" nêu trên:

+ Bài 3 trang 33: Tìm trong đoạn văn sau các câu cần đánh dấu chấm cảm và đánh dấu chấm cảm cho các câu đó:

Mùa xuân, cô bé vào trong vườn. Hoa đào đang nở màu hồng rợp trên đầu. Cô gọi:

- Đào ơi, sao bạn mang màu sắc đẹp thế ?

- Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn Êy mà. Đấy, bạn soi gương xem. Giống như đúc phải không? . . . Tôi với bạn là một mà thôi.

Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ của hoa đào thầm thì: - Ừ, hai chúng mình là một.

-

Nguyễn Phan Hách

Bài tập này có một câu cầu khiến cần đưa dấu chấm cảm vào. Đó là câu: “ Đấy, bạn soi gương xem !” Bài tập này nhằm giới thiệu trước cho học sinh về dấu chấm cảm sử dụng để nêu yêu cầu hoặc ra lệnh cho người khác làm việc gì đó mà các em sẽ được học kĩ hơn ở bài Dấu chấm cảm – trang 39 ( Tập 2).

+ Bài 2 trang 39: Đọc đoạn văn sau, chó ý đọc đúng giọng các câu có dấu chấm cảm:

Chiếc xe đi đầu bò tới. Một trăm mét rồi. Ba nói nhỏ: - Bắn được rồi, anh Nghiêu !

Năm mươi mét. Vân ngắt vào đùi Nghiêu một cái: - Kìa !

Giọng Nghiêu nghiêm khắc: - Theo mệnh lệnh tôi, nằm yên ! Ba mươi mét.

- Để yên nghe – Nghiêu thì thào – Hễ tôi nổ là tiểu liên, thủ pháo bồi luôn, nghe !

. . . Nghiêu co chân đạp một cái vào người tổ viên tiểu liên rồi như một ánh chớp, anh đứng vụt dậy.

Nguyễn Trung Thành + Bài 3 trang 39: Hiền đến rủ Hoà đi học. Hoà còn bận xếp sách vở nên bảo bạn chờ mình một chút. Em hãy viết lại đoạn nói chuyện đó và chú ý dùng dấu chấm cảm đúng chỗ.

Về số lượng, với hai bài dạy về dấu chấm cảm, trong đó có một bài dành riêng để dạy dấu chấm cảm dùng ở câu cầu khiến thì số lượng bài tập luyện tập như vậy là chưa nhiều, chưa phong phú về kiểu loại (3 bài tập). SGK đã chú trọng đến việc luyện giọng đọc cho học sinh khi đọc câu cầu khiến, tuy nhiên số lượng bài tập rất Ýt (1bài) (bài tập 2 trang 39). Như vậy, quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt được thể hiện qúa hạn chế trong SGK Tiếng Việt 3.

*. Câu cầu khiến được dạy chính thức ở lớp 4 tập 1 qua một bài: "Câu cầu khiến - Dấu chấm cảm" với số tiết là 1 tiết. Qua khảo sát SGK chúng tôi nhận thấy:

- Các ví dụ đưa ra trong phần bài học chưa nhiều và còn trùng lặp: Ví dụ: ở phần bài học trang 116, SGK đưa ra hai câu cầu khiến sau:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! - Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!

Ở phần bài học 1 trang 117 lại đưa lại ví dụ này: Đi vào trong nhà kẻo nắng cháu!

Hoặc ở phần bài học 1 trang 117 lấy ví dụ là: Đốt lửa lên! . Phần bài học 2 trang 117 lại lặp lại ví dụ này.

Phần bài học 2 trang 117, SGK có đưa ra một ví dụ: c, Bắt buộc : Đốt lửa lên! Theo chúng tôi, nội dung bắt buộc của câu cầu khiến Đốt lửa lên! mà SGK đưa ra là chưa phù hợp vì câu cầu khiến nêu trên có thể tuỳ vào ngữ cảnh khác nhau, tuỳ thuộc vào ngữ điệu của câu trên mà có nội dung cầu khiến khác nhau. Ví dụ: khi đọc với giọng nhẹ nhàng, không nhấn giọng vào bất kì từ nào thì câu đó là một câu đề nghị, nó không mang tính chất bắt buộc. Khi đọc với giọng nhấn mạnh ở cuối câu thì câu đó mới mang tính chất bắt buộc. Hoặc câu cầu khiến đó là câu nói của một người lớn tuổi, của Già làng thì nó sẽ là câu mang tính chất bắt buộc, mệnh lệnh. Còn khi nó là câu được nói ra sau câu "Trời tối quá!" thì lúc này nó trở thành câu cầu khiến dùng để chỉ ý khuyên bảo: Đốt lửa lên!. Vì vậy, theo chúng tôi, để làm rõ nội dung bắt buộc của câu cầu khiến Đốt lửa lên! trong ví dụ trên, cần phải đưa ngữ cảnh của câu đó vào.

- Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt được thể hiện hạn chế trong nội dung dạy câu cầu khiến trong SGK Tiếng Việt 4, chưa có dạng bài tập đặt câu theo tình huống, bài tập sáng tạo nhằm hướng đến mục tiêu dạy câu cầu khiến trong giao tiếp và bằng giao tiếp. Bài tập nhận diện còn rất Ýt (chỉ có 1 bài). Các bài tập mà SGK đưa ra đa phần là bài tập đặt câu, bài tập chuyển đổi kiểu câu.

Như chóng ta đã biết, câu hỏi ngoài tác dụng dùng để hỏi nó còn có tác dụng dùng để nêu yêu cầu, đề nghị. Nhưng ở bài "Câu hỏi - dấu chấm hái" trang 114, SGK không nêu tác dụng khác của câu hỏi là dùng để nêu yêu cầu, đề nghị. Theo chúng tôi, bài "Câu hỏi - dấu chấm hỏi" được dạy trước bài "Câu cầu khiến - dấu chấm cảm" nên cần phải đưa nội dung trên vào bài học để giúp học sinh định hình trước trong đầu thế nào là câu cầu khiến trước khi học bài "Câu cầu khiến - dấu chấm cảm". Ở SGK Tiếng Việt 4 chương trình mới, vấn đề này đã được thể hiện.

Như vậy, nhìn chung, việc sắp xếp nội dung dạy học câu cầu khiến của SGK Tiếng Việt 3 và 4 cũ về cơ bản là hợp lí, logic. Tuy nhiên, việc dạy câu cầu khiến ở lớp 4 chỉ có một bài duy nhất như vậy là chưa hợp lí, chưa đáp ứng đủ nội dung kiến thức, kỹ năng cho học sinh, chưa giúp các em biết cách giao tiếp tốt hơn khi sử dụng câu nêu yêu cầu, đề nghị.

1.3.2.2. Sách giáo khoa tiếng Việt chương trình mới

* Qua việc khảo sát nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở lớp 2 và 3, chúng tôi nhận thấy rằng : SGK đã chú ý đến việc chuẩn bị trước, giới thiệu trước cho học sinh về dấu chấm cảm dùng cuối câu nêu yêu cầu, đề nghị. Tuy không đưa ra một bài riêng cụ thể nào dạy về dấu chấm cảm có nội dung liên quan với câu cầu khiến nhưng SGK cũng đưa ra 2 bài tập cho cả 2 líp 2 và 3. Như vậy, các em bước đầu đã được làm quen với câu cầu khiến một cách tự nhiên.

• Ở líp 2 có bài 3 trang 18 - tập 2:

Em chọn dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào ô trống? a) Ông Mạnh nổi giận, quát:

- Thật độc ác

b) Đêm Êy, thần gió lại đến đập cửa, thét: - Mở cửa ra

- Không Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào

Bài tập này đưa ra 4 ô trống cần điền dấu, trong đó có một ô điền dấu chấm còn ba ô điền dấu chấm than. Trong sè ba dấu chấm than đó có một dấu thể hiện câu khiến:

Mở cửa ra ! • Ở líp 3 có bài 3 trang 108 - tập 1:

Em điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây ? Cá heo ở vùng biển Trường Sa

Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên: “ Cá heo ” Anh em ùa ra vỗ tay

hoan h : “ A Cá heo nhảy múa đẹp quá ” Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng:

- Có đau không, chú mình Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn các quay ngay lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi toả ra biển rộng.

Theo Hà Đình Cẩn Câu điền dấu chấm cảm để thể hiện câu khiến là: “ Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé ! ”

Hai bài tập trên tuy không trực tiếp nhằm luyện dấu chấm cảm đặt cuối câu khiến, nhưng dù sao qua các bài tập này, cũng như các ngữ liệu ở các bài tập đọc, kể chuyện học sinh cũng đã được tiếp xúc với câu cầu khiến một cách tự nhiên.

* Như đã nói ở trên, nội dung dạy câu cầu khiến được bố trí trong SGK Tiếng Việt lớp 4 (sách thử nghiệm). Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học, bộ SGK thử nghiệm bước đầu đã khắc phục được nhiều hạn chế so với chương trình SGK cũ. Sự đổi mới lần này là sự đổi mới toàn diện, đặc biệt là việc tích hợp hai phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp trước kia vào làm thành một phân môn Luyện từ và câu. Nội dung luyện và dạy Từ ngữ và Ngữ pháp có liên hệ với nhau chặt chẽ. Ngoài ra, quan điểm giao tiếp cũng chi phối mạnh mẽ việc biên soạn nội dung chương trình SGK lần này. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu dạy học nhằm giúp học sinh giao tiếp tốt, nhìn sơ bộ có thể thấy rằng số tiết học về câu cầu khiến đã được tăng lên là 3 tiết, tương ứng với 3 bài dạy hoàn chỉnh. Ngoài ra, liên quan đến nội dung câu cầu khiến, SGK đưa ra một bài dạy trong đó có nội dung liên quan đến câu cầu khiến có hình thức là câu hỏi. Đó là bài: "Dùng câu hỏi vào mục đích khác" (Lớp 4 - tập 1).

Khác với SGK líp 4 chương trình cũ, SGK líp 4 chương trình mới sử dụng thuật ngữ "Câu khiến" thay cho thuật ngữ "Câu cầu khiến". Theo chúng tôi, việc thay đổi này có một số ưu điểm và hạn chế sau:

- Ưu điểm:

Cách gọi này thống nhất với cách gọi các kiểu câu khác: câu kể, câu hỏi, câu cảm. Các kiểu câu đều được gọi tên bằng từ có số lượng âm tiết như nhau.

- Hạn chế:

Theo chúng tôi, cách gọi câu khiến chưa bao quát được nội hàm của kiểu câu này. Kiểu câu này có các nội hàm: yêu cầu, mong muốn, ra lệnh . . . (cầu và khiến).

Theo chúng tôi, tên gọi Câu khiến khi đọc lên, dễ gây hiểu nhầm nó là loại câu chỉ dùng để ra lệnh, yêu cầu. Vậy, có cần thiết thay đổi tên gọi từ

"Câu cầu khiến" sang "Câu khiến" không ?

- Giáo viên từ trước đến nay đã quen với tên gọi Câu cầu khiến. Việc thay đổi tên gọi như vậy đã gây ra trong giáo viên nhiều thắc mắc và ngỡ ngàng. * * Cấu trúc, nội dung dạy học câu cầu khiến:

a. Cấu trúc

Câu khiến được sách giáo khoa tiếng Việt 4 sắp xếp trong 3 bài tương ứng với 3 tiết dạy:

Tiết 1: Câu khiến - Tuần 27

Tiết 2: Cách đặt câu khiến - Tuần 27

Tiết 3: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ lời yêu cầu, đề nghị - Tuần 29 Ba bài dạy trên đều được cấu tạo với 3 phần:

- Nhận xét: đưa ngữ liệu, câu hỏi để học sinh tìm hiểu, rót ra nhận xét. - Ghi nhớ: trình bày tóm tắt những nội dung học sinh cần ghi nhí.

- Luyện tập: đưa các bài tập (bao gồm bài tập nhận diện, củng cố ghi nhớ và bài tập sử dụng - đặt câu khiến theo tình huống, nội dung, yêu cầu cụ thể).

Một phần của tài liệu câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w