Tổ chức dạy học câu cầu khiến trong ngữ cảnh tình huống cầu khiến

Một phần của tài liệu câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học (Trang 48 - 50)

- Chó ý đến dấu hiệu hình thức của câu khiến (để nhận diện và sử dụng

2.1.1.Tổ chức dạy học câu cầu khiến trong ngữ cảnh tình huống cầu khiến

c. Hệ thống bài tập dạy câu khiến

2.1.1.Tổ chức dạy học câu cầu khiến trong ngữ cảnh tình huống cầu khiến

2.1. Định hướng tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học

2.1.1. Tổ chức dạy học câu cầu khiến trong ngữ cảnh tình huống cầukhiến khiến

Câu cầu khiến (hành động cầu khiến) phải gắn liền với một tình huống hiện thực chứa đựng, hiện thực tác động đến khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của người nói và lợi Ých của người nói, người nghe. Đối với một câu cầu khiến, tình huống xuất hiện của nó phải là một hiện thực chứa những lÝ do, nguyên nhân ràng buộc, thôi thúc thúc khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của người nói.

Tình huống cầu khiến được hiểu là cả những phát ngôn xung quanh phát ngôn cầu khiến. Ngữ cảnh cầu khiến giúp cho học sinh dễ xác định, nhận biết câu cầu khiến khi nghe, đọc. Khi nói, viết, ngữ cảnh giúp các em có thể đặt những câu cầu khiến thể hiện rõ mục đích cầu khiến mà vẫn lễ phép, lịch sự.

Mục tiêu rèn luyện kỹ năng giao tiếp được thể hiện ở sách Tiếng Việt Tiểu học trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Chẳng hạn, các ngữ liệu để dạy câu khiến đều được đặt trong ngữ cảnh cụ thể. Học sinh dễ dàng xác định được mục đích nói lời cầu khiến, nội dung cụ thể và đối tượng mà lời cầu khiến hướng tới.

1. Câu in nghiêng dưới đây được dùng để làm gì ? Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:

-Mẹ mời sứ giả vào đây cho con !

(Thánh Gióng)

Ở đây, học sinh sẽ rất dễ xác định được người nói (chủ thể cầu khiến) là cậu bé Gióng. Người nghe (người tiếp nhận hành động cầu khiến) là bà mẹ. Mục đích của lời cầu khiến: Gióng muốn mẹ mời sứ giả vào để thưa chuyện.... Những yếu tố đó là ngữ cảnh để lời cầu khiến cụ thể xuất hiện. Vì lời cầu khiến được đặt trong hoạt động giao tiếp, trong ngữ cảnh nên học sinh không chỉ học được dấu hiệu, học được lời cầu khiến cụ thể mà còn học được cách dùng lời cầu khiến.

Tuy vậy, chúng tôi thấy vẫn rất cần thiết khai thác triệt để việc dạy câu cầu khiến trong ngữ cảnh, tình huống giao tiếp cụ thể cho học sinh. Để hoàn thành được mục tiêu nói trên, chúng ta phải đổi mới việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, cụ thể là đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học tiếng Việt, hướng mạnh vào giao tiếp. Và để dạy học câu cầu cầu khiến trong tình huống, ngữ cảnh giao tiếp, chúng tôi tiến hành như sau:

Triệt để khai thác hoàn cảnh (những phát ngôn trước, sau câu cầu khiến) xuất hiện của câu cầu khiến. Ví dụ: lời kể trước lời Gióng nói với mẹ: "Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng" giúp học sinh xác định mục đích của lời cầu khiến trong ngữ cảnh trên, xác định chủ thể cầu khiến, người tiếp nhận hành động cầu khiến … v… v.. Với các bài tập thực hành luyện tập chúng tôi cũng quan tâm tới việc phân tích ngữ cảnh xuất hiện lời cầu khiến.

Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành cho học sinh thực hiện các bài tập thực hành trong SGK theo nhiều cách thức khác nhau như: nói, viết, nghe, đọc. Qua đó, hướng các em vào mục tiêu giao tiếp có sử dụng câu cầu cầu khiến. Nói cách khác, trong quá trình thực hành, luyện tập về câu cầu khiến với mỗi bài luyện tập khác nhau sẽ có hình thức làm bài khác nhau, bài này

sẽ cho học sinh làm miệng, bài kia viết, có bài khác làm cá nhân hoặc làm theo nhóm cặp, có khi lại cho đóng vai thể hiện tình huống hoặc thảo luận theo nhóm.... Hoặc có một số bài, thay vì làm như đa số các giáo viên thường dạy mà chúng tôi quan sát được (treo bảng phụ ghi sẵn ngữ liệu, yêu cầu vài học sinh đọc), chúng tôi sẽ tiến hành cho các em sắm vai thể hiện lời nói của các nhân vật. Cách làm như vậy sẽ giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, kĩ năng giao tiếp sẽ tốt hơn. Giúp các em vừa có thể phát hiện được những tri thức cần phải chiếm lĩnh về loại câu này, vừa có khả năng sử dụng nó vào trong thực tế giao tiếp của bản thân mình.

Một phần của tài liệu câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học (Trang 48 - 50)