SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "CÁCH KHAI THÁC VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN TIỂU DẪN TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THPT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO" I. Mục đích đề tài - Với HS: Rèn luyện cách khai thác Tiểu dẫn, giúp học sinh từng bước tự khám phá nội dung bài học và bước đầu định hướng tiếp nhận, giải mã tác phẩm có chiều sâu. - Với GV: Khai thác và tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn linh hoạt, tạo nên tính tích cực, hứng thú, hấp dẫn đối với người học. II. Bản chất của giải pháp 1. Thực trạng - Trong các đề kiểm tra, GV ít ra nội dung trong phần Tiểu dẫn nên khi khai thác nhiều GV thực sự chưa quan tâm và thường dạy lướt qua phần này. - GV thường cung cấp kiến thức về tác giả, tác phẩm nhưng chưa có sự quan tâm đến việc hướng dẫn HS vận dụng nó để giải mã văn bản và để giải các đề Làm văn có liên quan. - Khả năng khai thác và tổ chức dạy phần Tiểu dẫn của GV còn hạn chế nên chỉ dạy qua loa, hình thức dạy đơn điệu, không gợi được hứng thú học tập cho HS. 2. Tính mới của giải pháp - Người học sẽ tự học, tự nghiên cứu được Phần Tiểu dẫn. - Tri thức từ phần Tiểu dẫn là tri thức nền tảng nên khi khai thác và tổ chức dạy học phải định hướng cho học sinh biết cách vận dụng những tri thức này vào giải mã văn bản và vận dụng để bài Làm văn. - Đưa ra cách khai thác và tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn dựa trên quan điểm tiếp cận đồng bộ trong quá trình tiếp nhận TPVH; phù hợp với phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, tạo sự hấp dẫn hứng thú cho HS đối với bộ môn. III. Nội dung của giải pháp 1. Giải pháp Giải pháp 1: Khai thác đầy đủ và có chiều sâu phần Tiểu dẫn - Khai thác những nội dung chủ yếu trong phần Tiểu dẫn là những thông tin xoay quanh tiểu sử, sự nghiệp sáng tác văn học của tác giả và những thông tin khái quát về văn bản đọc hiểu. - Định hướng khai thác thông tin theo cách dạy học tích hợp và tích cực; phương pháp và phương tiện dạy học linh hoạt hiện đại để khai thác phần Tiểu dẫn đạt hiệu quả cao nhất. Giải pháp 2. Cách tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn trong giờ đọc hiểu VB có hiệu quả cao Giải pháp 2.1. Tổ chức cho HS làm việc với SGK để khai thác nội dung phần Tiểu dẫn Hướng dẫn học sinh đọc SGK ở nhà và xác định những nội dung cơ bản cần triển khai trong phần Tiểu dẫn. Sau đó lập dàn ý vế tác giả và tác phẩm vào bài soạn (Về tác giả HS phải nắm rõ những đặc điểm về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật, những đánh giá về tác giả đó ; Về tác phẩm HS phải biết rõ hoàn cảnh ra đời, thể loại, những nhận định về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.) Giải pháp 2.2. Tổ chức cho học sinh đối thoại để khai thác nội dung trong Tiểu dẫn Trên cơ sở những nội dung cơ bản được đề cập trong phần Tiểu dẫn, GV xây dựng câu hỏi nhằm đạt được mục tiêu là học sinh tiếp cận được tri thức gì qua phần Tiểu dẫn? GV xây dựng một hệ thống câu hỏi tái hiện, phát hiện, nêu vấn đề để học sinh lần lượt nắm bắt vấn đề. Giải pháp 2.3. Tổ chức cho học sinh khai thác nội dung phần Tiểu dẫn bằng những hình ảnh trực quan và hình thức sơ đồ hóa - Sử dụng phương pháp trực quan: Dùng những hình ảnh liên quan đến quá trình sống, làm việc của tác giả giới thiệu để học sinh có được những cảm nhận ban đầu và nhận thức sâu sắc hơn về cuộc đời của tác giả trước khi tiếp cận văn bản. - Hình thức sơ đồ hoá: Chuyển hóa thông tin cần khai thác thành dạng sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ, biểu tượng. Hình thức này sẽ tránh tình trạng “độc diễn” của thầy ; phát huy tư duy sáng tạo và tích cực hóa hoạt động học tập của HS Giải pháp 2.4. Tổ chức cho học sinh khai thác sâu sắc hơn nội dung phần Tiểu dẫn bằng hình thức kể chuyện để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn - GV kể giai thoại văn học liên quan về tác giả, tác phẩm phù hợp nội dung yêu cầu bài dạy. - GV kể chuyện có nghệ thuật khi tóm tắt tác phẩm. Giải pháp 2.5. Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ để tạo hứng thú khi dạy Tiểu dẫn Để đạt hiệu quả cao khi dạy phần tiểu, GV cần có sự hỗ trợ của CNTT. Dùng powerpoint để đưa các hình ảnh về chân dung tác giả, về quê hương, về hoàn cảnh xã hội; đưa lên màn hình những sơ đồ; hoặc các đoạn phim liên quan về tác giả, về hoàn cảnh xã hội, hoặc những tri thức khác cần thiết để minh chứng cho những nội dung cần khai thác. 2. Khả năng áp dụng - Áp dụng cho HS đại trà, HS giỏi tự nghiên cứu, chuẩn bị bài có hiệu quả. - GV phổ thông sử dụng như một tài liệu giảng dạy vì dễ áp dụng và có hiệu quả cao. - Là cơ sở tốt để GV kiểm chứng, đánh giá tiết dạy của đồng nghiệp khi dự giờ. 3. Hiệu quả - Khai thác có chiều sâu các thông tin về tác giả, tác phẩm trong phần Tiểu dẫn. - HS có thể tự khai thác và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn so với trước. - Cách tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn tạo được sự hấp dẫn, hứng thú cho người học. - HS biết cách sử dụng những thông tin trong Tiểu dẫn để tiếp nhận, phân tích các hình tượng văn học trong văn bản. Đồng thời học sinh biết cách huy động những kiến thức phục vụ cho các đề Làm văn có liên quan. - Những năm qua, kết quả Tốt nghiệp bộ môn đều vượt mặt bằng tỉnh và năm nào cũng có học sinh giỏi cấp tỉnh (có học sinh chọn vào đội tuyển Văn thi quốc gia) . TÀI: "CÁCH KHAI THÁC VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN TIỂU DẪN TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THPT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO& quot; I. Mục đích đề tài - Với HS: Rèn luyện cách khai thác Tiểu dẫn, giúp học sinh. tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn trong giờ đọc hiểu VB có hiệu quả cao Giải pháp 2.1. Tổ chức cho HS làm việc với SGK để khai thác nội dung phần Tiểu dẫn Hướng dẫn học sinh đọc SGK ở nhà và xác định. hướng khai thác thông tin theo cách dạy học tích hợp và tích cực; phương pháp và phương tiện dạy học linh hoạt hiện đại để khai thác phần Tiểu dẫn đạt hiệu quả cao nhất. Giải pháp 2. Cách tổ chức