Xuất phát từ những lí do trên, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đế tài: Cách khai thác và tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường THPT đạt hiệu quả cao, để g
Trang 1TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Sáng kiến kinh nghiệm 2010 - 2011
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lâu nay trong giờ đọc hiểu văn bản (VB) ở THPT, GV và HS chủ yếu tập trung vào văn bản mà ít quan tâm đến những yếu tố ngoài văn bản Song chính những yếu tố ngoài văn bản lại
là những yếu tố quan trọng giúp GV và HS tiếp nhận, giải mã văn bản, đồng thời phát triển tư duy, phát huy tính tích cực chủ động và hứng thú học tập của HS
Chương trình SGK Ngữ văn THPT hiện nay được kết cấu, biên soạn theo hướng dạy học tích hợp nên phần tri thức đọc hiểu và những gì thể hiện ở phần Tiểu dẫn trở nên quan trọng Để giúp HS tìm hiểu và khám phá TPVH thì những yếu tố ngoài văn bản trong Tiểu dẫn là những định hướng rất cần thiết giúp các em từng bước tìm hiểu, khám phá nội dung bài học, gián tiếp định hướng cho HS tiếp cận bài học
Phần Tiểu dẫn giới thiệu những tri thức đọc hiểu cần thiết nhằm giúp HS có được những định hướng ban đầu khi tiếp nhận văn bản Phần này được thể hiện rõ trong các phần, các mục biên soạn của SGK văn học, song tôi nhận thấy rất ít tài liệu cũng như công trình nghiên cứu đề cập đến những cách thức cụ thể và phương pháp triển khai để hướng dẫn HS chiếm lĩnh phần nội dung kiến thức này một cách hiệu quả, giờ học phát huy được vai trò tích cực của HS
Xuất phát từ những lí do trên, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đế tài: Cách khai thác
và tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường THPT đạt hiệu quả cao, để góp phần nâng cao năng lực tiếp nhận THVH và tạo hứng thú học tập cho HS
2 Nhiệm vụ của đề tài
- Xác định những nội dung cơ bản trong phần Tiểu dẫn cần khai thác nhằm định hướng
để tiếp nhận TPVC một cách dễ dàng, thấu đáo và có chiều sâu
- Thiết lập những cách tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn, tạo nên tính tích cực, hứng thú, hấp dẫn đối với người học
- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính thực tiễn và tính khả thi của đề tài
3 Phương pháp tiến hành
- Phương pháp quan sát, điều tra: Dùng phương pháp này để nắm được thực trạng dạy
học phần Tiểu dẫn
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng phương pháp này để phân tích các tài liệu liên
quan đến vấn đề khai thác phần Tiểu dẫn từ đó xác lập các lý thuyết liên quan đến đề tài
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dùng phương pháp này để kiểm chứng tính hợp lý
và tính khả thi của các cách khai thác phần Tiểu dẫn
4 Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài
- Dựa trên những tài liệu về chương trình và phương pháp dạy học Ngữ văn mà Bộ giáo dục biên soạn, đồng thời dựa trên thực tế giảng dạy nhiều năm qua tại trường, cũng như việc dự
Trang 2TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Sáng kiến kinh nghiệm 2010 - 2011
giờ góp ý cho các đồng nghiệp trong nhóm bộ môn tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm khai thác phần Tiểu dẫn có hiệu quả
- Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trong ba năm qua (2008 - 2011)
B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I Những vấn đề lý luận liên quan đến khai thác phần Tiểu dẫn
1.1 Quan niệm “Đọc hiểu văn bản” trong dạy học Ngữ văn
Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là “Giảng văn”, “Phân tích văn”…thì SGK cải cách đã thay bằng thuật ngữ “Đọc- hiểu văn bản” Đây không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi thay đổi quan niệm về bản chất của môn Văn, cả về phương pháp dạy học Văn và các hoạt động khi tiếp nhận TPVH cũng có những thay đổi
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”
“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản” Với Giáo sư Trần Đình Sử “Đọc- hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”
Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của HS Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết
và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của HS, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà phương pháp dạy học Văn thay bằng khái niệm “Đọc hiểu văn bản”
1.2 Những định hướng khi khai thác phần Tiểu dẫn trong SGK
* Định hướng của SGK trong dạy học
Để khai thác phần Tiểu dẫn có hiệu quả cao, ta phải căn cứ vào những nội dung chung và phương pháp giảng dạy mà người soạn SGK đã định hướng
SGK là công cụ cơ bản không thể thiếu bên cạnh những công cụ nghề nghiệp khác của
người GV Nó xác định mức độ, khối lượng kiến thức, kĩ năng tư duy cần truyền đạt cho HS, đồng thời nó còn có tác dụng gợi ý phương pháp giảng dạy và giáo dục mà không hạn chế sự sáng tạo, giúp GV nâng cao hiệu quả giờ lên lớp
SGK có chức năng chuyển tải những thông tin về tri thức khoa học những kĩ năng, kĩ
xảo, kích thích hứng thú học tập cho HS, giáo dục thẩm mĩ và chỉ đạo HS học tập
Người biên soạn SGK ngoài việc cung cấp thông tin thì phải “tính đến công việc học tập, phương thức, hoàn cảnh tiếp cận thông tin của SGK” Điều đó có nghĩa là người biên soạn SGK phải quan tâm từ nội dung đến phương pháp học tập của HS
Trang 3TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Sáng kiến kinh nghiệm 2010 - 2011
Để HS có thể phân tích, đánh giá tìm ra cái hay, cái đẹp của các TPVC, SGK đã đưa vào phần Tiểu dẫn mang tính chất, chức năng dẫn dắt, gợi mở để HS dựa vào đó mà tìm hiểu bài,
học bài; GV soạn bài dựa vào đó mà lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp Trong dạy học,
chúng ta ý thức rằng, ngoài chương trình được xem là chuẩn thì SGK là một căn cứ quan trọng
để xây dựng và tiến hành các hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu dạy học
* Nhiệm vụ của phần Tiểu dẫn trong SGK Ngữ văn THPT
- Nhiệm vụ cung cấp các thông tin liên quan đến đọc hiểu văn bản cho HS
Phần Tiểu dẫn trong SGK Ngữ văn cung cấp cho HS tri thức về văn học sử như kiến thức
về đặc điểm thời đại, hoàn cảnh ra đời của văn bản văn học, cuộc đời và sự nghiệp văn chương
của nhà văn, phong cách nghệ thuật của tác giả; cung cấp tri thức lí luận văn học ở dạng trực
tiếp như thể loại Đó chính là những phương tiện để khám phá văn bản theo quan điểm tiếp cận đồng bộ, giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức văn học và tự các em có thể thẩm định, đánh giá kiến thức văn học ở một mức độ nào đó
- Nhiệm vụ định hướng tiếp nhận văn bản
+ Kiến thức về bối cảnh xã hội và văn hoá cũng như những hiểu biết về tác giả với nét tiểu sử, đặc trưng tư duy và phong cách nghệ thuật… là những thông tin vô cùng quan
trọng hỗ trợ quá trình tiếp cận và khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: “Tất cả những gì nhà văn sáng tác đều có cội nguồn trực tiếp ở những sự kiện trong cuộc sống riêng tư của anh ta, ở tâm tư tình cảm của nhà văn đó” Phần Tiểu dẫn trong SGK khi giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn đã đặc biệt chú ý đến những sự kiện, những vấn đề liên quan đến văn bản sắp học
Những thông tin về cuộc đời tác giả như năm sinh, quê quán, gia đình, việc học hành, tư tưởng, tình cảm, những thăng trầm trong cuộc đời là điều kiện cần thiết để hiểu căn kẽ, thấu đáo
về văn bản sẽ học Không biết về tác giả cũng như những nét phong cách nghệ thuật của nhà văn thì khó lí giải được nội dung của VB một cách sâu sắc
Khi giới thiệu về cuộc đời Hồ Xuân Hương ta phải chú ý đến thông tin trích dẫn “Cuộc đời tình duyên của Hồ Xuân Hương có nhiều éo le, ngang trái”, vì đây là một thông tin quan
trọng giúp ta tiếp nhận văn bản Tự tình II của Hồ Xuân Hương, cảm nhận hết tâm trạng đau
buồn, phẫn uất trước duyên tình của nữ sĩ
Dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng, phần Tiểu dẫn trong SGK 12 viết: “Quang Dũng
trước hết là một nhà thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa… Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ, cho phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng” Đây là thông tin quan trọng để
đọc hiểu văn bản Tây Tiến Bởi vì, nó sẽ là những định hướng cần thiết để người học cảm được
hồn thơ yêu đời đến si mê và hào hoa đến khôn cùng khi miêu tả bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, thơ mộng, người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng
Trang 4TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Sáng kiến kinh nghiệm 2010 - 2011
Mối quan hệ giữa tác phẩm với hoàn cảnh lịch sử xã hội, với văn hoá thời đại là vấn đề cần xem xét trong tiến trình đọc hiểu văn bản Cần nắm vững thời đại của tác giả để trên cơ sở
ấy lí giải hiện tượng sáng tác và đặc biệt là nhờ đó đánh giá đúng những đóng góp của họ vào tiến trình văn học nước nhà Hiểu được thời đại ra đời của văn bản văn học, thời đại nhà văn sinh sống sẽ có cơ sở nhìn nhận, đánh giá quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Đặc điểm lịch sử văn hoá của thời đại soi sáng cho tư tưởng của VB, nên phải đặt văn bản được học vào đúng thời điểm trong cuộc đời sáng tác của nhà văn, liên hệ các sự kiện xảy ra lúc ấy để hiểu văn bản thấu đáo hơn
+ Tri thức về thể loại văn học vốn được xem là tri thức công cụ để tiếp nhận TPVH,
đồng thời là tri thức mang tính chất định hướng phương pháp tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại Giáo sư Trần Thanh Đạm nhận xét “Nhà văn sáng tác theo thể loại thì người giảng dạy cũng dạy theo thể loại Phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả đã sử dụng khi sáng tác quy định phương pháp cảm thụ hình tượng đó của người đọc và từ đó cũng quy định phương thức giảng dạy của chúng ta” Từ việc trang bị cho HS những tri thức về thể loại, GV dạy cho HS cách tiếp cận thể loại ở một số tác phẩm tiêu biểu cho thể loại đó, giúp HS biết cách đọc, cách phân tích và tiếp cận một tác phẩm nào đó cùng thể loại mà mình đã được hướng dẫn tìm hiểu
Chẳng hạn, muốn đọc hiểu Văn học dân gian, văn học trung đại hay văn học hiện đại, HS cần nắm được một số khái niệm thể hiện rõ đặc trưng thể loại, ngôn ngữ Dạy truyện cổ tích thì phải hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của thể loại này về kết cấu tác phẩm, hệ thống nhân vật, yếu tồ thần kì, thi pháp xây dựng nhân vật… để hiểu đúng chủ đề tác phẩm, hiểu tính cách nhân vật, quan niệm đạo đức thẩm mĩ trong tác phẩm
+ Khai thác phần Tiểu dẫn, giáo viên phải giúp học sinh có cái nhìn sơ lược về nội dung nghệ thuật của văn bản Điều này được xem là định hướng ban đầu để tiếp cận văn bản
Thông tin khái quát về nội dung của tác phẩm giúp cho hoạt động đọc hiểu văn bản không đi chệch quỹ đạo, giúp người tiếp nhận hiểu một cách đúng đắn về văn bản Đặc biệt, đối với văn bản chỉ là đoạn trích thì phần tóm tắt nội dung tác phẩm giúp cho HS nắm bắt một cách đầy đủ
về tác phẩm như cốt truyện, tình tiết, nhân vật trong tác phẩm Phần tóm tắt nội dung của tác phẩm là những câu chuyện có tác dụng khơi gợi hứng thú cho HS trước khi đi vào đọc hiểu văn bản Hơn thế nó còn có tác dụng khơi gợi giúp HS tìm đọc trọn vẹn tác phẩm, tạo cho HS sở thích đọc sách Điều này có ý nghĩa tốt cho việc học văn của học sinh
1.3 Khai thác phần Tiểu dẫn cần vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ
1.3.1 Chương trình Ngữ văn với hai định hướng dạy học là tích hợp và tích cực hóa người học
Hướng tích hợp chú ý đến vấn đề phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc từng phân môn để
đi đến kết quả chung là hình thành các kĩ năng và năng lực tích hợp các phân môn trong môn Ngữ văn
Trang 5TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Sáng kiến kinh nghiệm 2010 - 2011
Hướng tích cực hóa hoạt động của người học buộc người học phải tư duy để đề ra cách
khai thác thông tin chứ không phải học thuộc kiến thức đã được khẳng định trong tài liệu Chương trình và SGK không chỉ chú ý cung cấp kiến thức mà còn phải chú ý hình thành kĩ năng
tự học, tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề, khuyến khích sáng tạo và phân hóa trình độ HS, tích cực hóa hoạt động người học Theo đó, SGK coi trọng việc trang bị cho HS những công cụ và phương pháp đọc hiểu văn bản
1.3.2 Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ để khai thác phần Tiểu dẫn
* Chương trình Ngữ văn với hai định hướng dạy học là tích hợp và tích cực hóa người học
Hướng tích hợp chú ý đến vấn đề phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc từng phân môn để
đi đến kết quả chung là hình thành các kĩ năng và năng lực tích hợp các phân môn trong môn Ngữ văn
Hướng tích cực hóa hoạt động của người học buộc người học phải tư duy để đề ra cách
khai thác thông tin chứ không phải học thuộc kiến thức đã được khẳng định trong tài liệu Chương trình và SGK không chỉ chú ý cung cấp kiến thức mà còn phải chú ý hình thành kĩ năng
tự học, tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề, khuyến khích sáng tạo và phân hóa trình độ HS, tích cực hóa hoạt động người học Theo đó, SGK coi trọng việc trang bị cho HS những công cụ và phương pháp đọc hiểu văn bản
* Phần Tiểu dẫn đưa vào SGK làm cơ sở tiếp cận văn bản đã định hướng cho giờ đọc hiểu văn bản, vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào việc giải mã văn bản Đây là
nguyên tắc dạy học TPVC thể hiện quan điểm đúng đắn của tư tưởng lí luận dạy học hiện đại
Tiếp cận đồng bộ là “sự vận dụng hài hoà các phương pháp lịch sử phát sinh, lịch sử
chức năng và cấu trúc văn bản khi tiếp cận TPVC” (GS Phan Trọng Luận)
- Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh định hướng phân tích tác phẩm từ các yếu tố
ngoài văn bản nhưng có liên quan trực tiếp đến sự ra đời của tác phẩm như hoàn cảnh xã hội, tiểu sử tác giả, xu hướng thẩm mỹ của thời đại Những yếu tố này giúp chúng ta có cơ sở giải
mã văn bản có chiều sâu hơn
- Hướng tiếp cận lịch sử chức năng coi trọng tâm lý cảm thụ của HS khi tiếp nhận văn
bản Nó khơi dậy hoạt động nhận thức bên trong của người học Văn học phản ánh cuộc sống bằng tư duy hình tượng và đến lượt nó được khẳng định bằng sự “đồng sáng tạo”của công chúng
và bạn đọc
- Hướng tiếp cận theo cấu trúc bản thể văn bản được hiểu như sau: TPVH là một thực
thể gồm nhiều bộ phận, nhiều phần tử mà giữa chúng có mối quan hệ và tác động qua lại với nhau Có nghĩa TPVH là một chỉnh thể, một cấu trúc Vì vậy khi khai thác văn bản phải đi vào tìm hiểu các bộ phận của chỉnh thể văn bản nghệ thuật, mà cụ thể là khai thác nội dung và hình thức đặt trong mối quan hệ chỉnh thể để hiểu sâu giá trị của tác phẩm
Trang 6TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Sáng kiến kinh nghiệm 2010 - 2011
Tóm lại: Tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn theo hướng tiếp cận đồng bộ là một trong những phương pháp dạy học hiện đại bởi vì nó vận dụng hài hoà, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố bên ngoài văn bản (Lịch sử phát sinh); yếu tố nội tại (Cấu trúc bản thể văn bản) và tâm lý tiếp nhận của người đọc (Lịch sử chức năng) Đó là những định hướng quan trọng để đi sâu giải mã văn bản
II Thực trạng khai thác phần Tiểu dẫn trong dạy đọc hiểu văn bản
Với những cơ sở lí luận và định hướng sư phạm khi dạy phần tiểu dẫn, khai thác những yếu tố ngoài văn bản trong phần Tiểu dẫn là những nội dung quan trọng, là cơ sở, là tiền đề để đi vào nội dung văn bản Thế nhưng, thực tế khai thác phần Tiểu dẫn vẫn còn nhiều bất ổn
- GV thường chú trọng việc cung cấp kiến thức về tác giả, tác phẩm nhưng chưa có sự quan tâm đến việc hướng dẫn HS vận dụng nó để giải mã văn bản GV đã không đặt nó trong mối quan hệ với văn bản đọc hiểu
- Thông tin về thể loại của văn bản cũng không được GV vận dụng thường xuyên để tiếp cận văn bản Không ít GV còn lúng túng do không nắm chắc đặc trưng thể loại nên tiếp cận và phân tích không đúng hướng
- Qua tìm hiểu tôi nhận thấy nhiều GV chưa thực sự quan tâm tới phần Tiểu dẫn trong các đề kiểm tra thường xuyên và kiểm tra trong học kì nên khi tìm hiểu về Tiểu dẫn thì GV và
HS thường lướt qua phần này nên HS không nắm được những thông tin quan trọng Vì vậy mà việc tiếp nhận TPVC ở HS bị hạn chế
- Hơn nữa, cách khai thác phần Tiểu dẫn của GV hiện nay còn đơn điệu, qua loa không gợi được hứng thú học tập cho HS
Từ những thực trạng trên tôi đã xây dựng và khai thác phần Tiểu dẫn trong giờ đọc hiểu văn bản để giúp HS có cái nhìn sâu sắc hơn về băn bản sẽ học đồng thời tôi đưa ra những cách thức tổ chức dạy học phần tiểu dẫn tạo nên những hứng thú và hiệu quả cao khi tiếp nhận TPVC
III Cách thức khai thác phần Tiểu dẫn trong giờ Đọc hiểu văn bản 3.1 Những nội dung và định hướng khai thác phần Tiểu dẫn
+ Nội dung chủ yếu trong phần Tiểu dẫn là những thông tin xoay quanh tiểu sử, sự nghiệp sáng tác văn học của tác giả và những thông tin khái quát về văn bản đọc hiểu Tuy nhiên mức độ thể hiện những nội dung ấy trong mỗi bài học không giống nhau, vì vậy cách khai thác phần Tiểu dẫn phải dựa trên sự thể hiện của những thông tin này
+ Hơn nữa định hướng dạy học Ngữ văn hiện nay là dạy học tích hợp và tích cực, vì vậy
GV cần có những định hướng phương pháp, phương tiện kĩ thuật thật linh hoạt để khai thác
phần Tiểu dẫn trong giờ đọc hiểu văn bản đạt hiệu quả cao nhất
3.2 Cách khai thác phần Tiểu dẫn
Trang 7TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Sáng kiến kinh nghiệm 2010 - 2011
3.2.1 Khai thác tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của tác giả
Việc giới thiệu tiểu sử được coi là phần dẫn luận, mở đầu cho quá trình phân tích tác phẩm, cung cấp kiến thức cần thiết liên quan đến việc phân tích tác phẩm đồng thời định hướng cho sự cảm thụ tác phẩm của học sinh
* Khi khai thác phần tiểu sử nhà văn, GV phải chú ý đến việc vận dụng những thông tin
về tác giả trong tiếp nhận văn bản Cần tìm hiểu những chi tiết về hoàn cảnh xuất thân, gia đình,
sở thích, cá tính của nhà văn Khi khai thác phần cuộc đời thì chú ý đến những bước ngoặt trong cuộc đời có ý nghĩa hình thành cá tính, bản lĩnh của nhà văn có ảnh hưởng đậm nét đến quá trình hình thành văn bản Thông tin về tiểu sử của tác giả khi đưa vào SGK đều có dụng ý soi sáng cho văn bản Việc giới thiệu tên tuổi, quê hương nhà văn đều có ý nghĩa nhất định mà GV cần khai thác Chẳng hạn trong tiểu dẫn về tác giả Tố Hữu, ta chú ý: Tại sao tác giả có bút danh Nguyễn Trung Thành? Quê hương có ảnh hưởng gì đến sáng tác của nhà thơ?
* Tìm hiểu về tiểu sử tác giả, ta chú ý đến mối quan hệ giữa tác giả và thời đại mà nhà văn sống và sáng tác, với môi trường văn học, với chặng đường sáng tác, ảnh hưởng của giáo
dục thời đại … là những kiến thức công cụ để tiếp cận văn bản Các giai đoạn trong cuộc đời
nhà văn là những mốc thời điểm quan trọng có ảnh hưởng đến sự chuyển biến về tư tưởng trong sáng tác của nhà văn Vì vậy khi giới thiệu về tác giả cần chú ý đến đặc điểm này
Ví dụ: Nói về Nguyễn Minh Châu, SGK viết “Hành trình sáng tác của ông chia làm hai giai đọan rõ rệt: trước thập kỷ 80, ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỷ 80 đến khi mất, ông chuyển hẳn sang cảm hứng đời tư - thế sự với những vấn đề đạo
đức và triết l ý nhân sinh” Khai thác nội dung này để thấy văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”
nằm trong giai đoạn sáng tác nào và tư tưởng chi phối của giai đoạn sáng tác sau 1980: đó là cái nhìn đa chiều về cuộc sống và con người trong thời kỳ hội nhập
* Khi giới thiệu tác giả chúng ta chú ý đến việc khái quát là phong cách nghệ thuật của nhà văn bởi dây là một nội dung quan trọng để vận dụng giải mã văn bản Nếu biết được phong cách của một tác giả thì người đọc sẽ dễ dàng có một hướng tiếp cận đúng đắn tác phẩm của tác giả đó, giúp học sinh hình dung những nét khái quát về phong cách nghệ thuật của tác giả Đó là một nội dung gợi dẫn cần thiết để học sinh có hướng tiếp nhận tác phẩm chính xác hơn, nhất là những nét phong cách được thể hiện trong văn bản đọc hiểu
Ví dụ: Giới thiệu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân “uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động lòng người đọc nhiều nhất” Thông tin này sẽ giúp ta tiếp nhận tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân rất hiểu quả
* Giới thiệu về các tác phẩm của tác ta phải gắn tác phẩm ấy với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Khi khai thác nội dung trong phần Tiểu dẫn cũng cần chú ý đến những nhận
Trang 8TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Sáng kiến kinh nghiệm 2010 - 2011
định về đặc điểm nổi bật trong sáng tác của tác giả Đây chính là những nhận định ngắn gọn nhưng có ý nghĩa liên quan nhiều nhất đến VBĐH
Chẳn hạn, khi chúng ta tiếp cận đọan trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm cần lưu ý
đến nhận định trong SGK: “Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước con người Việt Nam” Từ thông tin có được ở nhận định trên mà khi đọc - hiểu chúng ta sẽ có hướng tiếp nhận văn bản một cách đúng đắn để cảm nhận được cái nhìn, cảm xúc của chủ thể trữ tình biểu hiện ở hình ảnh thơ, ở những chi tiết về đất nước gắn liền với nhân dân được miêu tả, gợi ra trong đọan trích
3.2.2 Khai thác những thông tin khái quát chung về văn bản đọc - hiểu
Trong phần giới thiệu về tác giả thì hoàn cảnh sáng tác là nội dung không thể bỏ qua trong hoạt động đọc hiểu văn bản Hoàn cảnh sáng tác cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của thời đại, cuộc sống của tác giả đối với tác phẩm Trong giờ đọc – hiểu văn bản, GV không chỉ làm công việc giản đơn là cung cấp thông tin về hoàn cảnh sáng tác mà điều cần thiết là nêu bật vai trò của hoàn cảnh sáng tác chi phối toàn bộ tác phẩm văn học
* Thời đại tác phẩm ra đời, nhà văn sinh sống sẽ chi phối cái nhìn của nhà văn trong tác phẩm, là tiền đề tạo nên chiều sâu trong nội dung nghệ thuật của tác phẩm Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác nghĩa là l ý giải sự ảnh hưởng của âm hưởng thời đại đến cảm hứng sáng tạo của tác phẩm như thế nào? Bởi lẽ, “Một trào lưu văn học xuất hiện bao giờ cũng trên cơ sở của một hoàn cảnh xã hội, văn hóa cụ thể và phản ánh những đòi hỏi nhất định của con người thời đại sản sinh ra nó” Đối chiếu tác phẩm với thời đại đẻ ra nó để tìm “giá trị”, “tìm nghĩa”, “triết lý thẩm mỹ” của tác phẩm Tư tưởng thời đại mà tác giả sống với những biến cố lịch sử căn bản và ảnh hưởng của chúng đối với đời sống văn hóa, tình hình phát triển của văn học mà từ đó tác phẩm ra đời cũng như những chuẩn mực xã hội mà thời đại đặt ra có liên quan đến tâm lý sáng tác, quan điểm sáng tác, phong cách sáng tác của tác giả Tất cả các yếu tố trên đều tác động trực tiếp đến tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm là hoàn cảnh nhỏ, hoàn cảnh cảm hứng chi phối trực tiếp sự xuất hiện của tác phẩm Liên quan đến phần giới thiệu tác phẩm phải kể đến xuất xứ, vị trí của văn bản đọc hiểu Nếu văn bản đọc hiểu là một đoạn trích thì Tiểu dẫn sẽ giới thiệu về vị trí đoạn trích trong tác phẩm Với thông tin về vị trí đọan trích người đọc sẽ theo dõi được mạch cảm xúc trong tác phẩm nếu nó là thơ, nắm được diễn biến của cốt truyện nếu nó là truyện Bài học trong SGK thường chỉ lấy một đoạn trích làm nội dung học tập Để hiểu đoạn trích, việc đọc toàn bộ tác phẩm là cần thiết nhưng khó thực hiện trong phạm vi nhà trường Vì vậy, tìm hiểu xuất xứ, vị trí đoạn trích là một cách để biết chung về tác phẩm Từ đó có cơ sở để cảm nhận nội dung và ý nghĩa đoạn trích Biết về xuất xứ của văn bản, HS đồng thời cũng biết được đôi nét về nội dung, nghệ thuật của văn bản Bởi vì, TPVH là một hệ thống chỉnh thể được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật, được cấu kết chặt chẽ trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa
Trang 9TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Sáng kiến kinh nghiệm 2010 - 2011
bộ phận và chỉnh thể… nên có tính tổ chức cao và có một sự ràng buộc lẫn nhau giữa các bộ phận Giáo viên cần cho học sinh thấy được nội dung của toàn bộ tác phẩm và mối liên hệ của đoạn trích Đặt đọan trích trong chỉnh thể tác phẩm người đọc mới hiểu đúng vẻ đẹp của nó
Ví dụ: Dạy đọc – hiểu đọan trích “Hạnh phúc của một tang gia” cần phải đặt trong mối quan hệ với nội dung tác phẩm “Số đỏ”, từ đó mới dễ dàng tiếp cận, đi sâu phân tích, lý giải, bình giá được nội dung nghệ thuật của đọan trích Giáo viên phải cho HS hiểu được nội dung của “Số đỏ” là sự “đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăn đồi bại đương thời” Dùng tiếng cười làm vũ khí, tác phẩm vạch trần thực chất thối nát của các phong trào “văn minh”, “Âu hóa”, “thể thao” ….vào những năm 30 của thế kỶ XX Đặt đoạn trích trong tác phẩm ta mới thấy được một phần của bức tranh hiện thực nhố nhăn, lố bịch qua bút pháp châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng
Có thể nói, TPVH cũng chính là sản phẩm của thời đại, mang dấu ấn thời đại, nghiên cứu một tác phẩm văn học, chúng ta phải tìm đến bối cảnh và nhà văn Việc dạy học tác phẩm phải đặt tác phẩm trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội ….mà nó ra đời Điều này
có một ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra phương hướng đúng đắn trong việc cắt nghĩa và đánh giá những hiện tượng văn học và là cơ sở cần thiết để phân tích các giá trị TPVH
* Một yêu cầu đặt ra trong hoạt động đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn theo tinh thần đổi mới là phải gắn với đặc trưng thể loại Dạy tác phẩm văn chương theo thể lọai là dựa vào đặc trưng riêng của từng thể lọai để định hướng tiếp ….phân tích l ý giải bình giá giá trị TPVH trong nhà trường Kiến thức về đặc trưng thể loại rất quan trọng để HS hiểu về tác phẩm Xuất phát từ mục tiêu và nguyên tắc tích hợp, chương trình SGK hiện nay được biên soạn theo hướng dạy học tác phẩm là chủ yếu nhưng tập trung lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu cho những thể loại quen thuộc làm văn bản mẫu cho hoạt động đọc hiểu văn bản Trên cơ sở đó hướng dẫn cách thức phân tích TPVH, hướng dẫn cách chiếm lĩnh các tri thức lí luận và lịch sử văn học gắn với thể loại văn học Đọc hiểu TPVH nhằm mục đích giúp HS khám phá những cái đẹp cái hay trong tác phẩm cụ thể và từ đó trang bị cho các em những tri thức đọc- hiểu những tác phẩm cùng thể lọai Để hiểu được điều này, SGK đã cung cấp cho HS những kiến thức sơ lược về thể loại của văn bản đọc hiểu trong phần Tiểu dẫn mà khi tiếp cận văn bản GV và HS phải biết vận dụng nó để việc đọc hiểu diễn ra một cách thuận lợi
Ví dụ: Để hướng dẫn cho HS đọc hiểu văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu, GV cần khai thác nội dung về thể loại văn tế mà SGK đã đề cập như: hoàn cảnh sử dụng, các thể thường dùng trong văn tế (văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú….), bố cục thường có của văn tế (lung khởi, thích thực, ai vãn, kết) Việc HS cảm nhận và yêu quý một TPVH ra đời từ rất lâu không phải là chuyện dễ dàng, cho nên việc hướng dẫn các em tiếp nhận tác phẩm là một việc làm cần thiết và việc này được bắt đầu từ việc trang bị cho các em kiến thức về thể loại văn tế
Trang 10TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Sáng kiến kinh nghiệm 2010 - 2011
VI Cách tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn trong giờ đọc hiểu văn bản có hiệu quả cao
4.1 Tổ chức cho HS làm việc với SGK để khai thác nội dung phần Tiểu dẫn
* Hướng dẫn học sinh đọc SGK ở nhà và xác định những nội dung cơ bản cần triển khai trong phần Tiểu dẫn Sau đó lập dàn ý bài soạn với các thông tin trong SGK Nếu GV biết cách định hướng học tập, tạo cho HS những định hướng trong quá trình tự nghiên cứu SGK, tập cho
HS biết gia công, tìm tòi sáng tạo các em sẽ lĩnh hội được nguồn tri thức mới HS có thể chủ động phát biểu, tranh luận, có thể bổ sung, đồng tình hoặc phản bác để tìm ra phương thức giải quyết tối ưu Sự lĩnh hội tri thức theo cách này giúp HS làm chủ quá trình tự học, thoả mãn những nhu cầu khám phá, tìm hiểu, tin ở năng lực và có khả năng phát triển năng lực tư duy
* Kiến thức được đề cập trong phần Tiểu dẫn là những kiến thức tương đối vừa sức dễ
hiểu nên HS có thể tự làm việc với SGK để nắm kiến thức Điều quan trọng là giáo viên phải
định hướng cho HS nên khai thác nội dung gì trong phần Tiểu dẫn, khai thác nhằm mục đích gì kiến thức này liên quan gì tới bài đọc hiểu
- Về tác giả:
+ HS phải nắm được những đặc điểm về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, về phong cách nghệ thuật, những đánh giá vế tác giả đó
- Về tác phẩm:
+ HS phải nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
+ HS nắm được thể loại của tác phẩm
+ HS nắm được những nhận định về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
HS đều có thể nhận ra tất cả những nội dung cần thiết cho việc giải mã nói trên khi đọc sách giáo khoa Tuy nhiên vấn đề không phải là việc phát hiện được những kiến thức trên mà quan trọng là học sinh phải hiểu được kiến thức đó giúp gì cho việc đọc hiểu văn bản Ý thức được điều này, HS sẽ lựa chọn ý cơ bản nhất để vận dụng cho việc làm sáng tỏ văn bản Như vậy, HS phải đọc sách một cách nghiêm túc, rèn cho mình năng lực lựa chọn chi tiết, mổ xẻ phân tích thông tin đặt kiến thức của phần Tiểu dẫn trong quan hệ với văn bản đọc hiểu, tóm tắt được nội dung cơ bản và tiến tới sơ đồ hóa kiến thức
* Trong quá trình học làm việc với SGK, GV nên khuyến khích để HS đưa ra những thắc
mắc xoay quanh nội dung mà SGK đề cập Làm việc với SGK tức là sự lĩnh hội kiến thức ở các
em đã đạt mức độ cao Những thắc mắc của HS được GV giải đáp sẽ tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết của các em Theo đó những kiến thức được HS thu nhận từ phần Tiểu dẫn được HS ghi nhớ một cách sâu sắc và lâu dài hơn
Đối với những bài học mà phần Tiểu dẫn còn sơ lược, chưa thể rõ được nội dung cơ bản cần thiết cho việc đọc hiểu văn bản thì nhiệm vụ của học sinh là phải tìm kiếm tài liệu liên quan