1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội

93 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN TIẾN CƯỜNG NGHIÊN CỨU ÐẶC ÐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ÐỘ TRỒNG ÐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CÂY NG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN TIẾN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ÐẶC ÐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ÐỘ TRỒNG ÐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT

CÂY NGẢI CỨU TRỒNG TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện hoàn thành luận văn đều đã được tác giả cảm ơn Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Cường

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Ninh Thị Phíp, người đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Cây công nghiệp – cây thuốc, phòng thực hành thí nghiệm Bộ môn Thực vật khoa Nông học, Viện đào tạo sau Đại học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội – Viện Dược liệu đã tạo mọi điều kiện cho tôi làm việc và nghiên cứu

Sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình trong thời gian thực hiện luận văn là nguồn động viên tinh thần rất lớn giúp tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Cường

Trang 4

2.7 Những kết quả nghiên cứu về cây ngải cứu, khoảng cách và mật

Trang 5

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 314.1 Đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống ngải cứu 314.1.1 Đặc điểm thực vật học của các mẫu giống ngải cứu 31

4.1.3 Khả năng sinh trưởng phát triển của các mẫu giống ngải cứu 414.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng

4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây qua các lứa cắt

4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá/cây qua các lứa cắt của

4.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính thân qua các lứa cắt

4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số mầm tái sinh qua các lứa cắt

4.2.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá qua các lứa

4.2.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô và tỷ

4.2.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất toàn cây của mẫu

4.2.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của mẫu giống

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

4.1 Đặc điểm hình thái thân cây của các mẫu giống ngải cứu 324.2 Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống ngải cứu 344.3 Thời gian ra hoa, hình thành hạt của các mẫu giống ngải cứu 35

4.8 Đặc điểm sinh trưởng phát triển thân và cành các mẫu giống ngải cứu 414.9 Số lá trên cây và diện tích lá của các mẫu giống ngải cứu 434.10 Góc độ phân cành và kích thước lá của các mẫu giống ngải cứu 444.11 Mức độ sâu bệnh gây hại trên các mẫu giống ngải cứu 474.12 Năng suất toàn cây của các mẫu giống ngải cứu thí nghiệm 48

4.14 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây qua các lứa cắt

4.15 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá/cây qua các lứa cắt của

4.16 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính thân qua các lứa cắt

4.17 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tái sinh mầm qua các

4.18 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) qua

4.19 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của

Trang 8

4.20 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ tươi/khô của mẫu giống

4.23 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lý thuyết của mẫu

4.24 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất thực thu/lứa và năng

4.25 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của mẫu giống

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

4.3 Chiều dài cuống lá của các mẫu giống ngải cứu 464.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tươi cả vụ của mẫu

Trang 10

Một trong những giá trị nổi bật của cây dược liệu là tạo môi trường sinh thái bền vững và đa dạng sinh học, giúp cân bằng môi trường sống, chữa bệnh hiệu quả và lâu dài.

Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) còn gọi là ngải diệp Theo Đông y lá

ngải có vị đắng, cay, tính hơi ấm vào 3 kinh Can, Tỳ, Thận và chứa khoảng 0,20% - 0,34% tinh dầu Có tác dụng điều hòa khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, đau đầu, động thai không yên, thổ huyết, chảy máu cam… hoặc dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu Một công dụng mới của ngải cứu đó là dưỡng da, trị mụn Từ một vị thuốc, ngải cứu cũng được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày và chế biến thành các món ăn như: canh ngải cứu nấu thịt nạc; trứng gà tráng ngải cứu giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu; gà tần ngải cứu giúp bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai; cháo ngải cứu chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp; lẩu gà ngải cứu…

Do những tác dụng dược lý, giá trị sử dụng quan trọng của cây ngải cứu nên từ xưa tới nay con người đã biết dùng nó vào những mục đích khác nhau Tuy vậy con người chỉ quen thu hái ngải cứu mọc sẵn ngoài tự nhiên, ít khi quan tâm đến việc phát triển nó trở thành một sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế Để nâng cao giá trị chữa bệnh và phát triển hơn nữa loài cây

Trang 11

này, công tác nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp là hết sức cần thiết

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại Gia Lâm – Hà Nội”

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích của đề tài

Qua đánh giá đặc điểm nông sinh học và nghiên cứu mật độ trồng một

số giống ngải cứu là cơ sở trong việc chọn tạo giống ngải cứu phù hợp, đồng thời xác định được mật độ thích hợp, góp phần xây dựng quy trình trồng ngải cứu năng suất cao tại Gia Lâm – Hà Nội

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống ngải cứu thu thập

- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất của mẫu giống ngải cứu thí nghiệm

- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế cây ngải cứu

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1 Khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học nghiên cứu phân loại

và tuyển chọn các giống ngải cứu Góp phần xây dựng được quy trình sản xuất giống ngải cứu có năng suất cao phục vụ nhu cầu tiêu thụ rau ăn và chữa bệnh của người dân

Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp

Trang 12

1.3.2 Thực tiễn

- Về kinh tế: hiện nay, nhu cầu tiêu dùng ngải cứu tươi và các thực

phẩm chức năng từ ngải cứu ngày càng nhiều, quỹ đất trồng và nguồn lao động nông nghiệp rất lớn là cơ hội để người dân sản xuất ngải cứu theo hướng sản xuất hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình

- Về xã hội: từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tiếp tục tiến hành chọn tạo

ra giống ngải cứu phù hợp với mục đích sử dụng, kết hợp với việc thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất và chất lượng ngải cứu, đáp ứng nhu cầu làm thuốc cho xã hội mà thực tiễn đang đặt ra

- Về môi trường: đề tài góp phần bảo tồn đa dạng sinh học các loài thực

vật, giữ gìn và phát triển nguồn gen cây ngải cứu trong điều kiện biến đổi khí hậu xảy ra

Như vậy đề tài góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà thực tiễn đang đặt ra

Trang 13

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc và phân loại

2.1.1 Nguồn gốc

Ngải cứu mọc tự nhiên ở nhiều vùng ôn đới ấm Châu Âu hoặc Châu Á

Có nhiều thông tin khác nhau về nguồn gốc loài A.vulgaris Nhiều ý kiến cho rằng loài A.vulgaris có nguồn gốc ở Châu Âu (Fogg, 1975) cho rằng A.vulgaris có nguồn gốc ở Bắc Mỹ Tuy nhiên nhiều phép phân loại cho rằng

A vulgaris có nguồn gốc ở cả Châu Âu và Bắc Mỹ [10]

Cây ngải cứu được trồng và mọc hoang dại rất nhiều ở vùng nhiệt đới Nam Á, Đông Nam Á, tại các nước Ấn Độ, Pakistan, Srilanca, Bangladesh, Lào, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… Ở Việt Nam, cây ngải cứu được người dân biết đến trồng và sử dụng từ lâu đời nay Cây phân bố khắp cả nước, đặc biệt thấy mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai (SaPa, Mường Khương, Than Uyên); Yên Bái (Mù Cang Chải); Cao Bằng (Trùng Khánh, Bảo Lạc); Lạng Sơn (Vùng Mẫu Sơn); Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ, Tuần Giáo, Tủa Chùa); Hòa Bình (Mai Châu); Sơn La… [21]

mọc ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á [9]

Chi Artermisia L có khoảng 300 loài phân bố ở ôn đới Bắc Mỹ, Tây

Nam Mỹ, Nam Phi, Châu Á Nước ta có khoảng 15 loài [2]

(1) Artermisia absinthium L (Ngải đắng, Ngải áp xanh)

Cây thảo cao tới 0,4 – 1 m, sống dai, màu trắng, phân cành nhiều, rất thơm Lá dạng trứng, các lá phía dưới hai hay ba lần lông chim, có cuống và có

Trang 14

lông mềm, màu lục ở trên, màu phớt trắng ở dưới

Hoa màu vàng xếp thành đầu nhỏ hình cầu, các hoa đầu lại xếp thành chùm bên trải ra, tạo thành dạng chùy có lá, đế hoa có lông, lá bắc của bao hoa màu lục và dạng vảy nhiều hoặc ít, tất cả hoa đều hình ống Ra hoa tháng 1 – 7 Quả bế rất nhỏ, nhẵn, không có mào lông

Lá và ngọn cây mang hoa được dùng làm thuốc chữa đầy hơi và đau dạ dày, đau gan, huyết áp cao, ho, sốt, sốt rét; thường dùng làm thuốc trị giun sán Dùng dưới dạng thuốc hãm, cồn chiết, rượu thuốc, còn dùng triết làm nước uống, làm thơm rượu vang và các thức uống khác Không dùng cho phụ

nữ có thai

Ở Tuynidi, người ta còn dùng quả và lá phơi khô rồi quấn làm thuốc hút, hoặc sắc làm thuốc trị sốt và trị cúm

(2) Artermisia annua L (Ngải hoa vàng, Hoàng hoa hao, Thanh hao hoa vàng)

Cây thảo hàng năm, thơm, cao đến 1m Thân có rãnh, gần như không có lông Lá có phiến xoan, 2 – 3 lần kép thành đoạn hẹp nhọn, không lông Chùy cao ở ngọn mang chùm dài, hẹp, hoa đầu cao, lá bắc ngoài hẹp có lông xanh; lá bắc giữa và lá bắc trong xoan rộng Hoa toàn hình ống, hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính Ra hoa tháng 6 – 11 Quả bế nhẵn, không có mào lông

(3) Artermisia apiacea Hance ex Wall (Thanh hao, Hương hao, Thanh cao ngò)

Cây thảo mọc hàng năm; thân không lông, cao 0,5 – 1,5 m, phân nhiều cành nhánh Lá mọc so le, có phiến bầu dục, dài 7 – 9 cm, hai đến ba lần kép, thành đoạn hẹp nhọn không lông Cụm hoa ở ngọn và nách lá, nhánh dài 5 – 7 cm, hoa đầu cao 3 – 6 mm, hoa nhiều, sít nhau, toàn hình ống Ra hoa tháng 2 – 6

(4) Artermisia capillaris Thumb (Nhân trần Trung Quốc, Nhân trần hao, Ngải

lá kim, Thanh hao chỉ )

Cây thảo cao 0,5 – 1,5 m, nhánh không lông Lá ở thân xẻ 1 lần, dài 10 – 25 cm, đoạn hẹp nhọn, không lông Lá ở nhánh nhỏ hơn, phần cuối lá chỉ còn là một đoạn hẹp Chùm hoa ngắn ở nách lá hay ở ngọn nhánh; hoa đầu cao 1,5 – 2 mm; lá bắc không lông, nâu ở gân giữa, hoa hoàn toàn hình ống,

Trang 15

cao bằng bao hoa, hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính Ra hoa tháng 9 – 10 Quả bế nhẵn

(5) Artermisia dracunculus L (Ngải thơm, Thanh hao lá hẹp, Thanh cao rồng)

Cây thảo sống nhiều năm, cao 90 cm; thân mọc thẳng đứng, mảnh, phân nhánh Lá không cuống, nhẵn, nguyên hay hơi có răng, hình ngọn giáo dài 3 – 8 cm, rộng 2 – 4 mm Cụm hoa đầu ở nách lá; cuống dài đến 1,5 cm; mảnh; bao chung cao 2 mm; lá bắc dày; hoa hình ống màu lục hay trắng, có lông Quả bế nhẵn, dài 0,6 mm

(6) Artermisia dulbia Wall (Ngải đen, Thanh hao bắc bộ)

Cây thảo sống nhiều năm, cao cỡ 1m; thân đứng hình trụ, có lông mịn Lá

có phiến xoan tam giác, dài 5 – 10 cm, rộng 9 cm; các lá chét thon, xẻ thành đoạn nhọn, có lông mịn, mặt trên nâu sẫm, mặt dưới nâu Cụm hoa chùy; nhánh hoa cao 5 – 7 cm, có lông mịn; hoa đầu màu vàng nhạt, cao 3 – 4 mm; lá bắc có lưng đậm đen Ra hoa tháng 12 Quả bế hình trụ hơi dẹt, không có mào lông

(7) Artermisia japonica Thunb (Ngải nhật, Ngải cứu rừng, Mẫu hao)

Cây thơm, mọc nhiều năm, đứng cao 50 – 150 cm Lá không cuống, phiến thon ngược, nhỏ, dài 2 – 4 cm, từ từ hẹp lên ngọn và nhánh, không lông

Chùy hoa mang chùm dài, hẹp, nhánh mang nhiều hoa đầu gắn một bên, hoa đầu có cuống, cao 2 mm; lá bắc có mép trong, mặt trên lá có màu lục nhạt, không lông; mặt dưới ít lông thô và lông không bao giờ màu trắng mà xanh nhạt; tất cả đều là hoa hình ống, hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính Ra hoa tháng 9 – 12 Quả bế không có mào lông, cao 0,5 mm

Trong nhân dân, mẫu hao được dùng làm thuốc thay ngải cứu, chữa đau đầu, đau bụng, làm thuốc cầm máu trong các trường hợp chảy máu nhẹ, chữa rối loạn kinh nguyệt và thuốc chống nôn, kiện vị, bài hơi Dùng ngoài, cây tươi giã nát với muối, hơ nóng, đắp chữa vết thương bầm tím, sưng phù, bong gân Trước đây, Quốc doanh dược phẩm Lạng sơn vẫn thu mua ngải cứu rừng

để sản xuất thuốc điều kinh dùng trong nội tỉnh và xuất cho các tỉnh khác

Nhưng ngải cứu rừng không được dùng làm mồi cứu, vì lá ngải không

có lông nhung

Trang 16

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị cảm sốt, đau đầu (cảm mạo do nắng, sốt không ra mồ hôi), sưng amygdal, lở miệng, sốt rét, lao phổi kèm theo sốt, huyết áp cao, trẻ em cảm tích Liều dung: 10 – 15 g, dạng thuốc sắc

Dùng ngoài, giã cây tươi làm thuốc đắp trị vết thương chảy máu, viêm

mủ da, eczema, mụn nhọt, rắn độc cắn

Cũng dùng chữa đau răng, chảy máu cam, đái ra máu, bỏng nước sôi, đau nhức do phong thấp

(8) Artermisia lactiflora Wall (Ngải chân vịt, Ngải trắng, Tan qui, Tăng ki,

Áp cước ngải, Bạch hoa bao, Quảng Đông lưu ký nô, Rau bốn mùa)

Cây thảo thơm, sống lâu năm, cao 0,8 – 1,5 m Thân thẳng, có rãnh dọc, màu tím tía, phân cành nhiều, có lông thưa

Lá mọc so le, dài 7 – 18 cm, có phiến một lần kép gồm 3 – 5 lá chét xoan,

to đến 5 x 3,5 cm; xẻ 3 – 5 thùy, mỗi thùy lại chia nhiều thùy nhỏ, nông, mép khía răng không đều, đầu nhọn, mặt dưới có lông nhỏ ở gân, lá gần ngọn đôi khi không xẻ; lúc khô đen, không lông; gân bên 2 – 3 đôi, mép có răng to, thưa

Nhánh không dài, mang các hoa đầu nhóm thành chùy, không phân nhánh, tổng bao lá bắc hình trứng, không cuống, lá bắc màu trắng hoặc vàng nhạt, cao 4 – 6 mm Hoa hoàn toàn hình ống, hoa cái ở vòng ngoài, hoa lưỡng tính ở phía trong Ra hoa kết quả vào mùa hè thu Quả bế, hình cầu, không có mào lông

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng Thường dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan mãn tính, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng, bạch đới, khó tiêu, đầy bụng, thoái vị Liều dùng: 10 – 20 g, dạng thuốc sắc Không dùng cho phụ nữ

có thai

Hoặc dùng ngoài, giã cây tươi đắp ngoài hoặc nghiền thành bột băng bó vết thương

(9) Artermisia maritina L (Ngải giun, Ngải biển, Thanh hao biển)

Cỏ thơm, cao 30 – 80 cm; lá hoa đầy lông nhung trắng Lá có phiến

Trang 17

tròn dài, 2 lần xẻ thành đoạn hẹp đều, cuống dài Hoa đầu cao 4 mm; lá bắc nhiều hàng, tròn dài, có mép mỏng; toàn hoa hình ống, hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính Ra hoa tháng 7 – 9 Quả bế nhỏ, không có mào lông

(10) Artermisia scoparia Waldst (Ngải lông lợn, Ngải cứu chổi, Bắc nhân trần)

Cây thảo một năm hay hai năm Thân đứng cao 70 – 90 cm, đường kính

cỡ 4 mm, nhánh không lông Lá xẻ thành đoạn hẹp dài đến 3 cm; rộng 0,3 – 0,5 mm; không lông Hoa đầu cao 2 mm, lá bắc không lông, mép trong Hoa hình ống, hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính Quả bế nâu hình bầu dục dài 0,5 – 0,7 mm; không lông

(11) Artermisia vulgaris L (Ngải cứu, Thuốc cứu, Ngải diệp)

Ngải cứu là cây thân thảo sống dai, thân có các rãnh dọc, cao khoảng 0,5 – 1,5 m, có mùi thơm đặc biệt hơi hắc, mọc đứng Thân cành mọc sum xuê và phủ lông tơ trắng Lá hình bầu dục, đỉnh nhọn, mọc so le, cỡ 2,5 – 10,5

x 1,5 – 9 cm, tùy từng giống mà phiến lá xẻ thành nhiều kiểu từ xẻ lông chim đến xẻ thùy theo đường gân, viền răng cưa thưa, không đều Mặt trên lá đậm hơn, phủ lớp lông tơ thưa, mặt dưới trắng xanh, phủ đầy lông nhung màu trắng dày, cuống ngắn, một phần thùy lá men theo như có cánh

Cụm hoa đầu, hợp thành dạng chùy ở ngọn thân hay nách lá, tạo ra những nhánh bông dài 2 – 10 cm Hoa đầu màu lục nhạt, xếp thành chùy như bông, mọc ở nách lá Hoa đầu rộng 3 – 4 mm, không cuống, gồm 2 loại hoa, hoa lưỡng tính hình ống và hoa cái hình sợi Tổng bao hình chuông hoặc trụ gồm 3 hàng lá bắc, dài 3,5 – 4,5 mm; lá bắc hình bầu dục thuôn, đỉnh nhọn, mặt lưng và viền phủ lông tơ dày mịn Trong cụm hoa có số lượng hoa ở viền gần bằng hoa ở giữa, từ 5 – 20 hoa Tràng của hoa ở viền dạng ống, dài 1 mm, mặt ngoài có tuyến, màu xanh sáng Mang hoa cái và hoa lưỡng tính trên cùng

1 cụm hoặc ở những cụm khác nhau thường hoa cái chiếm nhiều hơn; hoa không có mào lông

Quả bế, thuôn nhỏ, đỉnh không có mào lông Cây mọc hoang hoặc được trồng ở những nơi ẩm mát để làm thuốc, rau ăn Ra hoa vào mùa Hè –Thu [2]

Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm

Trang 18

thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết máu cam

Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét

2.2 Đặc điểm thực vật học

Mẫu giống Ngải cứu ở bắc Mỹ là một loài cây có thân ngầm sống và phát triển mạnh quanh năm Thân ngầm có đường kính từ một vài mm đến hơn 1cm Thân ngầm phân nhánh tại các đốt thân trong đất khi đạt chiều dài 7 – 18 cm

Thân cây thẳng, có các cạnh nhỏ hơn 1mm Thân đơn hay phân nhánh, gốc thân có màu từ xanh đến nâu tối, đường kính thân từ 0,25 – 1,5 cm Phần thân phía trên có màu phớt tím và có lông, 1/3 thân phía trên ngọn phân nhánh nhiều với các cụm hoa dày, hình chóp

Hoa thuộc loại hoa đầu, đường kính từ 2,5 – 3 mm Hoa có thể có cuống hay không cuống, dạng chuỗi hoặc dạng chùm Thông thường một hoa đầu có từ 15 – 30 hoa đơn Toàn bộ phần đế hoa có mùi thơm mạnh, màu xanh vàng Hoa nở trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 9

Hạt màu nâu, dạng ôvan dài, kích thước 1 – 2 mm, có một vài lông ở đỉnh

Trang 19

Hình 2.1 Cấu tạo bông hoa ngải cứu

1 Bông hoa; 2 Lá; 3 Cụm hoa đầu; 4 Cụm hoa đầu cắt dọc; 5 Hoa cái;

6 Hoa lưỡng tính; 7 Hoa lưỡng tính cắt ngang; 8 Bao phấn; 9 Hạt phấn;

10 Hạt ngải cứu

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BA%A3i_c%E1%BB%A9u

Sự thay đổi về đặc điểm hình thái còn thể hiện ở hệ thống thân ngầm dưới đất Một số quần thể có thân ngầm với đường kính 0,5 – 1 cm, phân nhánh ít Trong khi đó những quần thể khác lại có thân ngầm với đường kính nhỏ hơn 0,5 cm và thân ngầm phân nhánh nhiều

Thông thường, mức bội thể của loài A.vulgaris ở Canada và Mỹ là 2n =

16 (Radford, 1968; Gleason và Cronquist, 1991) Kiểu gen của loài A.vulgaris

ở Châu Âu là n = 8 và 2n = 16 Trong khi đó loài A.vulgaris tìm thấy ở vùng

núi cao Hymalaya, nơi quanh năm tuyết bao phủ có mức bội thể là 2n = 18

Trang 20

(Koul, 1964) Tại một số vùng cao hơn, Koul đã tìm thấy những mẫu tam bội

(2n = 36) và lục bội (2n = 54) Những mẫu tìm thấy ở một số vùng khác có

mức bội thể là: 2n = 16, 18, 24, 36, 54… (Oliva và Valles, 1997) [10]

A.vulgaris có sự thay đổi nhiều về đặc điểm sinh lý học và đặc điểm hình thái học giữa các vùng sinh thái khác nhau ở phía bắc Mỹ (Holm, 1997) Hwang, 1985 cho rằng một số loài A.vulgaris ở vùng núi cao Tây Mỹ gồm:

California, Montana, Colorado

Sự thay đổi về đặc điểm hình thái học của loài Avulgaris còn thấy ở

vùng núi Hymalaya, đây là loài tam bội, dạng thân bụi nhỏ, được dùng làm

thảo dược, thể lục bội là loài dạng thân bụi lớn ( Koul, 1964)

Có những tài liệu nói về sự khác biệt về hình dạng trong loài ở vùng núi phía Bắc Hymalaya (có độ cao 3700 m), một phần của Siberia và Liên Xô

cũ (Holm, 1997) Sự thay đổi nhiều về đặc điểm hình thái của loài cần có sự

so sánh Những nghiên cứu ở Bắc Mỹ đã đưa ra được các chỉ tiêu để so sánh:

1 Đặc điểm phân cành, nhánh

2 Mức độ phân cành

3 Đặc điểm hình thái của lá

4 Đường kính thân ngầm ( Barney, 2002)

Mặc dù đặc điểm hình thái học của loài A.vulgaris là khá lớn, nhưng

chúng vẫn được mô tả là các cây bụi nhỏ [10]

2.3 Đặc điểm sinh trưởng trong năm của cây

A.vulgaris sinh trưởng mạnh trong khoảng thời gian từ mùa Xuân đến

mùa Hè Vào cuối Hè, đầu Thu cây bắt đầu ra hoa và hình thành hạt và phát tán hạt Mùa Đông, phần thân trên mặt đất thường lụi đi, trong khi đó phần thân ngầm trong đất vẫn tồn tại Đến đầu vụ Xuân năm sau, các thân ngầm trong đất sẽ mọc chồi lên khỏi mặt đất và hình thành nên cây con mới Đồng thời hạt cũng bắt đầu nảy mầm [3]

Trang 21

* Đặc điểm sinh trưởng của thân ngầm

Rogerson và Bigham (1964) đã mô tả sự sinh trưởng của A.vulgaris

trong suốt một vụ và cho biết rằng khi cây được 4 tuần thì bắt đầu hình thành thân ngầm và trung bình mỗi cây sẽ hình thành được khoảng 12 thân ngầm Các thân ngầm sẽ bắt đầu phân nhánh khi được 9 tuần Sau 24 tuần sinh trưởng, sinh khối của thân lá và thân ngầm có thể đạt 3.535 – 5.275 kg/ha Đặc biệt tổng chiều dài thân ngầm có thể đạt 114 km [10]

* Sự sinh sản của cây

Đặc điểm ra hoa: ở Tây Mỹ, A.vulgaris hình thành hoa, trong một cụm

hoa đầu thì các hoa đơn chiếm 52% và đế hoa chiếm 48% Mỗi hoa đều có thể hình thành hạt Granock và Jones (1986) cho biết khoảng 25% hoa là hoa lưỡng tính, còn lại là hoa đực và hoa cái Tác giả cũng cho biết rằng

A.vulgaris là cây có hoa lưỡng tính thụ phấn nhờ gió Tuy nhiên cũng có một

số loại ong và ruồi tham gia thụ phấn cho hoa [10]

Sự hình thành và phát tán hạt: trong môi trường ổn định và thuận lợi, A.vulgaris sẽ hình thành nhiều hạt

Hạt có kích thước rất nhỏ

(<1mm) do đó phát tán khá

rộng nhờ gió (Granock và

Jones, 1986) Barney cho biết

hạt của hai loài A.vulgaris ở

Bắc Mỹ và Châu Âu có khối

lượng 0,12 – 0,14 mg Theo

Holm (1997), khối lượng 1000

hạt khoảng 100 mg Hình 2.2 Hạt ngải cứu

Chưa có tài liệu nào nói về sự hình thành và phát tán của hạt Tuy nhiên

có ý kiến cho rằng mỗi cây A.vulgaris có thể hình thành khoảng 200.000 hạt,

tùy thuộc vào môi trường Một số cây ở Châu Âu được tìm thấy với khoảng

Trang 22

1000 hạt mỗi nhánh, tương đương với 450.000 hạt mỗi cây Ngược lại, một số loài không hình thành hạt

Ở Nam Mỹ, hạt A.vulgaris phát tán nhờ gió, dòng nước Các đoạn thân

ngầm lẫn trong đất và phát tán nhờ các hoạt động canh tác của con người

A.vulgaris vừa sinh sản bằng hạt, vừa sinh sản bằng hệ thân ngầm trong

đất Guncan (1982) cho rằng 75% cây con mọc ra từ thân ngầm

Rogeson (1964) cho biết một đoạn thân ngầm 10 cm có thể tăng đến 25

cm sau 4 tháng Đặc biệt điều kiện nhiệt độ khoảng 16ºC (trong mùa đông), đoạn thân ngầm vẫn có thể tăng kích thước từ 5 – 10 cm

Henderson và Weller dự đoán rằng trong 1 năm đoạn thân ngầm dài 15

cm sẽ tăng được khối lượng khô từ 29 – 1490 g (gấp 50 lần khối lượng ban đầu) [10]

* Khả năng sống và nảy mầm của hạt

Khả năng sống và nảy mầm của hạt phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường Henderson và Weller (1985) cho rằng khả năng sống và nảy mầm của hạt là 25%, trong khi đó một số nghiên cứu khác lại cho biết khả năng sống và nảy mầm của hạt trong khoảng 0 – 95%

Crescini và Sperafico (1953) cho biết việc phơi hạt dưới nắng nhẹ có tác dụng kích thích hạt nảy mầm, tuy nhiên hạt nảy mầm trong điều kiện ánh sáng yếu, và có thể nảy mầm trong tối Hai tác giả cũng cho rằng những hạt tươi khi được cung cấp nhiệt độ khoảng 1ºC trong 10 – 40 ngày thì tỉ lệ nảy mầm cao nhất

Lauer (1953) đưa ra nhiệt độ tối thấp và tối thích cho sự nảy mầm của hạt lần lượt là 7ºC và 25ºC Henderson và Weller (1985) cho rằng nhiệt độ thấp có tác dụng kích thích hạt nảy mầm [10]

* Khả năng lưu trữ hạt giống

Hạt A.vulgaris có thể lưu trữ trong đất đến 200 năm mà vẫn không mất khả năng nảy mầm ( Odum, 1965) [10]

Trang 23

2.4 Thành phần hóa học

Trong cây ngải cứu chứa tinh dầu với hàm lượng 0,20 – 0,34% Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các monoterpen và sesquiterpen Gồm 1,8 cineol, camphor, terpinem 4.ol, β.pinen, (-) borneol, myrcen và vulgrin (là những thành phần ít thay đổi) tập trung nhiều ở lá và chồi [21]

Người ta dùng ngọn, cành mang hoa và lá để làm thuốc Có thể dùng tươi hay phơi khô tán bột, hãm hoặc sắc uống [2]

Ngoài các thành phần chủ yếu ở trên, trong cây ngải cứu còn có các hợp chất α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin [6]

Thành phần chính trong tinh dầu A.vulgaris được chiết xuất ở Châu Á giàu monoterpene (Misra và Singh, 1986) Ngược lại, thành phần chính trong tinh dầu A.vulgaris lại giàu Carriophyllene oxide, sequiterpenoid (Pinno, 1999) [10]

Trong ngải cứu Việt Nam, có những chất màu indigo – base, gần 50 hợp chất đã phân tích và xác định có trong lá, chủ yếu là β caryophylen 24%

và β cubedene 12 % (PROSEA – 1999)

Macro J, Alberto, Samz, Zuan F đã tìm thấy trong phần trên mặt đất của ngải cứu các chất eudesman Woerner, Martin, Schreier Peter đã phân tích trong nghiên cứu bằng sắc ký khối phổ và xác định được chất vulgarol

Những năm gần đây, nhiều tác giả đã nghiên cứu các glycoprotein allergen trong ngải cứu Valenta, Audolf Du Chena, Michael phát hiện được chất profilin

Một số chất allergen quan trọng có trong ngải cứu có trọng lượng phân

tử 12.000 – 100.000 Các allergen Ag7, Art VI, Art VII cũng đã được phân lập

và xác định cấu trúc phân tử

Banthorpe Derek; Brown Geoffrey phát hiện hai dẫn chất coumarin và scopoletin và iso fraxidin cùng với stigmasterol và sitosterol trong một số loài

Trang 24

ngải cứu nuôi cấy mô

Subinidze V V , Bochzidze L D đã phân tích phần trên mặt đất của ngải cứu thấy có 13 axit amin tự do và 21 axit amin liên kết (Ðỗ Huy Bích và cộng sự, 2004)

2.5 Tác dụng của ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc có tính ôn, vị cay, dùng để điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, thường dùng để chữa các bệnh

ở phụ nữ, bệnh thổ huyết, chảy máu cam, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp, ghẻ lở…

Lượng dùng thường là 6 –12 g dưới dạng thuốc sắc hay dạng cao Ngải nhung dùng làm mồi châm cứu

1 Sử dụng trong trị liệu

* Làm điếu ngải

Lá ngải khô vò nát, loại bỏ cành cuống, phần còn lại gọi là ngải nhung Đem ngải nhung cuốn thành điếu như điếu thuốc lá Điếu ngải được đốt mang tính ấm nóng cao (thuần dương) nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt đạo sẽ làm khí huyết lưu thông, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi, làm tan máu tụ

Trang 25

chia ra làm 3 phần uống trong ngày

* Người làm việc kiệt sức, bà mẹ cho con bú

Lấy 5 cành ngải cứu tươi hoặc khô rửa sạch, băm nhỏ, pha với 1 cốc nước sôi uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe

* Trị mụn trứng cá

Lá ngải cứu tươi giã nát,đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch

* Trị mẩn ngứa ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ nhỏ

Xay lá ngải cứu, lấy nước cốt rồi pha với nước tắm [3]

* Bảo vệ gan

Những nghiên cứu về A.vulgaris đã chỉ rõ, chúng có tác dụng bảo vệ

gan, chữa một số bệnh Trong những bài thuốc của các nước phương Đông,

Avulgaris được dùng như một tác nhân giảm đau, và được sử dụng trong cách

chữa bệnh bằng thuật châm cứu [9]

* Tạo hương vị cho bia

Trong lịch sử, loài A.vulgaris được dùng để làm thuốc, tạo hương vị cho bia trước khi tìm thấy cây hoa bia (Philip và Foy, 1990) Lá của loài A.vulgaris có tinh dầu thơm, được thu hoạch vào cuối Xuân và đầu Hè Tinh

dầu chiết xuất từ lá được dùng để chữa một số bệnh cho phụ nữ Người dân Trung Quốc gọi loại tinh dầu này là “Ai Hao”, chúng dùng để chữa một số bệnh như: thiếu máu, tiêu chảy [9]

2 Các món ăn, bài thuốc

* Trị đau đầu: dùng món ngải cứu trứng gà (giúp máu lưu thông lên não)

Trứng gà 2 quả, ngải cứu tươi một nắm, dầu ăn, gia vị đủ Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, đánh đều cùng với trứng gà, nêm gia vị vừa đủ Có thể rán hoặc hấp, ăn nóng

* Món ăn cho phụ nữ sau sinh: dùng món gà tần ngải cứu, món ăn này có

công dụng bồi bổ sức khỏe

Gà ri hoặc gà đen 1 con, ngải cứu, táo đỏ, ý dĩ, hạt sen, tam thất, gia vị

Trang 26

Gà mổ sạch, sau đó nhồi các loại gia vị vào bụng rồi khâu lại, hầm thật nhừ

Bài thuốc trong đó có ngải diệp và 7 dược liệu khác đã được điều trị cho 31 thai phụ sẩy thai liên tiếp, trong đó 26 người chưa có con và 5 người

đã có con Thời gian điều trị trung bình 45 ngày Kết quả là 31 người đã giữ được thai, tỷ lệ 93,7% Nếu có triệu chứng dọa sẩy ra huyết hay động thai nhiều lần, kết quả điều trị không được tốt [21]

* Canh ngải cứu thịt nạc: có công dụng trị bệnh đau bụng lạnh, mệt mỏi

Thịt nạc băm nhỏ, xào chín, thêm nước đun sôi rồi cho ngải cứu thái nhỏ vào Canh ăn nóng

* Chữa đau khớp: dùng cháo ngải cứu, ngải cứu tươi một nắm, gạo tẻ, đường

vừa đủ Nấu nhừ ngải cứu để lấy nước hầm cháo, ăn nóng [3]

* Kinh nghiệm dân gian: dùng ngải cứu tươi nấu thành cao để ăn có tác dụng

tốt cho sức khỏe của người già Dùng thân lá ngải cứu phơi khô làm chăn, đệm, gối có tác dụng tốt cho giấc ngủ, chữa đau đầu, mất ngủ Dùng thân, lá cây ngải cứu tươi giã nát đắp vào chỗ bị bong gân cốt có tác dụng giảm đau

và hỗ trợ điều trị

* Cao ngải cứu: có hoạt tính diệt và đuổi côn trùng, kháng đột biến và trừ

giun Hiệu lực của một thuốc gel chứa cao ngải cứu đã được nghiên cứu ở Nhật Bản trên 56 người có bệnh ngứa da Kết quả rất tốt ở 67% bệnh nhân viêm ngứa da, 56% người viêm da dị ứng và 73% trường hợp khô da ở người già Kết quả kém hơn ở một số trường hợp viêm da do tiếp xúc Không thấy

có tác dụng phụ

Nước cất lá ngải cứu làm điện phân đã điều trị cho 77 bệnh nhân mắc các bệnh khớp và chấn thương phần mềm Kết quả tốt trên 60 bệnh nhân (hết sưng, hết đau) Kết quả khá và vừa trên 15 bệnh nhân So sánh với điện phân bằng novocain, natri salicylat và pyramidon, thì thấy tác dụng điều trị điện phân bằng ngải cứu nhanh hơn, giảm đau tốt và không gây dị ứng Điện phân novocain có thể gây dị ứng mẫm cảm ở bệnh nhân

Trang 27

* Siro ngải cứu: dùng cho 20 bệnh nhi viêm cầu thận cấp, được theo dõi lâm

sàng và cận lâm sàng, thấy thuốc có tác dụng: giảm protein niệu rõ rệt, rút phù, giảm urê máu, tăng hệ số thanh thải và tăng đạm toàn phần trong máu Sau 2 năm theo dõi chưa thấy tái phát, các bệnh nhi vẫn khỏe, protein niệu âm tính [21]

Bài thuốc Lục vị hoàn phối hợp với ngải cứu, câu kỷ tử, trứng gà được

áp dụng trên 13 bệnh nhân đục thủy tinh thể và theo dõi trong một năm, có kết quả tốt trong đục thủy tinh thể nhẹ được phát hiện sớm, hạn chế được bệnh tiến triển, tránh phải can thiệp bằng phẫu thuật

Một loại cao dán từ một số tinh dầu trong có tinh dầu ngải cứu đã được bào chế để chữa sai khớp, bong gân, chấn thương Hai bài thuốc trong có ngải cứu và một số dược liệu khác đã được nghiên cứu sản xuất để điều trị bệnh cao huyết áp và điều kinh có kết quả tốt

Bài thuốc có ngải cứu

* Chữa ho: lá ngải cứu, lá nguyệt bạch, cây bọ mắm, mỗi thứ một nắm; trà

ngon, đủ pha một ấm, gừng 3 lát Sắc uống ngày một thang

Chữa thiếu máu: ngải cứu, ích mẫu, hà thủ ô, lá sung, củ mài, mỗi vị 20 g; hạt sen, táo nhân, đảng sâm, thục địa, mỗi vị 12 g Sắc uống ngày một thang, hoặc làm viên một ngày uống 20 – 40 g

* Chữa đái ra máu: ngải cứu sao 12 g, cỏ nhọ nồi sao 16 g; hoàng kỳ, bạch

truật, đảng sâm, sài hồ, thạch bá chi, ngó sen sao, mỗi vị 12 g; đương quy, trần bì, thăng ma, mỗi vị 8 g; cam thảo 6 g Sắc uống ngày một thang

* Chữa sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện ra máu, không đái buốt, đái dắt: ngải cứu 16 g, kim tiền thảo 40 g, kê nội kim 8 g Sắc uống

ngày một thang

* Chữa trúng phong cấm khẩu: dùng lá ngải cứu, đốt cứu ở huyệt dưới môi và

bên gốc hàm (phối hợp với một số bài thuốc khác dùng uống)

Trang 28

* Thuốc xoa bóp chữa phong thấp: ngải cứu và phèn chua 2 vị cùng sao lẫn

rồi đắp và bóp vào chỗ đau

* Đề phòng bị gió sau khi khỏi đau mắt: ngải cứu, lá từ bi, lá nhãn, lá quýt,

bạc hà đều bằng nhau Đun với nước, xông

* Chữa đầu phong, mặt lở ngứa chảy nước vàng: ngải cứu 80 g, giấm thanh

600 g sắc lấy nước, lấy giấy mỏng dấp nước thuốc rồi đắp, mỗi ngày 2 lần

3 Trong lĩnh vực phòng trừ sâu bệnh

A.vulgaris được biết đến không chỉ là loài thực vật ăn được mà đây còn

là nguồn dược liệu cổ truyền Trong thân lá của loài A.vulgaris có chứa estrogenic flavonoid và ankaloid Tinh dầu của A.vulgaris còn được sử dụng

làm thuốc trừ sâu, trừ vi khuẩn và các sinh vật kí sinh Ngoài ra, tinh dầu của

A.vulgaris còn có tác dụng đặc biệt như xông hơi và xua đuổi côn trùng (loài Musca domestica) [9]

Trong thành phần của tinh dầu A.vulgaris còn thu được một chất ức chế

sinh trưởng có tác dụng kìm hãm sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của loài

cỏ Linh Lăng (Lefevre, 1964) Chiết xuất từ lá của loài A.vulgaris còn được

sử dụng để xua đuổi muỗi (Hwang, 1985 ) [10]

Cao nước ngải cứu có tác dụng ức chế rõ rệt sự phát triển của vi khuẩn

gram – dương và gram – âm in vitro Nó ức chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans Tinh dầu từ lá ngải cứu tươi thử ở

5000 ppm đối với nấm Aspergillus flavus ức chế phát triển nấm 67% Ngải

cứu có thể gây viêm da tiếp xúc

2.6 Yêu cầu sinh thái cây ngải cứu

* Yêu cầu về độ cao

Trên Thế giới loài A.vulgaris chịu được biên độ dao động độ cao rất

lớn, chúng có thể sống được ở những vùng lạnh có độ cao trên 3700 m ở Bắc

Hymalaya, cho đến những vùng ấm hơn ở Nam Mỹ ( Holm, 1997) Chỉ có hai nơi trên Thế Giới không có sự xuất hiện của A.vulgaris là Châu phi và

Trang 29

Antarica Điều đó cho thấy rằng loài A.vulgaris thích nghi rộng [10]

* Yêu cầu đất đai

Loài A.vulgaris có thể sinh trưởng phát triển trên các loại đất thịt pha

cát, đất sét pha cát có pH 5,5 – 6,8; cho đến đất cát, đất thịt, đất sét… [10]

* Yêu cầu khí hậu

Ngải cứu là cây ưa khí hậu ôn hòa, có nắng ấm và mưa nhiều Trong điều kiện ánh sáng yếu (cây sống dưới tán cây rừng hoặc mọc lẫn với các cây bụi khác) hoặc trong điều kiện khô hạn cây vẫn sinh trưởng phát triển được

2.7 Những kết quả nghiên cứu về cây ngải cứu, khoảng cách và mật độ trồng một số loài cây dược liệu

Những kết quả nghiên cứu về cây ngải cứu chủ yếu nói đến đặc điểm thực vật học, thành phần hóa học, tác dụng dược lý.Theo Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) ngải cứu là cây ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng thường được trồng phân tán trong các vườn gia đình, hay các vườn thuốc của các cơ sở y học dân tộc Cây mọc thành từng khóm, nếu không bị thu hái, tỉa thưa sẽ nhanh chóng bò lan tạo thành đám lớn khó phân biệt giữa các cá thể Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân và mùa hè từ tháng 4 đến tháng 7 sau đó bắt đầu

có hoa quả Ở những nơi đất màu mỡ, cây mọc dày, chiều cao có thể đến 1,5

m Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng tốt là 13 – 180C Về mùa đông phần thân, cành trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần, cây có thể chịu được nhiệt độ 00C (ở vùng đèo Hoàng Liên Sơn) Ngải cứu ra hoa rất nhiều, tái sinh tự nhiên bằng hạt hoặc chồi sau khi cây bị cắt

Về công dụng, theo y học cổ truyền Trung Quốc, lá ngải cứu được dùng làm thuốc cầm máu, hạ nhiệt, bổ toàn thân và trị tiêu chảy Thuốc được chỉ định trong nhiễm độc thai nghén, viêm mủ da, đau dây thần kinh Thân và

lá ngải cứu khô đốt và hít khói chữa hen phế quản Phần trên mặt đất của cây

là nguyên liệu để làm mồi cứu, một phương pháp được dùng phổ biến ở Trung Quốc để chữa nhiều bệnh

Trang 30

Trong y học Ấn Độ, lá và ngọn mang hoa ngải cứu được dùng dưới dạng nước hãm trong các bệnh thần kinh và co thắt Còn được dùng làm thuốc sát trùng, gây long đờm, trừ giun, chữa thấp khớp

Ở Nepal, rễ ngải cứu được dùng làm thuốc bổ và chống co thắt Cây được dùng làm thuốc điều kinh, trị giun chống co thắt và làm dễ tiêu Nước hãm lá và ngọn mang hoa dùng trị các bệnh thần kinh, co thắt, hen và bệnh về não

Nhân dân vùng trung tâm Haiti dùng lá ngải cứu làm thuốc chữa nôn dưới dạng nước sắc uống

Nhân dân Trung Quốc và Nhật Bản dùng chồi ngải cứu để điều trị viêm gan, vàng da, viêm túi mật, làm thuốc thông mật, chống viêm, giảm đau, lợi tiểu

Ở Philippin, nước sắc hoặc nước hãm lá ngải cứu chữa vết thương, làm long đờm, làm thuốc bổ dạ dày và điều kinh

Ở Indonesia, ngải cứu được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa trĩ, tiêu chảy, bệnh da và mụn lở

Ở Malaysia, ngải cứu trị mụn lở Ở Thái Lan, rễ ngải cứu trị giun; lá chữa hen, làm thuốc hạ sốt, long đờm, điều kinh và trị tiêu chảy; hoa dùng trị hen và ho có đờm

Về khả năng sinh trưởng phát triển, theo Hoàng Thị Thanh Hà (2010)

đã kết luận, chiều cao thu hái khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển cũng như năng suất cây ngải cứu Thu hái cách mặt đất 5 cm đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây mầm sinh trưởng phát triển tốt nên năng suất tươi thu được đạt cao nhất

Kéo dài thời gian giữa các lần thu hái từ 21 đến 35 ngày làm tăng khả năng tăng trưởng về chiều cao cây, đường kính thân, cũng như số lá, số mầm tái sinh và năng suất tươi của mỗi lứa càng cao, nhưng làm giảm số lứa hái/vụ [22]

Năng suất cây trồng được tạo ra từ năng suất cá thể và năng suất quần thể, việc nghiên cứu xác định mật độ trồng hợp lý sẽ tạo cho cây trồng sinh

Trang 31

trưởng, phát triển tốt, đồng đều, tận dụng được tối đa nguồn dinh dưỡng trong đất và năng lượng ánh sáng trên không, đặc biệt là nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời

Khi trồng ở mật độ càng dày thì sự cạnh tranh giữa các cá thể diễn ra càng quyết liệt Dưới đất cây trồng cạnh tranh nhau về nước, dinh dưỡng trong đất, khi đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém, còi cọc Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh sáng khi phải cạnh tranh với cây khác sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa Chính

vì vậy sẽ làm cho thân nhỏ, cây yếu, sức chống chịu kém trước các điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đổ kém

Ở mật độ trồng thưa cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều, do vậy cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất quần thể lại giảm Điều chỉnh mật độ là biện pháp đơn giản nhất để tăng diện tích lá Tùy theo giống, mức độ thâm canh, độ màu mỡ của đất xác định mật

độ trồng thích hợp, sao cho khi phát triển tối đa, quần thể có diện tích lá tối ưu

Mật độ trồng thích hợp sẽ giúp cho cây sử dụng tối đa các điều kiện của đồng ruộng từ đó giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng tích lũy vật chất của cây tăng, góp phần tăng năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế của cây trồng

Kết quả nghiên cứu về khoảng cách và mật độ trồng đối với một số loài cây dược liệu: theo Phạm Văn Ý và cộng sự (2006) đã kết luận, khoảng cách

có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây đương quy Tác giả đã khẳng định: khoảng cách 20 x 15 cm cho năng suất cao nhất, đạt 120,9 kg/sào (360

m2) Nhưng ở khoảng cách 20 x 25 cm có khối lượng củ lớn nhất (33,3 g/củ)

và tỷ lệ củ có trọng lượng từ 30 g trở lên cao nhất (93,70%)

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hoạt và cộng sự (2001) về khoảng cách, mật độ trồng của cây ô đầu SaPa – Lào Cai cho thấy: ở khoảng cách càng thưa khối lượng củ càng lớn, nhưng về năng suất thì ở khoảng cách

Trang 32

hẹp hợp lý (30 x 30 cm) đã là sự kết hợp hài hòa giữa khối lượng củ và mật độ cây trồng để tạo nên năng suất dược liệu cao nhất (9,80 tấn tươi/ha) Như vậy, đối với cây ô đầu ở SaPa trồng ở khoảng cách 30 x 30 cm là thích hợp nhất

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hòa và cộng sự (2001) ảnh hưởng của khoảng cách và phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây nhân trần cho thấy: khoảng cách thích hợp nhất với cây nhân trần là 15 x 15 cm và

15 x 20 cm làm tăng chiều cao và khối lượng cá thể của cây [12]

Ngoài ra với khoảng cách mật độ trồng hợp lý còn hạn chế được cỏ dại

và sâu bệnh phát triển, tận dụng được dinh dưỡng đất, dẫn đến sẽ làm giảm chi phí sản xuất Cho nên việc bố trí khoảng cách mật độ trồng hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất cây trồng

Khoảng cách và mật độ trồng cây thuốc đã ảnh hưởng đến năng suất chất lượng dược liệu, nhưng mức độ ảnh hưởng mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào từng bộ phận thu hoạch cũng như chủng loại cây thuốc Đến nay những nghiên cứu về cây ngải cứu mới chỉ dừng lại ở thành phần hóa học, tác dụng dược lý nhằm đưa vào ứng dụng trong nền y học Còn các kỹ thuật để sản xuất dược liệu ngải cứu tốt vẫn chưa được nghiên cứu như: thời vụ, liều lượng phân bón, mật độ khoảng cách, phòng trừ sâu bệnh… do vậy đề tài thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi trong sản xuất hiện nay

Trang 33

3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu

3.1.1 Vật liệu

Các mẫu giống ngải cứuthí nghiệm được thu thập tại một số tỉnh phía Bắc

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Tại khu thí nghiệm Trường Đại học Nông nghiệp – Gia Lâm – Hà Nội

3.1.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống ngải cứu trồng tại Gia Lâm – Hà Nội

- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất của mẫu giống ngải cứu thí nghiệm

- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế cây ngải cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu

* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống

ngải cứu trồng tại Gia Lâm – Hà Nội

CT7: Mẫu giống 7 (G7) CT8: Mẫu giống 8 (G8) CT9: Mẫu giống 9 (G9)

Trang 34

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự không nhắc lại, diện tích mỗi

ô thí nghiệm là 10 m2 (5 m x 2 m), tổng diện tích thí nghiệm là 10 x 9 = 90 m2chưa kể dải bảo vệ

Sơ đồ thí nghiệm:

* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng

phát triển và năng suất mẫu giống G7 trồng tại Gia Lâm – Hà Nội

Công thức thí nghiệm:

MĐ1: mật độ 15 cây/m2 (25 x 25 cm) MĐ2: mật độ 20 cây/m2 (20 x 25 cm) MĐ3: mật độ 25 cây/m2 (16 x 25 cm) (Đối chứng) MĐ4: mật độ 30 cây/m2 (13 x 25 cm)

MĐ5: mật độ 35 cây/m2 (11 x 25 cm) MĐ6: mật độ 40 cây/m2 (10 x 25 cm) Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD với 3 lần nhắc lại Diện tích ô thí nghiệm 2,5 x 2 = 5 m2, tổng diện tích thí nghiệm là 5

Dải bảo vệ

G1 G2 G3 G4 G5 G6 G7 G8 G9

Dải bảo vệ

Trang 35

x 3 x 6 = 90 m2 chưa kể dải bảo vệ

- Thí nghiệm 1: mật độ 25 cây/m2, khoảng cách 20 x 20 cm

- Thí nghiệm 2: trồng với mật độ như công thức trong thí nghiệm

+ Kỹ thuật làm đất: đất trồng được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, bón đủ

lượng phân lót và vôi bột (nếu đất chua) rồi lên luống cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 30 cm

+ Phân bón và kỹ thuật bón:

- Lượng bón (1 ha/năm): 80 tạ phân chuồng hoai mục

150 kg NPK đầu trâu (tỷ lệ: 16% N – 16% P2O5 – 8% K2O – 13% S)

MĐ1 MĐ3 MĐ5 MĐ4 MĐ6 MĐ2

Trang 36

- Cách bón:

Bón lót toàn bộ phân chuồng ủ hoai mục vào lần cày bừa đất cuối cùng Bón 1/5 lượng NPK vào lúc rạch hàng trước khi trồng

Bón thúc 4/5 lượng NPK chia làm 4 đợt sau mỗi lứa cắt

+ Chuẩn bị cây giống: chọn cây giống có từ 3 – 5 lá để đem trồng

+ Kỹ thuật trồng: rạch hàng sâu 15 – 20 cm, bón lót phân NPK, lấp nhẹ lớp

đất rồi đặt cây giống xuống, lấp đất dày 2 – 3 cm Sau đó tưới ẩm đất

+ Chăm sóc: thường xuyên làm sạch cỏ trên mặt luống, ở giai đoạn đầu khi

mới trồng tiến hành tưới ẩm thường xuyên cho ngải cứu mọc nhanh và khoẻ Chú ý thoát nước nếu bị úng Bón thúc phân NPK cho ngải cứu bằng cách hòa nước tưới hoặc rạch hàng bón rồi lấp đất

Ngải cứu sống khỏe, ít bị sâu bệnh Trồng một lần, có thể thu hái liên tục trong nhiều năm Sau mỗi lần thu hái cần bón thúc thêm phân cho cành non tái sinh và ra nhiều lá

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi

3.5.1.Chỉ tiêu về đặc điểm nông sinh học

- Hoa: hình dạng hoa, màu sắc hoa, đặc điểm hoa cái và hoa lưỡng tính

(Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái trên cây trưởng thành)

* Mùi, vị: đánh giá theo thang cho điểm của hội đồng

* Đặc điểm sinh trưởng phát triển:

- Thân ngầm: số lượng thân ngầm/cây (đếm số lượng thân ngầm của 10

Trang 37

cây lấy theo đường chéo 5 điểm/ô, sau đó tính trung bình)

- Thân cây: khả năng tái sinh thân mầm (số mầm/cây), chiều cao cây (đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng ngọn), đường kính thân (đo cách mặt đất 3 cm), khả năng phân cành (số cấp cành/cây), chiều dài cành cấp I (đo từ đốt thân đến đỉnh sinh trưởng ngọn cành), góc độ phân cành cấp I

- Lá cây: kích thước thùy lá (chiều dài, chiều rộng), chiều dài cuống lá,

số lá/thân chính, số lá/cây, tỷ lệ lá/thân, diện tích lá (dm2/cây)

- Hoa: thời gian từ trồng đến ra hoa, thời gian từ ra hoa đến hạt chín (ngày), số lượng hoa/cây

- Hạt: số hạt/hoa đầu, màu sắc hạt, kích thước hạt (cm), khối lượng

1000 hạt (g), thời gian từ gieo đến mọc (ngày), tỷ lệ nảy mầm (%)

- Năng suất cá thể (kg/cây), năng suất lý thuyết (tạ/ha), năng suất thực thu (tạ/ha), năng suất chất khô (tạ/ha)

(Quan sát và đo đếm trên cây trưởng thành)

3.5.2 Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, năng suất

Trước mỗi lứa cắt tiến hành đo đếm các chỉ tiêu:

- Chiều cao cây (cm): đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng

- Đường kính thân (mm): đo cách gốc 2 – 3 cm

- Số lá/cây: đếm toàn bộ số lá trưởng thành có trên cây

- Số cành/cây: đếm toàn bộ số cành cấp 1 trên cây

- Diện tích lá (dm2/cây): cân 1 dm2 lá được M1 g, cân toàn bộ lá trên cây được M2 g

Trang 38

- Tình hình sâu bệnh hại: theo dõi theo TCN – 2006 của Cục Bảo vệ thực vật

+ Mức độ bị hại bởi các loại sâu, bệnh hại chính:

Đánh giá theo thang điểm từ cấp 1 – 5

Cấp 1: không có triệu chứng

Cấp 2: nhẹ – dưới 20 % số cây bị sâu, bệnh gây hại

Cấp 3: trung bình – từ 21 % đến 50 % số cây bị sâu, bệnh gây hại

Cấp 4: nặng – từ 51 % đến 75 % số cây bị sâu, bệnh gây hại

Cấp 5: rất nặng – trên 75 % số cây bị sâu, bệnh gây hại

+ Tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh:

Số cây bị bệnh

Tỷ lệ bệnh (%) = x 100

Tổng số cây/ ô

- Năng suất cá thể (kg): mỗi ô thu hoạch riêng 10 cây theo phương pháp

5 điểm chéo góc, cân năng suất của 10 cây rồi tính giá trị trung bình

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể x mật độ trồng/m2 x 10.000

- Năng suất thực thu (tạ/ha) = (Năng suất ô/10m2) x 10.000

- Tỷ lệ tươi/khô

- Tỷ lệ lá/thân

- Tính hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là phần thu còn lại của hàng hóa sau khi trừ đi chi phí

để sản xuất ra hàng hóa đó, bao gồm:

Tổng chi = chi phí biến đổi + chi phí cố định + khấu hao tài sản cố định (nếu có) + chi phí cơ hội của vốn

Tổng thu = tổng thu nhập trên một đơn vị sản xuất và bằng sản lượng x giá bán

Lợi nhuận (lãi thuần): là phần còn lại của tổng thu sau khi trừ đi toàn

Trang 39

bộ phí để sản xuất ra sản phẩm đó Phản ánh hiệu quả sản xuất theo chu kỳ ngắn của từng sản phẩm

3.6 Phương pháp nghiên cứu và lấy mẫu

Trên mỗi ô thí nghiệm chọn 10 cá thể được phân phối đều theo đường chéo 5 điểm, đeo thẻ cố định để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển: chiều cao cây, đường kính thân, khả năng tái sinh mầm, kích thước lá, số lá/cây sau đó tính giá trị trung bình

Xử lý số liệu: Xử lý số liệu trên chương trình EXCEL và IRRISTAT 5.0

Trang 40

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống ngải cứu

4.1.1 Đặc điểm thực vật học của các mẫu giống ngải cứu

4.1.1.1 Đặc điểm hình thái rễ cây

Khi cây ngải cứu mọc từ hạt, cây có kiểu rễ trụ điển hình gồm các phần như chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hấp thụ, miền trưởng thành

Tuy nhiên, khi cây được hình thành từ thân ngầm hoặc từ các đốt thân sát gốc thì bộ rễ được phát sinh từ các nốt rễ nên các rễ bên sinh trưởng khá mạnh và được phân bố tập trung ở phần gốc cây, đóng vai trò chủ yếu trong việc hút nước và dinh dưỡng cho cây, rễ trụ không còn biểu hiện rõ

4.1.1.2 Đặc điểm hình thái thân cây

* Đặc điểm hình thái thân ngầm

Khả năng hình thành thân ngầm là do yếu tố di truyền của giống quy định Thân ngầm hình thành và phát triển trong đất ở các mắt đốt phần gốc thân, sau đó trồi lên khỏi mặt đất để phát triển thành một cây hoàn chỉnh

Đặc điểm hình thái chung của thân ngầm ngải cứu đều có dạng hình tròn, sau khi phát triển thành thục ở trong đất thì thân có màu trắng đục, phân chia thành các lóng đốt Tại các đốt thân mang vảy mỏng màu nâu để bảo vệ các mắt mầm

Trong đất đỉnh thân ngầm có màu trắng, khi trồi lên mặt đất thì đỉnh thân ngầm có màu xanh, mang chức năng quang hợp để phát triển thành một

cá thể mới hoàn chỉnh

Các mẫu giống khác nhau có khả năng hình thành thân ngầm khác nhau: trong 9 mẫu giống nghiên cứu thì mẫu giống G1 không hình thành thân ngầm; mẫu giống G2 (7,4 thân ngầm/cây), G9 (9,6 thân ngầm/cây), G8 (10,2 thân ngầm/cây) là 3 mẫu giống hình thành ít thân ngầm; mẫu giống G7 hình

Ngày đăng: 22/11/2014, 08:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Bá, 2007. Giáo trình Thực vật học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thực vật học
Nhà XB: NXB Giáo dục
2. Lê Đình Bích, 2005. Giáo trình Thực vật Dược, Trường Đại học Dược, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thực vật Dược
3. Lê Kim Biên, 2007. Thực vật chí Việt Nam – 7, họ Cúc – Asteraceae Dumort, NXB KH &amp; KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật chí Việt Nam – 7, họ Cúc – Asteraceae Dumort
Nhà XB: NXB KH & KT
4. Võ Văn Chi, 2002. Từ điển thực vật thông dụng – Tập 1, NXB KH &amp; KT, Hà Nội, tr. 360 – 364 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thực vật thông dụng
Nhà XB: NXB KH & KT
5. Bs Hoàng Xuân Đại, 2010. Cây thuốc và vị thuốc quanh ta. Báo sức khỏe và đời sống, số 160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và vị thuốc quanh ta
6. Lê Trần Đức, 1997. Cây thuốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp. Tr 260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp. Tr 260
7. Viện Dược Liệu, 2005. Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc. NXB KH &amp; KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc
Nhà XB: NXB KH & KT
8. Viện Dược Liệu, 2006. Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam, NXB KH &amp; KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam
Nhà XB: NXB KH & KT
9. Viện Dược Liệu, 2006. Nghiên cứu thuốc từ thảo dược – Giáo trình sau Đại học, NXB KH &amp; KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thuốc từ thảo dược
Nhà XB: NXB KH & KT
10. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt NamQ III, NXB Trẻ ( in lần thứ 2 ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt NamQ III
Nhà XB: NXB Trẻ ( in lần thứ 2 )
11. Nguyễn Trung Hòa (2000), Đông y toàn tập, NXB Thuận hóa, tr 1013 – 1014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông y toàn tập
Tác giả: Nguyễn Trung Hòa
Nhà XB: NXB Thuận hóa
Năm: 2000
12. Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Bá Hoạt (2001). Công trình NCKH 1987 – 2000 Viện Dược Liệu, NXB KH &amp; KT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình NCKH 1987 – 2000 Viện Dược Liệu
Tác giả: Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Bá Hoạt
Nhà XB: NXB KH & KT
Năm: 2001
13. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần, 2005. Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
14. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng, 2006. Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
15. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc việt nam, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc việt nam
Nhà XB: NXB Y học
16. Nguyễn Thúy Phương Quỳnh, 2005. Những vị thuốc quanh ta, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vị thuốc quanh ta
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
17. Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé, 2000. Thực hành phân loại thực vật, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành phân loại thực vật
Nhà XB: NXB Giáo dục
18. Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga, 2003. Hình thái – Giải phẫu học thực vật, NXB Đại học Sư phạm. Tr 282 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thái – Giải phẫu học thực vật
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm. Tr 282
20. Nguyễn Tập, 2007. Cẩm năng Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm năng Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam
23. Asta Judzentiene and Juste Buzelyte, Chemiscal composition of essential oils of Artermisia vulgaris l. (mugwort) from Lithuania, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Artermisia vulgaris

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Cấu tạo bông hoa ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Hình 2.1. Cấu tạo bông hoa ngải cứu (Trang 19)
Sơ đồ thí nghiệm: - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Sơ đồ th í nghiệm: (Trang 34)
Sơ đồ thí nghiệm: - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Sơ đồ th í nghiệm: (Trang 35)
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái thân cây của các mẫu giống ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái thân cây của các mẫu giống ngải cứu (Trang 41)
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống ngải cứu (Trang 43)
Bảng 4.3. Thời gian ra hoa, hình thành hạt của các mẫu giống ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.3. Thời gian ra hoa, hình thành hạt của các mẫu giống ngải cứu (Trang 44)
Bảng 4.4. Đặc điểm hoa của các mẫu giống ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.4. Đặc điểm hoa của các mẫu giống ngải cứu (Trang 45)
Bảng 4.5. Kích thước hạt của các mẫu giống ngải cứu  Mẫu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.5. Kích thước hạt của các mẫu giống ngải cứu Mẫu (Trang 47)
Bảng 4.6. Đặc điểm hạt của các mẫu giống ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.6. Đặc điểm hạt của các mẫu giống ngải cứu (Trang 48)
Bảng 4.7. Mùi, vị của các mẫu giống ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.7. Mùi, vị của các mẫu giống ngải cứu (Trang 49)
Bảng 4.9. Số lá trên cây và diện tích lá của các mẫu giống ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.9. Số lá trên cây và diện tích lá của các mẫu giống ngải cứu (Trang 52)
Hình 4.2. Góc độ phân cành của các mẫu giống ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Hình 4.2. Góc độ phân cành của các mẫu giống ngải cứu (Trang 54)
Hình 4.3. Chiều dài cuống lá của các mẫu giống ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Hình 4.3. Chiều dài cuống lá của các mẫu giống ngải cứu (Trang 55)
Bảng 4.11. Mức độ sâu bệnh gây hại trên các mẫu giống ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.11. Mức độ sâu bệnh gây hại trên các mẫu giống ngải cứu (Trang 56)
Bảng 4.12. Năng suất toàn cây của các mẫu giống ngải cứu thí nghiệm - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.12. Năng suất toàn cây của các mẫu giống ngải cứu thí nghiệm (Trang 57)
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây qua các lứa - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây qua các lứa (Trang 61)
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tái sinh mầm qua - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tái sinh mầm qua (Trang 66)
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) qua - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) qua (Trang 68)
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô (Trang 69)
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ tươi/khô - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ tươi/khô (Trang 70)
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ thân/lá - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ thân/lá (Trang 71)
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lý thuyết của mẫu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lý thuyết của mẫu (Trang 72)
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cá thể của mẫu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cá thể của mẫu (Trang 72)
Hình 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tươi - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Hình 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tươi (Trang 74)
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của mẫu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của mẫu (Trang 75)
Hình 4.5. Khu ngải cứu thí nghiệm - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Hình 4.5. Khu ngải cứu thí nghiệm (Trang 76)
Hình 4.6. Thu hoạch ngải cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội
Hình 4.6. Thu hoạch ngải cứu (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w