Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất toàn cây của mẫu giống ngải cứu G

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội (Trang 71 - 75)

3. Ra hoa, kết quả muộn

4.2.7.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất toàn cây của mẫu giống ngải cứu G

Mật độ Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 TB

MĐ1 0,42 0,40 0,44 0,45 0,43 MĐ2 0,44 0,42 0,48 0,48 0,46 MĐ3(ĐC) 0,51 0,48 0,50 0,52 0,50 MĐ4 0,51 0,50 0,53 0,53 0,52 MĐ5 0,52 0,53 0,53 0,54 0,53 MĐ6 0,55 0,57 0,56 0,57 0,56 LSD0.05 0,04 CV% 4,3

4.2.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất toàn cây của mẫu giống ngải cứu G7 ngải cứu G7

Năng suất là sản lượng thu hoạch từ các cơ quan kinh tế tính theo một đơn vị diện tích là mục tiêu cuối cùng của sản xuất nông nghiệp. Đó là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp các yếu tố cấu thành năng suất và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng. Ngải cứu được sử dụng làm rau thuốc hoặc được bào chế thành các sản phẩm chức năng có tác dụng chữa bệnh cho con người. Do vậy năng suất tươi có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành dược liệu bào chế thuốc chữa bệnh. Kết quả theo dõi được trình bày dưới các bảng sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 63

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cá thể của mẫu giống ngải cứu G7

Đơn vị: g/cây

Mật độ Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 TB

MĐ1 43,17 46,57 57,69 76,61 56,01 MĐ2 41,23 44,21 56,84 76,39 54,67 MĐ3(ĐC) 40,41 44,01 56,42 75,73 54,14 MĐ4 40,91 43,71 55,54 75,01 53,79 MĐ5 40,01 43,69 55,79 74,91 53,60 MĐ6 40,61 43,44 55,37 74,46 53,47

Năng suất cá thể: năng suất cá thể là khối lượng thân lá tươi/1cây, mật độ trồng có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cá thể của mẫu giống ngải cứu thí nghiệm. Năng suất cá thể tươi của mẫu giống G7 dao động trong khoảng 53,47 – 56,01 g/cây. Trong đó công thức MĐ1 cho năng suất cá thể cao nhất (56,01 g/cây), thấp nhất là công thức MĐ6 (53,47 g/cây).

Bảng 4.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lý thuyết của mẫu giống ngải cứu G7

Đơn vị: tạ/ha/lứa

Mật độ Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 TB

MĐ1 64,76 69,85 86,54 114,92 84,02 MĐ2 82,47 88,43 113,68 152,78 109,34 MĐ3(ĐC) 101,02 110,03 141,06 189,33 135,36 MĐ4 122,74 131,13 166,62 225,03 161,38 MĐ5 140,05 152,94 195,28 262,17 187,61 MĐ6 162,47 173,76 221,48 297,87 213,89

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 64

Năng suất lý thuyết: là năng suất được tính từ năng suất cá thể dựa theo mật độ trồng, thông thường năng suất lý thuyết thể hiện tiềm năng năng suất của giống. Năng suất lý thuyết đạt được khi đảm bảo đúng mật độ trong suốt quá trình sống của cây. Trong thực tế, quá trình sống cây chịu nhiều tác động của các điều kiện ngoại cảnh nên không đảm bảo mật độ gieo trồng, vì vậy mà năng suất thực thu thường không đạt được như năng suất lý thuyết.

Qua bảng số liệu cho thấy năng suất lý thuyết của mẫu giống ngải cứu thí nghiệm biến động từ 84,02 – 213,89 tạ/ha. Công thức MĐ6 có năng suất lý thuyết đạt cao nhất (213,89 tạ/ha), tiếp đến công thức MĐ5 cho năng suất lý thuyết đạt 187,61 tạ/ha, thấp nhất là công thức MĐ1 năng suất lý thuyết chỉ đạt 84,02 tạ/ha. Như vậy mật độ trồng ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lý thuyết thông qua năng suất cá thể.

Bảng 4.24. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất thực thu/lứa và năng suất cả vụ của mẫu giống ngải cứu G7

Đơn vị: tạ/ha

Mật độ Năng suất thực thu/lứa Năng suất

thực thu/vụ

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 TB

MĐ1 25,95 62,69 78,81 65,38 58,21 232,83 MĐ2 33,81 63,40 79,19 73,14 62,38 249,54 MĐ3(ĐC) 37,62 66,18 80,53 77,12 65,36 261,45 MĐ4 46,25 71,98 86,82 82,19 71,81 287,24 MĐ5 42,70 67,61 82,68 80,06 68,26 273,05 MĐ6 43,19 68,62 83,76 81,33 69,22 276,90 LSD0.05 5,42 25,78 CV% 6,2 6,4

Năng suất thực thu/lứa: trong sản xuất năng suất thực thu phản ánh một cách chính xác sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và các biện

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 65 pháp kỹ thuật tác động lên quần thể cây trồng, năng suất thực thu càng gần năng suất lý thuyết thì tiềm năng năng suất của giống càng được thể hiện rõ. Kết quả cho thấy mật độ trồng tác động mạnh đến năng suất của mẫu giống G7. Năng suất tươi thu được cao nhất ở công thức MĐ4 (30 cây/m2) đạt 71,81 tạ/ha, trong khi đó ở công thức MĐ1 (15 cây/m2) năng suất tươi chỉ đạt 58,21 tạ/ha. Với giá trị LSD0.05 = 5,42 tạ/ha thì sự chênh lệch năng suất tươi thực thu/lứa ở các mật độ trồng khác nhau là hoàn toàn có ý nghĩa.

Năng suất thực thu/vụ: trong một vụ cây ngải cứu có thể cho thu hoạch 5 – 6 lứa, thời vụ thu hoạch áp dụng trong thí nghiệm như sau: sau trồng 30 ngày thì cắt toàn bộ các ô thí nghiệm theo công thức, sau đó cứ cách 35 ngày thì thu hái 1 lứa. Qua bảng số liệu cho thấy: năng suất trung bình trong một vụ dao động trong khoảng 232,83 – 287,24 tạ/ha/vụ. Trong đó ở công thức MĐ4 (30 cây/m2), công thức MĐ6 (40 cây/m2) và công thức MĐ5 (35 cây/m2) cho năng suất tươi/vụ cao nhất, tương ứng đạt 287,24 tạ/ha/vụ; 276,90 tạ/ha/vụ và 273,05 tạ/ha/vụ.Thấp nhất ở công thức MĐ1 (15 cây/m2 ) năng suất tươi chỉ đạt 232,83 tạ/ha/vụ.

0 50 100 150 200 250 300 Năng suất vụ (tạ/ha) MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5 MĐ6 Công thức

Hình 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tươi cả vụ của mẫu giống ngải cứu G7

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 66

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội (Trang 71 - 75)