0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Trong lĩnh vực phòng trừ sâu bệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CÂY NGẢI CỨU TRỒNG TẠI GIA LÂM ,HÀ NỘI (Trang 28 -33 )

A.vulgaris được biết đến không chỉ là loài thực vật ăn được mà đây còn là nguồn dược liệu cổ truyền. Trong thân lá của loài A.vulgaris có chứa estrogenic flavonoid và ankaloid. Tinh dầu của A.vulgaris còn được sử dụng làm thuốc trừ sâu, trừ vi khuẩn và các sinh vật kí sinh. Ngoài ra, tinh dầu của

A.vulgaris còn có tác dụng đặc biệt như xông hơi và xua đuổi côn trùng (loài

Musca domestica). [9]

Trong thành phần của tinh dầu A.vulgaris còn thu được một chất ức chế sinh trưởng có tác dụng kìm hãm sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của loài cỏ Linh Lăng (Lefevre, 1964). Chiết xuất từ lá của loài A.vulgaris còn được sử dụng để xua đuổi muỗi (Hwang, 1985 ). [10]

Cao nước ngải cứu có tác dụng ức chế rõ rệt sự phát triển của vi khuẩn gram – dương và gram – âm in vitro. Nó ức chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans. Tinh dầu từ lá ngải cứu tươi thử ở 5000 ppm đối với nấm Aspergillus flavus ức chế phát triển nấm 67%. Ngải cứu có thể gây viêm da tiếp xúc.

2.6. Yêu cầu sinh thái cây ngải cứu

* Yêu cầu về độ cao

Trên Thế giới loài A.vulgaris chịu được biên độ dao động độ cao rất lớn, chúng có thể sống được ở những vùng lạnh có độ cao trên 3700 m ở Bắc Hymalaya, cho đến những vùng ấm hơn ở Nam Mỹ ( Holm, 1997). Chỉ có hai nơi trên Thế Giới không có sự xuất hiện của A.vulgaris là Châu phi và

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 20 Antarica. Điều đó cho thấy rằng loài A.vulgaris thích nghi rộng. [10]

* Yêu cầu đất đai

Loài A.vulgaris có thể sinh trưởng phát triển trên các loại đất thịt pha cát, đất sét pha cát có pH 5,5 – 6,8; cho đến đất cát, đất thịt, đất sét… [10]

* Yêu cầu khí hậu

Ngải cứu là cây ưa khí hậu ôn hòa, có nắng ấm và mưa nhiều. Trong điều kiện ánh sáng yếu (cây sống dưới tán cây rừng hoặc mọc lẫn với các cây bụi khác) hoặc trong điều kiện khô hạn cây vẫn sinh trưởng phát triển được.

2.7. Những kết quả nghiên cứu về cây ngải cứu, khoảng cách và mật độ trồng một số loài cây dược liệu trồng một số loài cây dược liệu

Những kết quả nghiên cứu về cây ngải cứu chủ yếu nói đến đặc điểm thực vật học, thành phần hóa học, tác dụng dược lý.Theo Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) ngải cứu là cây ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng thường được trồng phân tán trong các vườn gia đình, hay các vườn thuốc của các cơ sở y học dân tộc. Cây mọc thành từng khóm, nếu không bị thu hái, tỉa thưa sẽ nhanh chóng bò lan tạo thành đám lớn khó phân biệt giữa các cá thể. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân và mùa hè từ tháng 4 đến tháng 7 sau đó bắt đầu có hoa quả. Ở những nơi đất màu mỡ, cây mọc dày, chiều cao có thể đến 1,5 m. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng tốt là 13 – 180C. Về mùa đông phần thân, cành trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần, cây có thể chịu được nhiệt độ 00C (ở vùng đèo Hoàng Liên Sơn). Ngải cứu ra hoa rất nhiều, tái sinh tự nhiên bằng hạt hoặc chồi sau khi cây bị cắt.

Về công dụng, theo y học cổ truyền Trung Quốc, lá ngải cứu được dùng làm thuốc cầm máu, hạ nhiệt, bổ toàn thân và trị tiêu chảy. Thuốc được chỉ định trong nhiễm độc thai nghén, viêm mủ da, đau dây thần kinh. Thân và lá ngải cứu khô đốt và hít khói chữa hen phế quản. Phần trên mặt đất của cây là nguyên liệu để làm mồi cứu, một phương pháp được dùng phổ biến ở Trung Quốc để chữa nhiều bệnh.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 21 Trong y học Ấn Độ, lá và ngọn mang hoa ngải cứu được dùng dưới dạng nước hãm trong các bệnh thần kinh và co thắt. Còn được dùng làm thuốc sát trùng, gây long đờm, trừ giun, chữa thấp khớp.

Ở Nepal, rễ ngải cứu được dùng làm thuốc bổ và chống co thắt. Cây được dùng làm thuốc điều kinh, trị giun chống co thắt và làm dễ tiêu. Nước hãm lá và ngọn mang hoa dùng trị các bệnh thần kinh, co thắt, hen và bệnh về não.

Nhân dân vùng trung tâm Haiti dùng lá ngải cứu làm thuốc chữa nôn dưới dạng nước sắc uống.

Nhân dân Trung Quốc và Nhật Bản dùng chồi ngải cứu để điều trị viêm gan, vàng da, viêm túi mật, làm thuốc thông mật, chống viêm, giảm đau, lợi tiểu. Ở Philippin, nước sắc hoặc nước hãm lá ngải cứu chữa vết thương, làm long đờm, làm thuốc bổ dạ dày và điều kinh.

Ở Indonesia, ngải cứu được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa trĩ, tiêu chảy, bệnh da và mụn lở.

Ở Malaysia, ngải cứu trị mụn lở. Ở Thái Lan, rễ ngải cứu trị giun; lá chữa hen, làm thuốc hạ sốt, long đờm, điều kinh và trị tiêu chảy; hoa dùng trị hen và ho có đờm.

Về khả năng sinh trưởng phát triển, theo Hoàng Thị Thanh Hà (2010) đã kết luận, chiều cao thu hái khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển cũng như năng suất cây ngải cứu. Thu hái cách mặt đất 5 cm đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây mầm sinh trưởng phát triển tốt nên năng suất tươi thu được đạt cao nhất.

Kéo dài thời gian giữa các lần thu hái từ 21 đến 35 ngày làm tăng khả năng tăng trưởng về chiều cao cây, đường kính thân, cũng như số lá, số mầm tái sinh và năng suất tươi của mỗi lứa càng cao, nhưng làm giảm số lứa hái/vụ. [22]

Năng suất cây trồng được tạo ra từ năng suất cá thể và năng suất quần thể, việc nghiên cứu xác định mật độ trồng hợp lý sẽ tạo cho cây trồng sinh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 22 trưởng, phát triển tốt, đồng đều, tận dụng được tối đa nguồn dinh dưỡng trong đất và năng lượng ánh sáng trên không, đặc biệt là nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời.

Khi trồng ở mật độ càng dày thì sự cạnh tranh giữa các cá thể diễn ra càng quyết liệt. Dưới đất cây trồng cạnh tranh nhau về nước, dinh dưỡng trong đất, khi đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém, còi cọc. Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh sáng khi phải cạnh tranh với cây khác sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa. Chính vì vậy sẽ làm cho thân nhỏ, cây yếu, sức chống chịu kém trước các điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đổ kém.

Ở mật độ trồng thưa cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều, do vậy cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất quần thể lại giảm. Điều chỉnh mật độ là biện pháp đơn giản nhất để tăng diện tích lá. Tùy theo giống, mức độ thâm canh, độ màu mỡ của đất... xác định mật độ trồng thích hợp, sao cho khi phát triển tối đa, quần thể có diện tích lá tối ưu.

Mật độ trồng thích hợp sẽ giúp cho cây sử dụng tối đa các điều kiện của đồng ruộng từ đó giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng tích lũy vật chất của cây tăng, góp phần tăng năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế của cây trồng.

Kết quả nghiên cứu về khoảng cách và mật độ trồng đối với một số loài cây dược liệu: theo Phạm Văn Ý và cộng sự (2006) đã kết luận, khoảng cách có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây đương quy. Tác giả đã khẳng định: khoảng cách 20 x 15 cm cho năng suất cao nhất, đạt 120,9 kg/sào (360 m2). Nhưng ở khoảng cách 20 x 25 cm có khối lượng củ lớn nhất (33,3 g/củ) và tỷ lệ củ có trọng lượng từ 30 g trở lên cao nhất (93,70%).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hoạt và cộng sự (2001) về khoảng cách, mật độ trồng của cây ô đầu SaPa – Lào Cai cho thấy: ở khoảng cách càng thưa khối lượng củ càng lớn, nhưng về năng suất thì ở khoảng cách

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 23 hẹp hợp lý (30 x 30 cm) đã là sự kết hợp hài hòa giữa khối lượng củ và mật độ cây trồng để tạo nên năng suất dược liệu cao nhất (9,80 tấn tươi/ha). Như vậy, đối với cây ô đầu ở SaPa trồng ở khoảng cách 30 x 30 cm là thích hợp nhất.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hòa và cộng sự (2001) ảnh hưởng của khoảng cách và phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây nhân trần cho thấy: khoảng cách thích hợp nhất với cây nhân trần là 15 x 15 cm và 15 x 20 cm làm tăng chiều cao và khối lượng cá thể của cây. [12]

Ngoài ra với khoảng cách mật độ trồng hợp lý còn hạn chế được cỏ dại và sâu bệnh phát triển, tận dụng được dinh dưỡng đất, dẫn đến sẽ làm giảm chi phí sản xuất. Cho nên việc bố trí khoảng cách mật độ trồng hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

Khoảng cách và mật độ trồng cây thuốc đã ảnh hưởng đến năng suất chất lượng dược liệu, nhưng mức độ ảnh hưởng mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào từng bộ phận thu hoạch cũng như chủng loại cây thuốc. Đến nay những nghiên cứu về cây ngải cứu mới chỉ dừng lại ở thành phần hóa học, tác dụng dược lý nhằm đưa vào ứng dụng trong nền y học. Còn các kỹ thuật để sản xuất dược liệu ngải cứu tốt vẫn chưa được nghiên cứu như: thời vụ, liều lượng phân bón, mật độ khoảng cách, phòng trừ sâu bệnh… do vậy đề tài thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi trong sản xuất hiện nay.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 24

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CÂY NGẢI CỨU TRỒNG TẠI GIA LÂM ,HÀ NỘI (Trang 28 -33 )

×