* Trị đau đầu: dùng món ngải cứu trứng gà (giúp máu lưu thông lên não). Trứng gà 2 quả, ngải cứu tươi một nắm, dầu ăn, gia vị đủ. Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, đánh đều cùng với trứng gà, nêm gia vị vừa đủ. Có thể rán hoặc hấp, ăn nóng.
* Món ăn cho phụ nữ sau sinh: dùng món gà tần ngải cứu, món ăn này có công dụng bồi bổ sức khỏe.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 17 Gà mổ sạch, sau đó nhồi các loại gia vị vào bụng rồi khâu lại, hầm thật nhừ.
Bài thuốc trong đó có ngải diệp và 7 dược liệu khác đã được điều trị cho 31 thai phụ sẩy thai liên tiếp, trong đó 26 người chưa có con và 5 người đã có con. Thời gian điều trị trung bình 45 ngày. Kết quả là 31 người đã giữ được thai, tỷ lệ 93,7%. Nếu có triệu chứng dọa sẩy ra huyết hay động thai nhiều lần, kết quả điều trị không được tốt. [21]
* Canh ngải cứu thịt nạc: có công dụng trị bệnh đau bụng lạnh, mệt mỏi. Thịt nạc băm nhỏ, xào chín, thêm nước đun sôi rồi cho ngải cứu thái nhỏ vào. Canh ăn nóng.
* Chữa đau khớp: dùng cháo ngải cứu, ngải cứu tươi một nắm, gạo tẻ, đường vừa đủ. Nấu nhừ ngải cứu để lấy nước hầm cháo, ăn nóng. [3]
* Kinh nghiệm dân gian: dùng ngải cứu tươi nấu thành cao để ăn có tác dụng tốt cho sức khỏe của người già. Dùng thân lá ngải cứu phơi khô làm chăn, đệm, gối có tác dụng tốt cho giấc ngủ, chữa đau đầu, mất ngủ. Dùng thân, lá cây ngải cứu tươi giã nát đắp vào chỗ bị bong gân cốt có tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị.
* Cao ngải cứu: có hoạt tính diệt và đuổi côn trùng, kháng đột biến và trừ giun. Hiệu lực của một thuốc gel chứa cao ngải cứu đã được nghiên cứu ở Nhật Bản trên 56 người có bệnh ngứa da. Kết quả rất tốt ở 67% bệnh nhân viêm ngứa da, 56% người viêm da dị ứng và 73% trường hợp khô da ở người già. Kết quả kém hơn ở một số trường hợp viêm da do tiếp xúc. Không thấy có tác dụng phụ.
Nước cất lá ngải cứu làm điện phân đã điều trị cho 77 bệnh nhân mắc các bệnh khớp và chấn thương phần mềm. Kết quả tốt trên 60 bệnh nhân (hết sưng, hết đau). Kết quả khá và vừa trên 15 bệnh nhân. So sánh với điện phân bằng novocain, natri salicylat và pyramidon, thì thấy tác dụng điều trị điện phân bằng ngải cứu nhanh hơn, giảm đau tốt và không gây dị ứng. Điện phân novocain có thể gây dị ứng mẫm cảm ở bệnh nhân.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 18 * Siro ngải cứu: dùng cho 20 bệnh nhi viêm cầu thận cấp, được theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng, thấy thuốc có tác dụng: giảm protein niệu rõ rệt, rút phù, giảm urê máu, tăng hệ số thanh thải và tăng đạm toàn phần trong máu. Sau 2 năm theo dõi chưa thấy tái phát, các bệnh nhi vẫn khỏe, protein niệu âm tính. [21]
Bài thuốc Lục vị hoàn phối hợp với ngải cứu, câu kỷ tử, trứng gà được áp dụng trên 13 bệnh nhân đục thủy tinh thể và theo dõi trong một năm, có kết quả tốt trong đục thủy tinh thể nhẹ được phát hiện sớm, hạn chế được bệnh tiến triển, tránh phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Một loại cao dán từ một số tinh dầu trong có tinh dầu ngải cứu đã được bào chế để chữa sai khớp, bong gân, chấn thương. Hai bài thuốc trong có ngải cứu và một số dược liệu khác đã được nghiên cứu sản xuất để điều trị bệnh cao huyết áp và điều kinh có kết quả tốt.
Bài thuốc có ngải cứu
* Chữa ho: lá ngải cứu, lá nguyệt bạch, cây bọ mắm, mỗi thứ một nắm; trà ngon, đủ pha một ấm, gừng 3 lát. Sắc uống ngày một thang.
Chữa thiếu máu: ngải cứu, ích mẫu, hà thủ ô, lá sung, củ mài, mỗi vị 20 g; hạt sen, táo nhân, đảng sâm, thục địa, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang, hoặc làm viên một ngày uống 20 – 40 g.
* Chữa đái ra máu: ngải cứu sao 12 g, cỏ nhọ nồi sao 16 g; hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thạch bá chi, ngó sen sao, mỗi vị 12 g; đương quy, trần bì, thăng ma, mỗi vị 8 g; cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang.
* Chữa sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện ra máu, không đái buốt, đái dắt: ngải cứu 16 g, kim tiền thảo 40 g, kê nội kim 8 g. Sắc uống ngày một thang.
* Chữa trúng phong cấm khẩu: dùng lá ngải cứu, đốt cứu ở huyệt dưới môi và bên gốc hàm (phối hợp với một số bài thuốc khác dùng uống).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 19
* Thuốc xoa bóp chữa phong thấp: ngải cứu và phèn chua 2 vị cùng sao lẫn rồi đắp và bóp vào chỗ đau.
* Đề phòng bị gió sau khi khỏi đau mắt: ngải cứu, lá từ bi, lá nhãn, lá quýt, bạc hà đều bằng nhau. Đun với nước, xông.
* Chữa đầu phong, mặt lở ngứa chảy nước vàng: ngải cứu 80 g, giấm thanh 600 g sắc lấy nước, lấy giấy mỏng dấp nước thuốc rồi đắp, mỗi ngày 2 lần.