Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá/cây qua các lứa cắt của mẫu giống ngải cứu G

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội (Trang 62 - 64)

3. Ra hoa, kết quả muộn

4.2.2.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá/cây qua các lứa cắt của mẫu giống ngải cứu G

giống ngải cứu G7

Tốc độ tăng trưởng số lá là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng của cây trồng, tốc độ ra lá nhanh chứng tỏ cây sinh trưởng phát triển tốt và ngược lại. Lá là bộ phận quang hợp tích lũy chất hữu cơ để nuôi cây. Khi nghiên cứu về năng suất cây trồng, tất cả các kết quả đều cho rằng 90 – 95% năng suất cây trồng được tạo ra từ quá trình quang hợp. Do quá trình quang hợp xảy ra chủ yếu ở lá của cây nên việc hình thành và phát triển của bộ lá có vai trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng. Bộ lá không chỉ liên quan chặt chẽ đến việc hình thành năng suất cây sau này mà một bộ lá phát triển tốt sẽ là cơ sở để cho một năng suất cao. Số lá phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, kỹ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 54 thuật canh tác… vì vậy việc bố trí mùa vụ, chăm sóc cũng như việc xác định mật độ trồng hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho bộ lá sinh trưởng tốt càng góp phần nâng cao năng suất. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát triển của bộ lá chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu giống ngải cứu G7. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.15.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.15 cho thấy: mật độ trồng ảnh hưởng đến số lá/cây của các mẫu giống ở các lứa cắt. Số lá/cây có tỷ lệ thuận với chiều cao cây. Lứa hái thứ ba và thứ tư chiều cao cây thấp ở tất cả các công thức nên số lá cũng đạt thấp nhất ở tất cả các công thức. Ngược lại, lứa hái thứ nhất có chiều cao cây đạt cao nhất nên số lá/cây cũng đạt nhiều nhất ở tất cả các công thức.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá/cây qua các lứa cắt của mẫu giống ngải cứu G7

Đơn vị: lá/cây

Mật độ Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 TB

MĐ1 30,40 27,07 24,93 24,13 26,63 MĐ2 28,13 26,00 22,13 22,07 24,58 MĐ3(ĐC) 26,20 24,13 21,53 19,53 22,85 MĐ4 24,07 22,60 20,80 17,47 21,23 MĐ5 22,33 20,87 17,73 14,73 18,92 MĐ6 21,27 19,73 17,33 13,13 17,87 LSD0.05 2,35 CV% 5,9

Trồng mật độ thưa có số lá/cây đạt cao hơn so với trồng mật độ dày. Cụ thể công thức MĐ1 (15 cây/m2) có số lá đạt cao nhất 26,63 lá/cây, công thức MĐ6 (40 cây/m2) có số lá thấp nhất 17,87 lá/cây. Điều này được giải thích là

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 55 do ở mật độ trồng càng dày cây cạnh tranh nhau về ánh sáng nên chúng phải vươn lóng dài để tăng chiều cao nên số lá tăng chậm hơn so với mật độ trồng thưa. Sự sai khác này hoàn toàn có ý nghĩa ở độ tin 95% với giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD0.05 = 2,35 lá).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội (Trang 62 - 64)