3. Ra hoa, kết quả muộn
4.2.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của mẫu giống ngải cứu G
ngải cứu G7
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của mẫu giống ngải cứu G7
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Mật độ MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5 MĐ6 Tổng chi 29,400 32,020 34,750 37,580 40,510 43,550 Giống 7,500 10,000 12,500 15,000 17,500 20,000 Phân bón 5,800 5,800 5,800 5,800 5,800 5,800 Công lao động 14,800 15,100 15,400 15,700 16,000 16,300 Chi phí BVTV 300 320 350 380 410 450
Điện nước tưới 1,000 800 700 700 800 1,000
Tổng thu 93,132 99,816 104,580 114,896 109,220 110,760
Năng suất (tấn/ha) 23,283 24,954 26,145 28,724 27,305 27,690
Giá bán (ngànđồng/kg) 4 4 4 4 4 4
Lãi thuần 63,732 67,796 69,830 77,316 68,710 67,210
Qua bảng tính hiệu quả kinh tế của mẫu giống ngải cứu G7 ở các mật độ trồng khác nhau cho thấy: tổng chi phí để sản xuất tăng dần từ mật độ trồng thưa nhất (15 cây/m2) đến mật độ trồng dày nhất (40 cây/m2), là do mật độ trồng càng dày nên cần số lượng cây giống, số công lao động nhiều tương ứng. Cụ thể ở công thức MĐ6 (40 cây/m2) có tổng chi phí sản xuất cao nhất là 43.550.000 đồng/ha, trong khi ở công thức MĐ1 (15 cây/m2) có tổng chi phí thấp nhất là 29.400.000 đồng/ha. Ở công thức MĐ4 (30 cây/m2) có năng suất là 28,724 tấn/ha cho lợi nhuận cao nhất đạt 77.316.000 đồng/ha/vụ.
Như vậy, với mức chi phí vật tư, giá nhân công lao động, giá bán sản phẩm trên thị trường như hiện nay khi trồng 1 ha mẫu giống ngải cứu G7 với mật độ 30 cây/m2 sẽ thu được lãi thuần cao nhất là 77.316.000 đồng/ha/vụ.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 67
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 68
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 69