4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.3. Khả năng sinh trưởng phát triển của các mẫu giống ngải cứu
4.1.3.1. Sinh trưởng thân, cành cây
Thân cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển dòng vật chất trong cây. Bởi vì thân vừa làm nhiệm vụ vận chuyển các chất đồng hoá từ lá về quả, hạt, đồng thời vận chuyển khoáng chất và nước từ rễ lên lá và đỉnh sinh trưởng của cây.
Bảng 4.8. Đặc điểm sinh trưởng phát triển thân và cành các mẫu giống ngải cứu
Mẫu giống
Chiều cao cây (cm) Đường kính thân (mm) Số cành cấp 1 (cành/cây) Số mầm tái sinh/m2 (mầm/m2) G1 89,6 ± 5,0 11,26 ± 0,6 12,4 ± 0,9 110,0 ± 5,0 G2 192,0 ± 10,4 6,44 ± 0,2 25,6 ± 1,2 95,0 ± 6,0 G3 175,8 ± 8,2 6,74 ± 0,1 23,6 ± 1,0 82,0 ± 6,0 G4 216,2 ± 18,8 9,36 ± 0,1 30,6 ± 1,1 75,5 ± 3,5 G5 248,8 ± 19,5 12,56 ± 0,8 32,6 ± 1,5 98,5 ± 5,0 G6 203,2 ± 10,5 8,30 ± 0,2 28,8 ± 0,9 78,0 ± 3,0 G7 143,8 ± 8,2 5,44 ± 0,2 24,8 ± 1,3 73,5 ± 4,5 G8 224,2 ± 8,4 11,72 ± 0,7 32,2 ± 0,7 89,0 ± 6,0 G9 198,2 ± 11,0 11,08 ± 0,4 29,0 ± 1,1 79,5 ± 5,5
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 42
+ Chiều cao cây
Chiều cao của cây có vai trò quan trọng trong việc phân bố lá cây giúp phát huy tối đa hiệu quả quang hợp. Chiều cao cây chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: giống, nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc, khoảng cách trồng… Qua kết quả theo dõi chia chiều cao cây ngải cứu thành 2 nhóm lớn: nhóm có chiều cao cây rất cao ( 203,2 cm đến 248,8 cm) bao gồm các mẫu giống G5, G8, G4 và G6. Nhóm mẫu giống có chiều cao cây trung bình (143,8 cm đến 198,2 cm) bao gồm bốn mẫu giống G7, G3, G2 và G9. Riêng mẫu giống G1 có chiều cao cây thấp nhất trong 9 mẫu giống nghiên cứu (89,6 ± 5,0 cm).
+ Đường kính thân
Các mẫu giống G5, G8 vừa có chiều cao cây cao (224,2 – 248,8 cm), đường kính thân cũng lớn. Mẫu giống có chiều cao thấp nhất (G1) cũng là mẫu giống có đường kính thân, đường kính cành lớn (11,26 ± 0,6 mm). Mẫu giống G7 có đường kính thân nhỏ nhất (5,44 ± 0,2 mm), các mẫu giống còn lại có đường kính thân dao động trong khoảng (6,44 – 9,36 mm).
+ Số cành cấp 1
Ở tất cả các mẫu giống đều có khả năng phân cành cấp 1. Số cành cấp 1/cây có liên quan mật thiết với chiều cao cây, mẫu giống có chiều cao cây thấp thì khả năng phân cành cũng nhỏ hơn so với các mẫu giống có chiều cao cây cao. Trong đó thấp nhất là mẫu giống G1 (12,4 ± 0,9 cành/cây). Lớn nhất là mẫu giống G5 (32,6 ± 1,5 cành/cây), G8, G4, G9 số cành cấp 1 từ 29,0 đến 32,2 cành/cây, các mẫu giống còn lại có khả năng phân cành ở mức trung bình. + Số mầm tái sinh/m2
Ngải cứu là cây thuốc có khả năng tái sinh mầm rất mạnh. Mẫu giống G1 không có thân ngầm nên số mầm tái sinh chủ yếu là ở phía gốc trên thân chính, số mầm đạt nhiều nhất (110,0 mầm/m2) trong tất cả các mẫu giống. Các mẫu giống còn lại do có khả năng hình thành thân ngầm nên sự tái sinh mầm trên gốc thân là ít hơn, nên số mầm tái sinh chủ yếu là mầm phát triển từ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 43 thân ngầm. Mẫu giống G7 có số mầm tái sinh ít nhất đạt 73,5 mầm/m2.
4.1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển lá của các mẫu giống ngải cứu
Hoạt động quang hợp được coi là hoạt động sinh lý quan trọng nhất trong đời sống của cây trồng vì quang hợp quyết định 90 – 95 % năng suất cây trồng. Lá là nơi tiếp nhận ánh sáng mặt trời và là nơi thực hiện chức năng quang hợp để tạo ra chất hữu cơ. Khi bộ lá sinh trưởng phát triển tốt, sản phẩm quang hợp tích lũy nhiều. Nếu bộ lá sinh trưởng, phát triển kém vì lý do nào đó, thì sản phẩm quang hợp tích lũy ít, dẫn đến năng suất cây thấp.
Bảng 4.9. Số lá trên cây và diện tích lá của các mẫu giống ngải cứu
Mẫu giống Số lá/ thân chính Số lá/cây Diện tích lá (dm2 lá/cây) G1 20,8 ± 2,6 95,2 ± 7,6 25,1 ± 0,2 G2 55,2 ± 5,5 195,4 ± 10,1 26,4 ± 0,4 G3 68,2 ± 4,7 190,4 ± 8,7 29,6 ± 0,3 G4 65,0 ± 3,3 184,8 ± 10,1 16,5 ± 0,2 G5 69,2 ± 3,8 211,6 ± 13,5 30,4 ± 0,4 G6 67,6 ± 4,6 202,6 ± 11,4 27,5 ± 0,5 G7 48,8 ± 3,1 168,4 ± 9,8 20,8 ± 0,1 G8 65,6 ± 4,9 209,2 ± 12,6 38,6 ± 0,6 G9 67,2 ± 3,5 194,4 ± 8,3 36,1 ± 0,5
Số lá/thân chính: số lá/thân chính có liên quan mật thiết đến chiều cao cây ngải cứu. Những giống có chiều cao lớn thì số lá/thân chính nhiều cụ thể nhóm mẫu giống G8, G9, G6, G3 và G5 có số lá/thân từ 65,6 đến 69,2 lá/thân. Trong khi mẫu giống G1 do chiều cao cây thấp nên số lá đạt thấp nhất trong 9 mẫu giống (20,8 lá/thân).
Tổng số lá/cây: cây ngải cứu có khả năng phân cành với số lượng lớn nên tạo ra một bộ khung tán rộng, mang nhiều lá. Các mẫu giống khác nhau cho số lá hình thành trên cây khác nhau. Các mẫu giống G5, G6, G8 là những
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 44 mẫu giống có chiều cao cây và số cành cấp 1 lớn nên số lá trên cây nhiều hơn các mẫu giống còn lại. Cụ thể mẫu giống G5 có số lá trên cây đạt cao nhất (211,6 lá), tiếp đến là mẫu giống G8 (209,2 lá), G6 (202,6 lá). Thấp nhất là mẫu giống G1 (95,2 lá).
Diện tích lá: diện tích lá cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố: đặc điểm di truyền của các dòng, giống, các biện pháp kỹ thuật (nước, phân bón, mật độ) và điều kiện ngoại cảnh; diện tích lá phụ thuộc rất nhiều vào kích thước lá, nếu kích thước lá càng lớn thì cho diện tích lá càng cao. Hai mẫu giống G8 và G9 do có kích thước lá lớn hơn các mẫu giống còn lại nên diện tích lá đạt lớn nhất (G8: 38,6 dm2 lá/cây; G9: 36,1 dm2 lá/cây). Mẫu giống G4 có diện tích lá đạt thấp nhất trong tất cả các mẫu giống (chỉ đạt 16,5 dm2 lá/cây).
Góc độ phân cành và kích thước lá cũng là những tiêu chí để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các mẫu giống ngải cứu. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.10
Bảng 4.10. Góc độ phân cành và kích thước lá của các mẫu giống ngải cứu Mẫu giống Góc độ phân cành (độ) Chiều dài cuống lá (cm) Chiều dài thùy lá (cm) Chiều rộng thùy lá (cm) G1 34,76 ± 0,5 8,24 ± 0,4 2,46 ± 0,05 1,60 ± 0,03 G2 45,68 ± 0,5 5,30 ± 0,4 4,28 ± 0,07 0,48 ± 0,02 G3 32,18 ± 0,7 4,54 ± 0,2 4,66 ± 0,05 0,46 ± 0,02 G4 53,06 ± 0,8 7,32 ± 0,3 4,50 ± 0,03 0,46 ± 0,02 G5 50,92 ± 0,6 6,40 ± 0,2 6,78 ± 0,04 0,66 ± 0,02 G6 61,62 ± 0,9 6,76 ± 0,5 5,02 ± 0,04 0,58 ± 0,02 G7 40,42 ± 0,7 5,50 ± 0,2 4,88 ± 0,04 0,52 ± 0,02 G8 42,60 ± 0,6 5,56 ± 0,2 7,44 ± 0,05 0,74 ± 0,04 G9 45,02 ± 0,8 5,80 ± 0,3 7,16 ± 0,04 0,72 ± 0,02
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 45
Góc độ phân cành: các mẫu giống ngải cứu có góc độ phân cành biến động trong khoảng từ 32,180 – 61,620; trong đó mẫu giống G6 có góc độ phân cành lớn nhất đạt 61,620; mẫu giống G3 có góc độ phân cành nhỏ nhất chỉ đạt 32,180. Các mẫu giống có góc độ phân cành lớn như: G4 (53,060); G2 (45,680); G9 (45,020).
Mẫu giống G3 Mẫu giống G6
Hình 4.2. Góc độ phân cành của các mẫu giống ngải cứu
Chiều dài cuống lá: cuống lá có kích thước dài hay ngắn chủ yếu là do đặc điểm di truyền của giống qui định, các mẫu giống có chiều dài cuống lá khác nhau, dao động trong khoảng 4,54 – 8,24 cm. Cụ thể, mẫu giống G1 cuống lá có chiều dài lớn nhất đạt 8,24 cm, trong khi mẫu giống có chiều dài cuống lá nhỏ nhất (4,54 cm) là mẫu giống G3.
Kích thước thùy lá: do mẫu giống G1 lá chỉ xẻ thùy 1 lần nên bề rộng thùy lá lớn nhưng thùy lá lại ngắn nhất trong 9 mẫu giống, cụ thể chiều dài thùy lá đạt 2,46 cm; chiều rộng đạt 1,60 cm. Tám mẫu giống còn lại đều xẻ thùy 2 hoặc 3 lần nên thùy lá tuy dài nhưng bản lá nhỏ hơn mẫu giống G1, trong đó mẫu giống G8 có kích thước thùy lá đạt lớn nhất (dài: 7,44 cm; rộng: 0,74 cm).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 46
Mẫu giống G1 Mẫu giống G4
Mẫu giống G2 Mẫu giống G3
Hình 4.3. Chiều dài cuống lá của các mẫu giống ngải cứu
4.1.3.3. Tình hình sâu bệnh gây hại trên các mẫu giống ngải cứu
Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các mẫu giống ngải cứu được thể hiện ở bảng 4.11
Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ nhiễm sâu, bệnh hại ở tất cả các mẫu giống hầu hết ở cấp nhẹ.
Ngải cứu là cây rất ít bị sâu bệnh, nguyên nhân ngải cứu bị sâu bệnh là do lây lan các nguồn bệnh từ cây trồng khác trong điều kiện trồng ngoài đồng ruộng.
- Ruồi đục lá: xuất hiện sau trồng khoảng nữa tháng, hiện tượng gây hại là sâu non của ruồi đục dưới biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo cắt nhau khắp mặt lá sau đó gặm ăn lớp tế bào nhu mô lá mang diệp lục. Do ngải cứu thuộc họ cúc là một trong các cây ký chủ phổ biến của ruồi đục lá
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 47 nên chúng gây hại ở tất cả các mẫu giống thí nghiệm. Mức độ gây hại của ruồi đục lá đều ở cấp độ nhẹ.
Bảng 4.11. Mức độ sâu bệnh gây hại trên các mẫu giống ngải cứu Mẫu giống Ruồi đục lá
(Cấp 1 – 5) Rệp (Cấp 1 – 5) Bệnh phấn trắng (Cấp 1 – 5) G1 2 2 2 G2 2 2 1 G3 2 2 1 G4 2 2 1 G5 2 2 1 G6 2 2 1 G7 2 2 1 G8 2 2 1 G9 2 2 1
- Rệp hại: qua theo dõi chúng tôi thấy rệp bắt đầu xuất hiện trên tất cả các mẫu giống sau trồng khoảng 1 tháng, 100% số cây bị hại ở cấp 2, rệp tập trung chủ yếu ở phần ngọn các mẫu giống ngải cứu. Tuy nhiên mức độ gây hại của rệp đều ở cấp độ nhẹ, mặt khác vào thời điểm cuối tháng 6 – đầu tháng 7, khi có những trận mưa lớn rệp bị rửa trôi và chết, nên không gây ảnh hưởng đến năng suất về sau của cây ngải cứu.
- Bệnh phấn trắng: đối với bệnh nấm phấn trắng thì cần phát hiện sớm và phun phòng trừ kịp thời bằng thuốc hóa học Score 250ND.
Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Hà (2010) khi trồng trên Thuận Châu – Sơn La, các mẫu giống không thấy xuất hiện ruồi đục lá, bệnh phấn trắng. Nhưng riêng mẫu giống G1 bị bệnh sùi cành với tỷ lệ 100%, trong khi trồng tại Gia Lâm – Hà Nội mẫu giống G1 hoàn toàn không bị bệnh sùi cành. [22]
Nhìn chung, ngải cứu là cây ít bị sâu bệnh gây hại, nếu có cũng ở mức độ nhiễm nhẹ.Vì vậy nếu như phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời sẽ hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 48
4.1.3.4. Năng suất của các mẫu giống ngải cứu
Năng suất là mục tiêu cuối cùng của công tác chọn tạo giống nói riêng và của sản xuất nông nghiệp nói chung. Năng suất được tạo thành từ nhiều yếu tố khác nhau: giống, thời vụ, các biện pháp kỹ thuật,… để có năng suất cao cần biết rõ các yếu tố cấu thành năng suất từ đó có các biện pháp tác động thích hợp.
Đánh giá năng suất của các mẫu giống để tìm ra mẫu giống không chỉ có ưu thế về sinh trưởng phát triển thân lá, mà còn phải là những mẫu giống có tiềm năng năng suất cao thông qua các yếu tố cấu thành năng suất để tuyển chọn vào các mục đích khác nhau của con người. Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.12. Năng suất toàn cây của các mẫu giống ngải cứu thí nghiệm Mẫu giống Năng suất cá thể (kg/cây) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) Tỷ lệ tươi/khô Tỷ lệ thân/lá G1 0,36 90,00 40,62 7,02 6,53 G2 0,40 100,00 56,50 6,81 7,68 G3 0,37 92,50 51,32 5,73 7,21 G4 0,42 105,00 65,10 5,95 6,85 G5 0,50 125,00 78,64 4,62 7,82 G6 0,41 102,50 61,86 6,08 7,04 G7 0,35 87,50 45,38 6,68 6,02 G8 0,46 115,00 68,12 4,83 7,39 G9 0,44 110,00 65,18 4,76 7,26
Năng suất cá thể: năng suất cá thể là toàn bộ khối lượng thân lá của một cây, các mẫu giống có năng suất cá thể dao động trong khoảng từ 0,35 – 0,50 kg/cây. Mẫu giống G5 đạt cao nhất (0,50 kg/cây), các mẫu giống có năng suất cá thể cao G8 (0,46 kg/cây); G9 (0,44 kg/cây). Năng suất cá thể đạt thấp nhất ở mẫu giống G7 (0,35 kg/cây).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 49
Năng suất lý thuyết: là năng suất được tính từ năng suất cá thể dựa theo mật độ gieo trồng, thông thường năng suất lý thuyết thể hiện tiềm năng năng suất của giống. Năng suất lý thuyết đạt được khi đảm bảo đúng mật độ trong suốt quá trình sống của cây. Trong thực tế, quá trình sống cây chịu nhiều tác động của các điều kiện ngoại cảnh nên không đảm bảo mật độ gieo trồng, vì vậy mà năng suất thực thu thường không đạt được như năng suất lý thuyết. Kết quả cho thấy năng suất lý thuyết của các mẫu giống biến động từ 87,50 – 125,00 tấn/ha. Mẫu giống G5 (125,00 tấn/ha), G8 (115,00 tấn/ha), G9 (110,00 tấn/ha) là những mẫu giống có năng suất cá thể cao nên năng suất lý thuyết cao. Mẫu giống G7 (87,50 tấn/ha), G1 (90,00 tấn/ha) là hai mẫu giống cho năng suất lý thuyết thấp nhất trong 9 mẫu giống thí nghiệm.
Năng suất tươi: trong quá trình sống, quần thể cây trồng chịu nhiều tác động của các yếu tố ngoại cảnh bất lợi nên thường năng suất tươi thực thu không cao bằng năng suất lý thuyết. Năng suất tươi của các mẫu giống biến động từ 40,62 – 78,64 tấn/ha, mẫu giống G1 có năng suất tươi thực thu thấp nhất, chỉ đạt 40,62 tấn/ha. Các mẫu giống còn lại mặc dù bị rệp, ruồi đục lá gây hại nhưng trong thời gian ngắn và ở mức nhẹ nên cây hồi phục nhanh, vì thế không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Hai mẫu G8 (68,12 tấn/ha) và G5 (78,64 tấn/ha) vẫn là hai mẫu giống cho cả năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt cao.
Tỷ lệ tươi/khô: tỷ lệ tươi/khô cho biết khả năng tích lũy vật chất khô vào thân lá và hàm lượng nước nhiều hay ít ở thân cây. Nếu tỷ lệ tươi/khô càng cao thì chứng tỏ cây chứa nhiều nước, khả năng tích lũy vật chất khô của cây là thấp và ngược lại. Kết quả cho thấy: mẫu giống G1 có tỷ lệ về khối lượng tươi gấp 7,02 lần khối lượng khô, chứng tỏ thân lá cây chứa rất nhiều nước. Mẫu giống G5 là mẫu giống cho năng suất tươi cao nhất nhưng lại có tỷ lệ tươi/khô là thấp nhất (4,62 lần), chứng tỏ đây là mẫu giống có sức sinh trưởng mạnh, đồng thời khả năng tích lũy chất khô của thân lá đạt lớn.
Tỷ lệ thân/lá: tỷ lệ thân/lá của các mẫu giống dao động trong khoảng 6,02 – 7,82. Trong đó mẫu giống G7 là mẫu giống còn mang nhiều lá xanh trên cây
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 50 hơn các mẫu giống khác nên tỷ lệ thân/lá thấp nhất (6,02 phần thân có 1 phần lá). Mẫu giống G5 có tỷ lệ thân/lá đạt cao nhất (7,82 phần thân có 1 phần lá).
Như vậy qua số liệu năng suất cho thấy các mẫu giống ngải cứu thí nghiệm có tiềm năng cho năng suất rất cao, khả năng tích lũy chất khô lớn,