Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội (Trang 37 - 39)

3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.2.Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, năng suất

Trước mỗi lứa cắt tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: - Chiều cao cây (cm): đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng. - Đường kính thân (mm): đo cách gốc 2 – 3 cm.

- Số lá/cây: đếm toàn bộ số lá trưởng thành có trên cây. - Số cành/cây: đếm toàn bộ số cành cấp 1 trên cây.

- Diện tích lá (dm2/cây): cân 1 dm2 lá được M1 g, cân toàn bộ lá trên cây được M2 g.

Diện tích lá (dm2/cây) = M2/M1

- Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2lá/m2đất) = Diện tích lá (dm2/cây) x mật độ cây (cây/m2)

- Khả năng tích lũy chất khô (g/cây): sau mỗi lần thu hái, trên mỗi ô cân 1 kg ngải cứu tươi, sau đó đem sấy khô đến khối lượng không đổi và cân để lấy khối lượng ngải cứu khô.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 29 - Tình hình sâu bệnh hại: theo dõi theo TCN – 2006 của Cục Bảo vệ thực vật.

+ Mức độ bị hại bởi các loại sâu, bệnh hại chính: Đánh giá theo thang điểm từ cấp 1 – 5

Cấp 1: không có triệu chứng

Cấp 2: nhẹ – dưới 20 % số cây bị sâu, bệnh gây hại

Cấp 3: trung bình – từ 21 % đến 50 % số cây bị sâu, bệnh gây hại Cấp 4: nặng – từ 51 % đến 75 % số cây bị sâu, bệnh gây hại Cấp 5: rất nặng – trên 75 % số cây bị sâu, bệnh gây hại + Tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh:

Số cây bị bệnh

Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 Tổng số cây/ ô

- Năng suất cá thể (kg): mỗi ô thu hoạch riêng 10 cây theo phương pháp 5 điểm chéo góc, cân năng suất của 10 cây rồi tính giá trị trung bình.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể x mật độ trồng/m2 x 10.000

- Năng suất thực thu (tạ/ha) = (Năng suất ô/10m2) x 10.000 - Tỷ lệ tươi/khô

- Tỷ lệ lá/thân

- Tính hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là phần thu còn lại của hàng hóa sau khi trừ đi chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó, bao gồm:

Tổng chi = chi phí biến đổi + chi phí cố định + khấu hao tài sản cố định (nếu có) + chi phí cơ hội của vốn.

Tổng thu = tổng thu nhập trên một đơn vị sản xuất và bằng sản lượng x giá bán.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 30 bộ phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Phản ánh hiệu quả sản xuất theo chu kỳ ngắn của từng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại gia lâm ,hà nội (Trang 37 - 39)