1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

94 899 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 843,41 KB

Nội dung

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN KHUÔNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Thái Nguyên – 2013

Trang 2

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: quy mô được mở rộng, đa dạng hoá các loại hình giáo dục, số lượng trường học tăng mạnh ở các cấp học, bậc học và ở các vùng, miền Cơ sở vật chất trường, lớp ngày càng được đầu tư nâng cấp, trình độ dân trí ngày càng nâng cao, trình độ kiến thức cơ bản của học sinh phổ thông từng bước phát triển vững chắc và có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực

Điều 9- Luật Giáo dục qui định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu

nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài [35]

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [1]

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá,

xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt; Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam [13]

Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Giáo

Trang 3

dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình

độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

Giáo dục trung học cơ sở là cấp học nối tiếp giữa tiểu học và trung học phổ thông Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ

cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động Đội ngũ giáo viên ở trường THCS được chia thành các tổ chuyên môn, mỗi

tổ chuyên môn có một tổ trưởng và hai tổ phó, do hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm vào đầu năm học Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi hiệu trưởng yêu cầu [4]

Để các tổ chuyên môn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, đòi hỏi đội ngũ tổ trưởng chuyên môn phải có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng,

có khả năng quản lý giỏi, nhiệt tình, gương mẫu, năng động, sáng tạo, biết huy động, tập hợp lực lượng tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn trong nhà trường Bởi tổ trưởng chuyên môn có một vị trí quan trọng trong việc điều hành hoạt động chuyên môn của tổ; là mắt xích gắn kết giữa hiệu trưởng và giáo viên

để bộ máy hoạt động đồng bộ, hiệu quả Tổ trưởng giúp hiệu trưởng triển khai

Trang 4

các nội dung kế hoạch hoạt động của nhà trường đến từng giáo viên; thay mặt hiệu trưởng điều hành, tổ chức thực hiện việc dạy học và các hoạt động giáo dục; tham mưu cho hiệu trưởng trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm một cách phù hợp để phát huy tối đa khả năng của họ;

tổ chức kiểm tra đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên theo kế hoạch đề ra Những năm qua, dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng, ngành GD&ĐT luôn được Đảng và nhân dân quan tâm đúng mức Ngành GD&ĐT đã có những chiến lược và các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý dạy học; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hoạt động có chất lượng và hiệu quả hơn, đặc biệt là công tác xây dựng và quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đã đạt được kết quả đáng khích lệ Nhờ đó, hoạt động của nhà trường trung học cơ

sở từng bước được vận hành theo đúng nguyên lý giáo dục của Đảng, sự nghiệp GD&ĐT phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước

Tuy vậy, GD&ĐT Lục Ngạn trong quá trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, chất lượng và hiệu quả thấp, nhiều bất cập; năng lực chuyên môn của một bộ phận GV còn hạn chế, chưa ý thức được một cách đầy

đủ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của người GV trong giai đoạn hiện nay Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa ngành giáo dục và các ngành hữu quan còn bộc lộ những bất cập, chưa tạo được sự chủ động trong quản lý và điều hành Một số cán bộ quản lý thiếu chủ động trong suy nghĩ, chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ mới Người HT đã nhận thức được vai trò, vị trí của TTCM nhưng các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ TTCM chưa khoa học, hiệu quả Việc bổ nhiệm tổ trưởng còn mang tính chủ quan, thời vụ, chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM của Phòng Giáo dục và Đào tạo còn lỏng lẻo, chưa quan tâm chỉ đạo hiệu trưởng các trường quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM, do vậy TTCM các trường THCS chưa thực hiện tốt chức trách của mình Công tác quản lý hoạt

Trang 5

động bồi dưỡng TTCM từ Phòng đến trường chưa được thực hiện đồng bộ Đó

là một trong những nguyên nhân trên ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học, quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi chọn đề tài: “Quản lý

hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhằm nâng cao năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn, tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Lục Ngạn

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

4 Giả thuyết khoa học

Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục Nếu tôi đề ra được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn:

- Theo đúng chức năng quản lý;

- Phù hợp với chức năng của hiệu trưởng trường THCS, của Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Mang tính đồng bộ từ Phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng trường THCS, tổ trưởng chuyên môn các trường,

Trang 6

thì sẽ nâng cao năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

5 Giới hạn nghiên cứu:

5.1 Chủ thể quản lý: Phòng Giáo dục và Đào tạo Lục Ngạn

5.2 Nội dung nghiên cứu ( giới hạn nghiên cứu ):

- Hoạt đông của tổ trưởng chuyên môn bao gồm:

+ Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học;

+ Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học;

+ Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, phân phối chương trình, đề xuất điều chỉnh phân phối chương trình môn học phù hợp với học sinh của trường;

+ Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn, đánh giá xếp loại các thành viên trong tổ hàng tháng, học kỳ, cuối năm;

+ Tham gia việc sắp xếp giảng dạy, phân công chuyên môn giáo viên

- Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trên của tổ trưởng chuyên môn trong các trường THCS, đòi hỏi đội ngũ tổ trưởng phải có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, gương mẫu, năng động, sáng tạo đồng thời phải nắm được những nét cơ bản về khoa học quản lý Để đáp ứng được yêu cầu công tác thì tổ trưởng chuyên môn các trường THCS phải được tổ chức bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý Trong luận văn này, tôi đi sâu nghiên cứu tìm biện pháp của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn, nhằm nâng cao năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn các trường THCS huyện Lục Ngạn

Trang 7

5.4 Địa bàn nghiên cứu:

32 trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Thực hiện đề tài này, tác giả đã tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

5.5 Phạm vi khảo sát: Số liệu khảo sát trong 3 năm học gần đây (

2010-2011; 2011-2012; 2012-2013 )

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS;

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường

THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Để có cơ sở lý luận, làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi đã đọc các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tài liệu khoa học về quản lý bồi dưỡng đội ngũ TTCM trường THCS Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu, phân tích các số liệu về thực trạng bồi dưỡng TTCM các trường

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7 2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu, khảo sát nhằm thu thập những thông tin cần thiết về hoạt động bồi dưỡng TTCM ở các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Từ đó phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trang 8

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Trực tiếp tiếp xúc với CBQL các cấp, tổ trưởng chuyên môn thông qua một số câu hỏi để tìm hiểu về trình độ TTCM, quản lý bồi dưỡng TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

7.2.3 Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Lục Ngạn

với các hình thức:

- Quan sát không tham dự: Lập phiếu hỏi

- Quan sát có tham dự: Tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường; dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng nhà trường, nghiên cứu sản phẩm của đội ngũ TTCM (kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ tổ chuyên môn trường THCS…)

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Dùng phiếu trưng cầu ý kiến để xin ý kiến các chuyên gia hoặc khách thể nghiên cứu để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất

trong đề tài

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Sử dụng một số công thức toán học như tính tỷ lệ phần trăm, tính hệ số tương quan… để thống kê số lượng, chất lượng về đội ngũ TTCM, kết quả học tập của HS trường THCS và xử lý số liệu, định lượng kết quả nghiên cứu nhằm

đưa ra những kết luận phục vụ công tác nghiên cứu

8 Cấu trúc nội dung luận văn:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng

chuyên môn các trường THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên

môn các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên

môn các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Trang 9

lý, đề cập sâu sắc, toàn diện về các yêu cầu của chất lượng quản lý và hệ thống khoa học quản lý Ngoài ra còn kể đến công trình của Wiliam Ouchi (Giáo sư trường Đại học California, LosAngeles, Mỹ), ông đã khẳng định, yếu tố quan trọng của văn hóa trong QL và nêu ra 7 yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả QL được mô tả trong sơ đồ 7S: Strategy (chiến lược), Skills (kỹ năng), Style (cách thức), System (hệ thống), Structure (cơ cấu), Shared value (các giá trị chung)

và đặc biệt là Staff (đội ngũ) Thông qua mô hình và phân tích đặc điểm của 7 yếu tố trên, chúng ta sẽ thấy giá trị của chất lượng đội ngũ người QL

Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục của các tác giả như: "Những vấn đề về quản lý trường học" (P.V Zimin, M.I Kônđakốp), “Quản lý vấn đề quốc dân trên địa bàn huyện” ,(M.I Kônđakốp)

Nhà giáo dục học Xô-viết V.A Xukhomlinxki khi tổng kết những kinh nghiệm quản lý chuyên môn trong vai trò là hiệu trưởng nhà trường cho rằng

“Kết quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn các hoạt động dạy học” Cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấn mạnh đến sự phân công, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất quản lý giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đề ra

Ngoài ra, ở Liên xô (cũ), các công trình nghiên cứu, xét ở góc độ lý luận giáo dục học của các tác giả đã đề cập tới lực lượng GD; trong đó nêu rõ vai

Trang 10

trò, vị trí, chức năng của CBQL trường học, tiêu biểu là công trình của các nhà khoa học nổi tiếng như: Ilina T.A với tác phẩm Giáo dục học (tại tập 3: Những

cơ sở của công tác giáo dục [22].; Savin N.V với tác phẩm Giáo dục học (ở Chương 22, tập 2: Những vấn đề cơ bản của QL nhà trường)

Tác phẩm “Quản trị hiệu quả trường học” của ba tác giả K.B.Everad, Geofrey Morris và Ian Wilson (NXB Giáo dục, năm 2009) với nội dung mạng tính thực tiễn cao trên cơ sở lý luận về quản lý hiện đại mà chính các tác giả là người trực tiếp thực hành viết ra cho những người thực hành, đây là cuốn sách thật

sự có ý nghĩa, thiết thực cho cán bộ CBQL trường học và các cơ sở giáo dục khác

1.1.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xã hội trong những điều kiện cụ thể, tương ứng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đề ra được những giải pháp quản lý trong lĩnh vực quản lý và phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam có hiệu quả như tác giả Nguyễn Ngọc

Quang “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục” [31] đã đề cập

đến những khái niệm cơ bản của quản lý, quản lý giáo dục, các đối tượng của khoa học quản lý giáo dục

Tác giả Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị “Chính sách và kế hoạch phát triển trong quản lý giáo dục” đã phân tích khá sâu sắc về lý thuyết và mô hình

chính sách, các phương pháp lập kế hoạch giáo dục, GS-TSKH Vũ Ngọc Hải,

PGS-TS Trần Khánh Đức: “Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI”; PGS-TS Đặng Quốc Bảo “Quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo”, PGS.TS Trần Kiểm “ Những Vấn đề nghiên cơ bản của khoa học quản lý giáo dục” đã trình bày những quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục và hệ

thống giáo dục, làm rõ tư tưởng quản lý

Tháng 11/1998 Hội thảo khoa học “Chiến lược xây dựng đội ngũ CBQL phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH” đã mở ra bước ngoặc quan trọng trong việc nghiên

Trang 11

cứu, quy hoạch, xây dựng phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ QLGD có phẩm chất,

có tầm nhìn, có khả năng dự báo, phân tích, có kỹ năng, có phong cách đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT

Tác giả Trần Hồng Quân cho rằng: Quản lý là một khoa học Nếu chỉ bằng kinh nghiệm thì không tiến xa được, trường CBQL phải giúp Bộ trưởng thường xuyên bồi dưỡng CBQL Ngoài ra còn có nhiều giải pháp khác để xây dựng đội ngũ

Tháng 11/2008, Hội thảo khoa học - công nghệ “Nguồn nhân lực QLGD thế kỷ 21” với mục tiêu hướng đến những giải pháp phát triển nguồn nhân lực

QLGD Việt Nam trên cơ sở các vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra đối với sự phát triển đội ngũ CBQL giáo dục và đào tạo trong thế kỷ 21 trước những cơ hội và thách thức phát triển giáo dục của kỷ nguyên mới

Trong trường THCS, tổ trưởng chuyên môn tham gia nhiều hoạt động của người CBQL Gần đây xuất hiện một số tài liệu có liên quan đến việc bồi dưỡng năng lực cho TTCM, song rất ít và mới chỉ đề cập một cách chung chung Trong cuốn “ Sổ tay hiệu trưởng trường dân tộc nội trú” của nhóm tác giả do Đỗ Ngọc Bích chủ biên có nói về việc dựa vào đội ngũ TTCM để đẩy mạnh hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; tăng cường kiểm tra việc dạy học trên lớp; xây dựng tập thể sư phạm và coi đây là giải pháp rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Tác giả Nguyễn Văn Lê trong cuốn “ Người hiệu trưởng trường trung học cơ sở ” cũng có đề cập tới vai

Trang 12

trò của TTCM trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn Trong năm 2004 trên Tạp chí thông tin quản lý giáo dục có một

số bài viết về vị trí, vai trò, năng lực và một số biện pháp nâng cao năng lực cho TTCM trong trường trung học của các tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh; Ngô Viết Sơn; Trần Minh Hằng Nhìn chung, các tài liệu này hoặc chỉ là những bài báo đề cập vấn đề một cách khái quát, hoặc là không phải là tài liệu tập trung viết về TTCM mà chỉ đề cập đến khi có liên quan Tuy vậy, tất cả đều thống nhất về vai trò rất quan trọng và việc cần thiết phải nâng cao năng lực cho TTCM coi như là một giải pháp then chốt trong việc đổi mới hoạt động quản lý chuyên môn trong các trường học Gần đây đã có một số luận văn Thạc

sỹ quản lý giáo dục nghiên cứu về tổ chuyên môn và TTCM như:

Luận văn “Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác tổ trưởng chuyên môn trường THCS tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Tiến Khải (2005)

Luận văn “ Biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh” của tác giả

Tiêu Quí Hương (2009)

Luận văn “Biện pháp nâng cao năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắc” của tác giả Nguyễn Hữu Cho (2009)

Luận văn “Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thu

Hà (2010)

Các luận văn mới đề cập đến các vấn đề Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng cho TTCM, Biện pháp nâng cao năng lực quản lý cho TTCM, Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn Chưa có luận văn nào đề cập đến vấn đề Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM

Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi muốn đi sâu hơn để xác định cơ sở lý luận, khảo sát thực tiễn và trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp

Trang 13

quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS trên địa bàn huyện

Lục Ngạn cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục

1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan tới vấn đề nghiên cứu:

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm “Quản lý”

Theo Từ điển tiếng Việt thuật ngữ quản lý được định nghĩa là: “Tổ chức

và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [36,tr.958]

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con

người Cho đến nay, về cơ bản mọi người đều cho rằng: Quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn

Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm, đã đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của các cá nhân để duy trì sự sống và do đó cần sự quản lý

Từ khi xuất hiện nền sản xuất xã hội, các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội ngày càng tăng lên thì sự phối hợp các hoạt động riêng rẽ càng tăng lên Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn

ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó C.Mác đã viết: “ Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [28,t.23; 28,t.480]

Như vậy, C.Mác đã lột tả được bản chất của quản lý là một hoạt động lao động để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển loài người Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn

ra ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người

Trang 14

Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất, tùy theo quan điểm tiếp cận khác nhau mà các tác giả đưa ra các định nghĩa khác nhau

Theo điều khiển học: Quản lý là quá trình điều khiển của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu đã định

Theo quan điểm của kinh tế học: Quản lý là sự tính toán, sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích, tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định” [18, tr.23]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động nói chung (khách thể quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến” [17, Tr.19]

Theo tác giả Trần Khánh Đức (đồng chủ biên): “Quản lý là công việc của nhà quản lý nhằm thiết lập và duy trì một khung cảnh nội bộ trong đó con người làm việc chung theo tập thể có thể thực hiện công việc một cách hữu hiệu để đạt được các mục tiêu” [14, tr.88]

Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý là những tác động của chủ thể QL trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [23]

Cũng có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Hay quản lý là một hoạt

Trang 15

động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, song có thể khái quát: Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các

cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể QL

- Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan

- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin

1.2.1.2 Chức năng quản lý

Theo tác giả Trần Kiểm thì: “Để thực hiện một chủ trương, chương trình,

dự án… kế hoạch hóa là hành động đầu tiên của người quản lý, là việc làm cho

tổ chức phát triển theo kế hoạch Trong quản lý, đây là căn cứ pháp lý quy định hành động của cả tổ chức Kế đó là chức năng tổ chức (nhân sự, bộ máy) Thực hiện chức năng này, người quản lý phải hình thành bộ máy, cơ cấu các bộ phận (tuỳ theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công, phân nhiệm cho các cá nhân), quy định chức năng nhiệm vụ từng bộ phận, mối quan hệ giữa chúng Lãnh đạo (chỉ đạo, tổ chức, thực hiện) là nhiệm vụ tiếp theo của người quản lý Đây là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến Chính ở khâu này đòi hỏi người quản lý phải thực hiện chức năng kiểm tra

Trang 16

nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra Điều cần lưu ý rằng khi kiểm tra phải tuân theo chuẩn Chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với thành viên của mọi tổ chức

Cuối cùng, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin Thông tin đầy đủ, khách quan, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch Thông tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, là chất liệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức Trong thông tin truyền tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn biến hoạt động của tổ chức Và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp cho người quản lý xem xét các mức độ đạt được mục tiêu của toàn tổ chức

Các chức năng nêu trên lập thành chu trình quản lý Chủ thể quản lý khi triển khai hoạt động quản lý đều thực hiện chu trình này.”[25, tr 46]

Sơ đồ 1.1 Chu trình quản lý

1.2.2 Hoạt động

1.2.2.1 Khái niệm hoạt động

Theo Từ điển tiếng Việt thuật ngữ hoạt động được định nghĩa là: “Tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội” [40,tr.536]

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người Theo tâm lý học Macxit, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau Hoạt động là quá trình con người thực hiện các

Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo)

Chức năng kiểm tra

Thông tin phục vụ quản lý

Trang 17

quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội Đó là quá trình chuyển hoá năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể

Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm

về phía con người

Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai chiều tác động diễn ra đồng thời, thống nhất và bổ sung cho nhau:

Chiều thứ nhất: là quá trình tác động của con người với tư cách là chủ thể vào thế giới (thế giới đồ vật) Quá trình này tạo ra sản phẩm mà trong đó chứa đựng các đặc điểm tâm lý của người tạo ra nó Hay nói khác đi, con người

đã chuyển những đặc điểm tâm lý của mình vào trong sản phẩm Sản phẩm là nơi tâm lý của con người được bộc lộ Quá trình này được gọi là quá trình xuất tâm hay quá trình đối tượng hóa

Chiều thứ hai: là quá trình con người chuyển những cái chứa đựng trong thế giới vào bản thân Đó là quá trình con người có thêm kinh nghiệm về thế giới, những thuộc tính, những quy luật của thế giới… được con người lĩnh hội, nhập vào vốn hiểu biết của mình Đồng thời con người cũng có thêm kinh nghiệm tác động vào thế giới, rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết để tác động hiệu quả vào thế giới Quá trình này là quá trình hình thành tâm lý ở chủ thể Còn gọi là quá trình chủ thể hóa hay quá trình nhập tâm

Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra sản phẩm của chính mình

1.2.2.2 Các đặc điểm của hoạt động

- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng Hoạt động là quá

trình tác động vào thế giới, cụ thể vào một cái gì đó Như vậy, bản thân khái

Trang 18

niệm hoạt động đã bao hàm cả đối tượng của hoạt động Hoạt động học tập là nhằm vào tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… để biết, hiểu, tiếp thu và đưa vào vốn kinh nghiệm của bản thân, tức là lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ấy Do

đó, nói một cách đầy đủ về khái niệm là hoạt động có đối tượng

- Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành Nói lao động trước hết

nghĩ ngay tới người lao động là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập Chủ thể có khi là một người, có khi là một số người Chẳng hạn, thầy tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động dạy và học, trò thực hiện hoạt động đó, tức là thầy và trò cùng nhau tiến hành một hoạt động để đi đến một loại sản phẩm là nhân cách học sinh Như vậy cả thầy và trò là chủ thể của hoạt động dạy và học

- Trong hoạt động lao động người ta dùng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động Công cụ lao động giữ vai trò trung gian giữa chủ thể lao động và đối trượng lao động, tạo ra tính chất gián tiếp trong hoạt động lao động

Tương tự như vậy, tiếng nói, chữ viết, con số và các hình ảnh tâm lý khác là công cụ tâm lý được sử dụng để tổ chức, điều khiển thế giới tinh thần ở mỗi con người Công cụ lao động và công cụ tâm lý đều giữ chức năng trung gian trong hoạt động và tạo ra tính chất gián tiếp của hoạt động

- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định Trong mọi hành động

của con người tính mục đích nổi lên rất rõ rệt Lao động sản xuất ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần, để đảm bảo sự tồn tại của xã hội và bản thân, đáp ứng nhu cầu về ăn, mặc, ở, v.v… Học tập để có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thỏa mãn nhu cầu nhận thức và chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống Mục đích của hoạt động thường là tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với việc thỏa mãn nhu cầu của chủ thể

1.2.3 Bồi dưỡng

Bồi dưỡng là khâu tiếp nối của quá trình đào tạo Có thể coi bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc lậu, bổ túc ngề nghiệp, đào thêm hoặc củng cố kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề, nhằm tạo điều

Trang 19

kiện cho người lao động có cơ hội củng cố và mở mang một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả và thường xuyên xác định bằng chứng chỉ Đối tượng được bồi dưỡng là những người lao động đã trưởng thành, làm việc trong

cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp, doanh nghiệp

Theo Từ điển Giáo dục học, " Bồi dưỡng là trang bị thêm các kiến thức,

kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực cụ thể Thí dụ: Bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng lý luận, bồi dưỡng nghiệp

vụ sư phạm … vv" [39; T30]

Theo các tài liệu của UNESCO, bồi dưỡng được hiểu là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao năng năng lực chuyên môn, nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay

kỹ năng chuyên môn của bản thân mình, đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp

1.2.4 Tổ trưởng chuyên môn

Tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng trong tổ chức nhà trường Đây

là đầu mối để hiệu trưởng quản lý nhiều mặt hoạt động giáo dục, mà cơ bản nhất là hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh Đứng đầu tổ chuyên môn là tổ trưởng, tổ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của tổ TTCM trường THCS do hiệu trưởng trực tiếp bổ nhiệm mỗi năm một lần vào đầu năm học Xét trong phạm vi nhà trường, TTCM là cán bộ quản lý cơ sở Vì vậy, TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của giáo viên trong tổ mình phụ trách Đây chính là một mắt xích trong quản lý nhà trường Các quyết định của hiệu trưởng đều thông qua tổ trưởng để chuyển đến giáo viên TTCM trực tiếp tiếp

Trang 20

thu các chủ trương từ hiệu trưởng để điều hành hoạt động của tổ, đồng thời TTCM cũng là người đại diện cho tổ chuyên môn phản ánh những ý kiến của tập thể giáo viên trong tổ đến hiệu trưởng

Về mặt quản lý, TTCM là chủ thể quản lý trong hệ thống tổ chuyên môn nhưng lại là đối tượng quản lý trong hệ thống quản lý nhà trường; TTCM là con chim đầu đàn của tổ, luôn giúp đỡ đồng nghiệp tiến bộ, đồng thời là đồng

sự, là chỗ dựa để hiệu trưởng quản lý chuyên môn

TTCM là người quản lý hoạt động chuyên môn của tổ Do vậy TTCM phải nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, những phương pháp cơ bản đặc trưng của môn học, phương tiện dạy học của tổ chuyên môn Hơn nữa, người tổ trưởng phải biết rõ năng lực, phẩm chất của những giáo viên mà mình phụ trách Từ đó có biện pháp huy động tối đa nguồn lực ấy cho mục tiêu dạy học của tổ Để thực hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chuyên môn đòi hỏi người TTCM phải là người trội nhất trong tổ về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức

TTCM phải là người chuyên môn vững vàng, đó là trình độ đào tạo, kinh nghiệm sư phạm, kết quả giảng dạy … Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu của TTCM, vì quản lý chuyên môn mà không vững vàng về chuyên môn thì không giúp gì được cho các thành viên trong tổ và không có được sự nể phục của họ

Người TTCM không chỉ có năng lực về chuyên môn, mà còn phải là người có phẩm chất đạo đực tốt Bởi vì TTCM không chỉ quản lý tổ chức các hoạt động của tổ mà còn giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ

1.2.5 Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

Bồi dưỡng TTCM là trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực quản lý cho TTCM Nội dung bồi dưỡng bao gồm: kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, khoa học quản lý,

Trang 21

quản lý giáo dục, nghiệp vụ sư phạm, tin học … vv Bồi dưỡng TTCM là hoạt động cần thiết đối với mỗi nhà trường, đối với các cấp quản lý giáo dục TTCM

là những người giáo viên có trình độ chuyên môn khá giỏi, có uy tín với giáo viên trong tổ chuyên môn, được hiệu trưởng phân công nhiệm vụ và ra quyết định bổ nhiệm Do vậy TTCM cần được các nhà quản lý giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục quan tâm bồi dưỡng để họ hình thành và nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là các TTCM mới được bổ nhiệm Đối với TTCM ở trường phổ thông nói chung, ở trường THCS nói riêng, nội dung quan nhất cần bồi dưỡng cho họ đó là hàng năm họ cần được bồi dưỡng về khoa học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

1.2.6 Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

Quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM là quá trình tổ chức, điều khiển, tác động của nhà quản lý giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng TTCM, trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho TTCM để nâng cao và hoàn thiện năng lực quản lý cho người tổ trưởng

Chủ thể quản lý của hoạt động bồi dưỡng TTCM là Phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng nhà trường Đối tượng quản lý là " Hoạt động bồi dưỡng TTCM" Hoạt động bồi dưỡng TTCM diễn ra dưới nhiều hình thức, đó là: bồi dưỡng theo hình thức mở các lớp tập trung, hiệu trưởng bồi dưỡng TTCM tại trường thông qua các công việc quản lý, TTCM tự bồi dưỡng …

Như vậy quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM là quản lý các nội dung bồi dưỡng, hình thức tổ chức bồi dưỡng, hiệu quả công tác bồi dưỡng … nhằm nâng cao năng lực quản lý cho TTCM đáp ứng yêu cầu công tác của TTCM

1.3 Nội dung bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

1.3.1 Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Giáo

Trang 22

dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình

độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

Giáo dục trung học cơ sở là cấp học nối tiếp giữa tiểu học và trung học phổ thông Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ

cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục

2 Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật

3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản

lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

4 Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công

5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục

6 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước

7 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội

8 Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục

9 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [4]

1.3.2 Vai trò của tổ chuyên môn trường THCS

Điều 16 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định " Hiệu trưởng, các Phó Hiệu

Trang 23

trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu

sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học"[4, Tr8]

Như vậy tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức quản lý của trường THCS, THPT Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục

Điều 19 Điều lệ trường trung học qui định hiệu trưởng có quyền " Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường;

bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định" [4, Tr9]

Công văn số 871/HD-SGDĐT ngày 12/8/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang chỉ đạo định hướng thành lập tổ chuyên môn trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau: Cán bộ quản lý, giáo viên của đơn vị được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học Nếu tổ được thành lập từ nhóm môn học thì các môn trong tổ phải có liên quan đến nhau ( Lý-KTCN; Sinh-KTNN; Sử-Địa-GDCD … ) Mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 05 thành viên, có tổ trưởng

và tổ phó ( nếu tổ có trên 10 thành viên thì có thể bố trí 02 tổ phó ); nếu tổ thành lập từ nhóm môn học thì nên bố trí tổ trưởng, tổ phó khác môn [26]

1.3.3 Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn trường THCS

Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

Trang 24

b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên

Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu" [4, Tr8]

1.3.4 Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn trường THCS

TTCM là người đứng đầu tổ chuyên môn, có trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động của tổ chuyên môn:

TTCM là người chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động chung theo nhiệm

vụ của tổ chuyên môn

kế hoạch hoạt động chung của tổ đã xây dựng

TTCM có trách nhiệm hướng dẫn các thành viên trong tổ xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường

TTCM có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

Hàng năm TTCM chỉ đạo tổ chuyên môn giới thiệu tổ trưởng, tổ phó để hiệu trưởng thực hiện qui trình bổ nhiệm và bổ nhiệm lại

TTCM có quyền đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên

TTCM có nhiệm vụ tổ chức sinh hoạt chuyên chuyên môn hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu

1.3.5 Nội dung bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường THCS

Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cấp học trong phạm vi quản lý chỉ đạo, bởi TTCM được đào tạo từ 1 đến 2 môn nhưng phải quản lý chuyên môn ở nhiều bộ môn khác nhau

Trang 25

Bồi dưỡng về khoa học quản lý, đó là bồi dưỡng TTCM có sự hiểu biết

cơ bản đại cương về quản lý và quản lý giáo dục

Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý theo các chức năng của quản lý: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá

Bồi dưỡng năng lực quản lý

Bồi dưỡng về nghiệp vụ tin học, các kiến thức mới phát sinh theo yêu cầu công việc từng thời kỳ, giai đoạn

1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

1.4.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo: Thông tư

47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV qui định về vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ Phòng Giáo dục và Đào tạo

1.4.1.1 Vị trí và chức năng của Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp

huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử cà cấp văn bằng chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ công tác của UBND huyện; đồng thời chựu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp

vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo [5]

1.4.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo:

1 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND cấp huyện: a) Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn;

b) Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 05 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn;

Trang 26

c) Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường tiểu học; trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, trường, lớp mẫu giáo, không bao gồm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) và trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện

2 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND cấp huyện: Dự thảo các quyết định thành lập (đối với các cơ sở giáo dục công lập), cho phép thành lập (đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập), sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự đầu

tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài): trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường tiểu học; cơ sở giáo dục mầm non; trung tâm học tập cộng đồng; các cơ sở giáo dục có tên gọi khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện

3 Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, các cơ chế, chính sách

về xã hội hóa giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục

4 Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5 Hướng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện

6 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Trang 27

7 Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục

8 Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn huyện

9 Phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số người làm việc; tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sở giáo dục; quyết định vị trí việc làm, số người làm việc cho các cơ sở giáo dục sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện

và kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện và công chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo

10 Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND cấp huyện

11 Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm; tổng hợp ngân sách giáo dục hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước

và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện

Trang 28

12 Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch giúp UBND cấp huyện kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các

cơ sở giáo dục công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện

13 Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,

tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật

14 Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện

15 Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và của UBND cấp huyện; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp huyện giao [5]

1.4.1.3 Vai trò, quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc

quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

- Triển khai các nội dung bồi dưỡng TTCM theo chương trình của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục tới các trường

- Phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng TTCM theo chương trình của Bộ

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM các trường THCS xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ TTCM

- Chỉ đạo hiệu trưởng các trường thực hiện công tác bồi dưỡng TTCM và công tác tự bồi dưỡng của TTCM

- Kiểm tra kết quả hoạt động bồi dưỡng TTCM của các nhà trường

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

1.4.2.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

Lập kế hoạch bồi dưỡng TTCM là khâu đầu tiên của quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM, nó bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành

Trang 29

động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định

Trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng TTCM cần khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của TTCM các trường

Về thời gian, có thể xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM theo từng năm học, triển khai theo từng thời điểm phù hợp

Về hình thức bồi dưỡng TTCM, thực hiện dưới 3 hình thức sau:

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo mở các lớp bồi dưỡng TTCM tập trung toàn huyện hoặc cụm trường;

+ Hiệu trưởng bồi dưỡng TTCM thông qua thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của TTCM tại đơn vị;

+ Bản thân TTCM tự bồi dưỡng qua nghiên cứu tài liệu, qua học hỏi kinh nghiệm những người đi trước qua sinh hoạt, giao lưu giữa các TTCM

Để tổ chức thực hiện bồi dưỡng TTCM bằng hình thức nào cần căn cứ vào thực tế nhu cầu bồi dưỡng của TTCM Chẳng hạn mở các lớp bồi dưỡng tập trung toàn huyện với các nội dung: bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của tổ chuyên môn, TTCM trong trường THCS; bồi dưỡng về lý luận quản lý và quản lý giáo dục; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục theo các chức năng của quản lý; bồi dưỡng về nghiệp vụ tin học vv … Hiệu trưởng bồi dưỡng cho TTCM của đơn vị mình với các nội dung sau: lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn theo từng năm học, từng kỳ, từng tháng, từng tuần; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của tổ; kỹ năng kiểm tra đánh việc thực hiện

kế hoạch; cách đánh giá xếp loại các thành viên trong tổ; công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm vv … Bản thân TTCM cần tự bồi dưỡng các nội dung sau: kiến thức các môn học của cấp THCS, đặc biệt quan tâm đến kiến thức các môn học trong phạm vi mình quản lý; nghiệp vụ tin học; những nội dung mới phát sinh; học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và rút kinh nghiệm cho bản thân vv…

Trang 30

1.4.2.2 Dự kiến nguồn nhân lực, vật lực để triển khai hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

Đây là bước có ý nghĩa hết sức quan trọng, cần phân công người thực hiện các nội dung bồi dưỡng TTCM một cách rõ ràng để có thể thực hiện một cách thuận lợi các nội dung bồi dưỡng Đồng thời phải biết kết hợp các nội dung bồi dưỡng TTCM một cách loogic và hiệu quả Thiết lập một cơ chế điều phối giữa Phòng Giáo dục với Trường và TTCM tạo thành sự liên kết hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS

Đối với các lớp bồi dưỡng TTCM tập trung tại huyện hoặc cụm trường

có thể mời báo cáo viên có trình độ cao hoặc báo cáo viên có thể là Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

Đối với các nội dung do hiệu trưởng nhà trường bồi dưỡng, hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch cụ thể, trực tiếp hiệu trưởng bồi dưỡng hoặc giao một phần nội dung phù hợp cho Phó hiệu trưởng bồi dưỡng cho các TTCM của đơn

vị mình

Đối với các nội dung do TTCM tự bồi dưỡng, hiệu trưởng cần triển khai

và yêu cầu mức độ đạt được ở từng thời điểm, giai đoan nhất định để đáp ứng yêu câu công tác của người TTCM

1.4.2.3 Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

Sau khi đã xây dựng kế hoạch và dự kiến nguồn nhân lực, vật lực để triển khai hoạt động bồi dưỡng TTCM, Phòng Giáo dục và Đào tạo điều khiển hoạt động bồi dưỡng TTCM sao cho đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra

Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng văn bản chỉ đạo hướng dẫn các trường thực hiện hoạt động bồi dưỡng TTCM, dùng quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục để yêu cầu các trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng TTCM như một nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị

Phòng Giáo dục và Đào tạo luôn đôn đốc hiệu trưởng các trường thực hiện công tác bồi dưỡng TTCM, đồng thời cùng với các đơn vị trường học tháo

gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện

Trang 31

1.4.2.4 Kiểm tra kết quả hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng TTCM là quan sát, kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS

Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác bồi dưỡng TTCM của hiệu trưởng, chỉ đạo hiệu trưởng kiểm tra công tác tự bồi dưỡng của TTCM

Phòng Giáo dục khảo sát năng lực của TTCM sau các đợt bồi dưỡng để đánh giá kết quả bồi dưỡng TTCM

Phòng Giáo dục và Đào tạo tự kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng TTCM, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo

1.4.3 Quan hệ giữa trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo với hiệu trưởng trong việc quản lý bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo hiệu trưởng các trường điều tra thực trạng đội ngũ TTCM, nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng của TTCM

Trên cơ sở xác định được nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ TTCM các trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng TTCM toàn huyện Kế hoạch chỉ đạo nêu rõ nội dung bồi dưỡng nào mở lớp tập trung tại huyện, nội dung nào giao cho hiệu trưởng các trường bồi dưỡng, nội dung nào bản thân TTCM phải tự bồi dưỡng

Hiệu trưởng phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng TTCM theo nội dung kế hoạch của Phòng, theo yêu cầu công việc quản lý hàng ngày Đồng thời hiệu trưởng quản lý nội dung TTCM tự bồi dưỡng để thành tốt nhiệm vụ được giao

Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức các lớp bồi dưỡng TTCM tập trung toàn huyện theo kế hoạch Đồng thời kiểm tra công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn của hiệu trưởng các trường, đánh giá năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn các trường, lấy đó làm cơ sở để đánh giá kết quả bồi dưỡng TTCM của hiệu trưởng, làm căn cứ để đánh giá kết quả công tác của hiệu trưởng

Trang 32

Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trước Phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn của đơn vị mình, có trách nhiệm đôn đốc quản lý tổ trưởng chuyên môn khi tham gia các lớp tập huấn

Phòng Giáo dục và Đào tạo bám sát chủ trương của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo để triển khai, quản lý chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn Chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện theo kế hoạch Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, tiến độ, qui trình và chất lượng Do đó giữa Phòng và Trường phải có sự phối hợp nhịp nhàng chuẩn bị tốt nội dung bồi dưỡng, đội ngũ báo cáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường cần nắm sát nhu cầu bồi dưỡng để tư vấn cho Phòng Giáo dục xây dựng chương trình bồi dưỡng sát với thực tiễn, loại hình bồi dưỡng, đặc biệt là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng và phương án kiểm tra kết quả bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

Hiệu trưởng bám sát sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo để sắp

xế, bố trí, thực hiện các chính sách đối với giáo viên và tổ chuyên môn theo qui định Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ trưởng chuyên môn tham gia bồi dưỡng; động viên khuyến khích các tổ trưởng chuyên môn đăng ký nội dung tự bồi dưỡng, vận dụng kiến thức, kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy học; chủ động quản lý việc thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên; tham mưu, phối hợp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn:

Phòng Giáo và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung chương trình bồi dưỡng TTCM các trường THCS toàn huyện Nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng … là do ý thức chủ quan của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định Chính vì mà Phòng Giáo dục và Đào tạo là nhân tố chủ

Trang 33

quan đầu tiên ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM

Hiệu trưởng các trường là chủ thể tổ chức bồi dưỡng một số nội dung cho TTCM thông qua công việc quản lý hàng ngày tại cơ sở giáo dục Đồng thời chỉ đạo TTCM ở trường mình thực hiện công tác tự bồi dưỡng Do đó kết quả công tác bồi dưỡng TTCM phụ thuộc vào năng lực của người hiệu trưởng Nếu hiệu trưởng là người có năng lực, quan tâm đến công tác bồi dưỡng TTCM thì sẽ thực hiện hoạt động đó đạt kết quả cao, đào tạo được các TTCM của trường mình, lực lượng giúp việc cho hiệu trưởng đáp ứng được yêu cầu công việc Ngược lại, nếu năng lực của hiệu trưởng yếu sẽ rất khó khăn trong việc bồi dưỡng TTCM ở đơn vị

Ngoài ra còn có một số nhân tố khác ảnh hưởng đến quản lý hoạt động

dưỡng tổ trưởng chuyên môn đó là: Cơ chế quản lý, chế độ chính sách, trình

độ và năng lực đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học nhà trường, đội ngũ giáo viên …

Cơ chế quản lý, đó là sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục ( Bộ,

Sở, Phòng ) quan tâm đến công tác quản lý bồi dưỡng TTCM Triển khai các nội dung bồi dưỡng TTCM theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm

Chế độ chính sách đầu tư cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM của Nhà nước đều có ảnh hưởng tích cực hoặc hạn chế hoạt bồi dưỡng TTCM

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường cũng ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM Nhiều đơn vị thuận lợi sẽ đáp ứng được cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM Nhưng không ít những đơn vị khó khăn, cơ sở vật chất không đáp ứng được cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM

Trang 34

Năng lực của đội ngũ TTCM quyết định kết quả bồi dưỡng Bởi vì các nội dung bồi dưỡng TTCM được diễn ra theo đúng kế hoạch, các khâu các bước đều thuận lợi nhưng năng lực của TTCM còn hạn chế thì không thể có được kết quả cao trong công tác bồi dưỡng TTCM Ý thức tự học tập nghiên cứu, tự bồi dưỡng của tổ trưởng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bồi dưỡng TTCM

Kết luận chương 1

Tổ chuyên môn trường THCS là một bộ phận hợp thành cơ cấu tổ chức của nhà trường Hoạt động chuyên môn của nhà trường được thực hiện theo đơn vị tổ chuyên môn ở cấp độ hoạt động của từng giáo viên

Đứng đầu tổ chuyên môn là người tổ trưởng TTCM có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của tổ TTCM là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, nhưng đồng thời họ là người cán bộ quản lý kiêm nhiệm Do vậy họ cũng có chức năng xây dựng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng quản lý chỉ đạo, chức năng kiểm tra đánh giá như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Muốn thực hiện các chức năng đó, hoàn thành tốt nhiệm vụ đươc giao thì TTCM cần được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực cho họ

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng TTCM trường THCS thì Phòng Giáo dục và Đào tạo hàng năm cần có được kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với hiệu trưởng lựa chọn nội dung bồi dưỡng TTCM phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao năng lực quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cần có biện pháp cụ thể để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng TTCM từ Phòng đến Trường

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN LỤC NGẠN,

TỈNH BẮC GIANG

2.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Lục Ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục đường Quốc lộ 31, có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn;

- Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đông giáp huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40km về phía Đông, có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt

đó là vùng núi cao và vùng đồi thấp

Địa hình vùng núi cao chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện; bao gồm 12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc Đây là 12 xã có địa hình bị chia cắt, lắm suối nhiều đèo, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400m, nơi thấp nhất là 170m, nơi thấp nhất là 975m so với mực nước biển Trong đó núi cao độ dốc >250, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng và chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên Vùng này dân cư chủ yếu là các dân tộc ít người, có mật độ dân số thấp, khoảng 110 người/km2, kinh tế chưa phát triển, tiềm năng đất đai còn nhiều, có thể phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đàn gia súc, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và lâm sản phụ Lục Ngạn có điều kiện phát triển du lịch tại các hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, Chùa Am Vãi, đập làng Thum

Địa hình vùng đồi thấp chiếm trên 40% diện tích toàn huyện bao gồm 17

xã và 1 thị trấn: Biển Động, Tân Hoa, Đồng Cốc, Phì Điền, Tân Quang, Giáp

Trang 36

Sơn, Hồng Giang, Biên Sơn, Thanh Hải, Nghĩa Hồ, Trù Hựu, Mỹ An, Nam Dương, Phượng Sơn, Quý Sơn, Kiên Lao, Kiên Thành và thị trấn Chũ Địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 – 120 m so với mực nước biển, tuy vậy một số xã giáp vùng núi cao có một phần diện tích như vùng núi cao như Biên Sơn, Kiên Lao, Tân Hoa, Đồng Cốc Đất đai trong vùng phần lớn là đồi thoải, một số nơi đất bị xói mòn, thường thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng Vùng này có thế mạnh về phát triển kinh tế vườn, đất đai lại thích hợp với trồng các cây ăn quả như: hồng, nhãn, cam đường canh, táo Đặc biệt

là cây vải thiều vùng này đã và đang phát triển thành một vùng chuyên canh lớn nhất miền Bắc nước ta Bên cạnh đó một phần diện tích phù hợp với cây lương thực như ngô, sắn, đỗ, …

Vài nét về tiềm năng phát triển du lịch huyện Lục Ngạn: Cùng với những địa danh lịch sử, với truyền thống yêu nước, con người Lục Ngạn không chỉ dũng cảm trong đánh giặc giữ nước mà còn giỏi dang trong xây dựng quê hương giầu đẹp, với bao kỳ tích lưu truyền Nơi đây có ải Nội Bàng (còn có tên

là Bàng Quan, thành nhà Mạc) Đây là chiến ải lớn nhất nằm ở khu vực giữa thung lũng sông Lục Nam Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông Trần Hưng Đạo đã cho xây dựng phòng tuyến Xa Lý - Nội Bàng và đặt đại bản doanh ở Nội Bàng ( khu vực xã Phượng Sơn)

Ải Xa Lý còn có tên là ải Khả Ly nằm trên con đường mòn từ Xa Lý sang Lộc Bình của Lạng Sơn ải này nằm trên eo của núi ải, đoạn thắt lại hiểm trở nên thường gọi là Đèo ải ở độ cao trên 500m, đỉnh đèo là cửa ải Xa Lý Khu du lịch hồ Khuôn Thần có tổng diện tích là 2700ha, có 1000ha rừng, trong

đó rừng tự nhiên 500ha, rừng thông 500ha và hồ Khuôn Thần rộng 140ha, với dung tích 10.000.000 m3, trong hồ có 5 đảo lớn và 7 đảo nhỏ Nơi đây đã được trồng thông, du khách có thể tắm hồ, leo núi, bơi thuyền thăm các đảo và thắp hương ở đền thờ Hồ Công Trạc một vị tướng quân người dân tộc thiểu số Trên đất Lục Ngạn, hồ Khuôn Thần nổi lên như một viên ngọc lấp lánh giữa vùng

Trang 37

rừng núi mênh mang Hồ Cấm Sơn với diện tích rừng bao quanh 21.800ha, diện tích mặt nước hồ 2.400ha, dung tích nước hồ 307 triệu m3 Đang phát triển, đầu tư trung tâm giống thuỷ sản cấp I phục vụ cho phát triển kinh tế và đặc biệt đặc sản cá nước ngọt ở hồ Cấm Sơn và những món ăn nổi tiếng khác của người dân các dân tộc như khau nhục, voỏng mún, bánh hút, bánh bìa, bánh phổi bò, chè phao Hồ Làng Thum với diện tích mặt hồ 126ha, dung tích 8.334.000m3 diện tích lưu vực là 27,5 km2, diện tích tưới tiêu cho 700ha, là nơi nuôi trồng thuỷ sản và vườn cây ăn quả xung quanh hồ rất phù hợp cho khách thăm quan du lịch Núi Am Vãi ( còn gọi là núi Am Ni, núi Quan âm) nằm ở giữa địa phận các xã: Nam Dương, Tân Mộc, Tân Lập, Nghĩa Hồ thuộc sơn phận Yên Tử Đá ở núi là đá cát kết khối lớn Trên đỉnh núi Am Ni có một ngôi chùa mang tên chùa Am Vãi ở phía Bắc núi trên độ cao hơn 400m Kề bên ngọn Am Vãi có núi Bàn Cờ Tiên Cạnh đó là các khu núi mang tên Hang Tiền, Hang Gạo có nhiều truyền thuyết về những hang này, hàng năm mở hội vào ngày 03/3 âm lịch Điểm du lịch thuộc các cụm di tích được cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử văn hoá” như: đền Hả (xã Hồng Giang), được mở hội vào mồng 6,7,8 tháng giêng hàng năm, thờ tướng quân Vũ Thành ( tức Thân Cảnh Phúc)

2.1.2 Đặc điểm kinh tế huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Lục Ngạn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,33%; trong đó nông- lâm nghiệp tăng 5,7%- công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp tăng 19%- dịch vụ tăng 15% Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông- lâm nghiệp Đã có 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia từ năm 2006 Về nông nghiệp và phát triển nông thôn, với diện tích tự nhiên rộng, Lục Ngạn đã có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, vừa đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực- thực phẩm, vừa đi vào sản xuất hàng hoá bằng đẩy mạnh chăn nuôi đàn gia súc, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản

Trang 38

Với diện tích đồi rừng lớn, Lục Ngạn có thể phát triển đàn bò thịt, đàn trâu, đàn

dê … , hình thành các mô hình, các vùng chăn nuôi gắn với phát triển lâm nghiệp để đưa tổng đàn bò lên trên 10.000 con; ổn định diện tích và nâng cao

chủ yếu là gỗ keo và bạch đàn Lục Ngạn là vùng trồng vải truyền thống, với diện tích hiện nay là 1600 ha

2.1.3 Đặc điểm văn hoá - xã hội huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Lục Ngạn là một huyện miền núi được hình thành và phát triển từ rất sớm, diện tích tự nhiên là 101 km2, dânsố hơn 20 vạn người, với 8 dân tộc anh

em là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan, sinh sống đan xen ở các làng, bản tạo nên sự giao thoa văn hoá đặc sắc mà ít nơi nào có được Những giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn như: trang phục, phong tục, các làn điệu dân ca Sloong hao, Sli, lượn, hát đối… Là vùng đất được hình thành và phát triển từ rất sớm, vào năm

1975, ngành khảo cổ đã phát hiện được ở Lục Ngạn di chỉ đồ đá cũ phân bố trên gò Non Trúc, giáp suối Nghè Mưa, đã tìm thấy 27 di vật bằng đá cuội gồm các công cụ có biên lưỡi theo chiều dọc, công cụ có biên lưỡi theo chiều ngang, công cụ có biên lưỡi vát chữ V, công cụ có biên lưỡi theo hình vòng cung cùng một số mảnh tước, thạch đá thuộc thời đại đồ đá cũ Điều đó chứng tỏ con người đã đến sinh sống trên mảnh đất này từ rất sớm

Huyện Lục Ngạn là nơi có bề dày về truyền thống lịch sử- văn hóa Đây cũng là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh có thể tạo nên những điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về ngọn nguồn lịch sử Đó là

ải Nội Bàng, ải Xa Lý, với các di tích và danh lam thắng cảnh đẹp như đền Từ

Hả (đền Hả), đền Quan Quận, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và núi Am Vãi- nơi in dấu bàn chân Phật

Huyện Lục Ngạn của Bắc Giang và huyện Quỳ Hợp của Nghệ An được

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chọn và chỉ đạo hai huyện điểm duy trì nét

Trang 39

văn hóa bản sắc dân tộc của các tỉnh miền núi phía Bắc Ngày hội Văn hóa- thể thao huyện Lục Ngạn được diễn ra trong 2 ngày 17,18 tháng 2 âm lịch hàng

năm tại sân vận động trung tâm huyện Việc tổ chức ngày hội nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của huyện Ngày hội gồm các nội dung: Phần thi hát đối đáp; Phần thi người mặc trang phục dân tộc đẹp; Thi cắm trại, ẩm thực Các trò chơi dân gian: Bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố, kéo

co, đánh đu diễn ra sôi động Bên cạnh đó ngày hội còn diễn ra các hoạt động thể thao như: bóng chuyền, cầu lông, đẩy gậy

2.2 Tình hình phát triển giáo dục THCS huyện Lục Ngạn

2.2.1 Tình hình hình chung về giáo dục Lục Ngạn

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, tiếp tục thực hiện Đề án phát triển Giáo dục và Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 của UBND huyện Lục Ngạn Được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Ngạn tiếp tục phát triển và

có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế

xã hội địa phương Quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng được mở rộng, toàn huyện có 108 trường, trong đó mầm non có 32 trường, tiểu học có 37 trường, THCS có 32 trường; THPT có 4 trường công lập; THPT Bán Công có 1 trường; PTDTNT có 1 trường; TTGDTX &DN có 1 trường, với lớp và số học sinh ở từng ngành học, bậc học cụ thể như sau:

* Giáo dục Mầm non: Toàn huyện có 32 trường mầm non công lập ở 30

xã, thị trấn (trong đó: 24 trường công lập toàn phần và 08 trường công lập tự chủ)

Số lượng học sinh ra lớp như sau:

Nhà trẻ: Tổ chức được 54 nhóm trẻ với 1.070 cháu, đạt 12,47% trẻ

trong độ tuổi ra lớp

Mẫu giáo: Tổ chức được 454 lớp với 11531 cháu, đạt 96,47% trẻ trong

độ tuổi (tỷ lệ trẻ 3 tuổi ra lớp đạt 88,9% trẻ trong độ tuổi; 4 tuổi ra lớp đạt

Trang 40

99,9% trẻ trong độ tuổi ra lớp; 5 tuổi ra lớp đạt 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp)

* Giáo dục Tiểu học: Toàn huyện có 37 trường tiểu học; tổ chức 842 lớp

với 17.226 học sinh; trong đó 40 lớp ghép với 379 học sinh

* Giáo dục THCS: Toàn huyện có 32 trường THCS; tổ chức 498 lớp với

15.409 học sinh tỷ lệ học sinh bỏ học giảm theo từng năm

* Giáo dục THPT và BTTHPT: Toàn huyện có 04 trường THPT công lập (

THPT Lục Ngạn số 1, THPT Lục Ngạn số 2, THPT Lục Ngạn số 3, THPT Lục Ngạn số 4 ), 01 trường THPT Bán công, 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú và

01 Trung tâm GDTX&DN Số lượng học sinh ra lớp như sau:

Giáo dục THPT: Toàn huyện tổ chức 159 lớp với 7.009 học sinh, tỉ lệ học sinh bỏ học qua các năm là trên 2,0%

Bổ túc THPT: Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Lục Ngạn hàng năm đều huy động số lượng lớn học sinh học THPT hệ bổ túc văn hóa Năm học 2012-2013 huy động được 15 lớp với 675 học sinh

* Số trường đạt chuẩn quốc gia: Mặc dù Lục Ngạn là huyện miền núi

còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia Song Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Giáo và Đào tạo luôn quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia Do vậy số trường đạt chuẩn quốc gia hàng năm không ngừng tăng Tính đến thời điểm tháng 12/2012 huyện Lục Ngạn có 80/108 trường đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 74,07%, trong đó khối tiểu học có tỷ lệ trường đạt chuẩn cao nhất, cụ thể như sau:

- Mầm non: 23/32 trường = 71,88%

- Tiểu học: 32/37 trường = 86,49%

- THCS : 22/32 trường = 68,75%

- Khối trực thuộc Sở: 3/7 trường = 42,86%

* Kiên cố hóa trường lớp

- Thực hiện Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho GV

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1.   Chu trình quản lý - Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý (Trang 16)
Bảng 2.2. Số lớp và số học sinh của các cấp học giai đoạn 2010-2013 - Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.2. Số lớp và số học sinh của các cấp học giai đoạn 2010-2013 (Trang 41)
Bảng 2.1. Số trường học của các cấp học giai đoạn 2010 – 2013 - Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.1. Số trường học của các cấp học giai đoạn 2010 – 2013 (Trang 41)
Bảng  2.4.  Số  lượng  tổ  trưởng  chuyên  môn,  số  nữ  tổ  trưởng,  trình  độ  chuyên môn đào tạo, trình độ lý luận chính trị - Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
ng 2.4. Số lượng tổ trưởng chuyên môn, số nữ tổ trưởng, trình độ chuyên môn đào tạo, trình độ lý luận chính trị (Trang 45)
Bảng 2.5.  Trình độ đào tạo quản lý giáo dục và nghiệp vụ  tin học của tổ  trưởng chuyên môn các trường THCS - Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.5. Trình độ đào tạo quản lý giáo dục và nghiệp vụ tin học của tổ trưởng chuyên môn các trường THCS (Trang 47)
Bảng 2.7. Tuổi đời của  tổ trưởng chuyên môn năm học 2012-213 - Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.7. Tuổi đời của tổ trưởng chuyên môn năm học 2012-213 (Trang 48)
Bảng 2.9.  Thống kê thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới phương  pháp dạy học  của TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn - Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.9. Thống kê thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn (Trang 52)
Bảng 2.10.  Thống  kê  thực  trạng  công  tác  chỉ đạo  giáo  viên  thực  hiện  nghiên  cứu  nội  dung  sách  giáo  khoa,  phân  phối  chương  trình,  đề  xuất  điều  chỉnh phân phối chương trình môn học phù hợp với học sinh của trường của  TTCM các trườn - Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.10. Thống kê thực trạng công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, phân phối chương trình, đề xuất điều chỉnh phân phối chương trình môn học phù hợp với học sinh của trường của TTCM các trườn (Trang 54)
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng  TTCM các trường THCS - Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS (Trang 86)
Bảng 3.3. Bảng xếp thứ bậc giá trị trung bình của từng biện pháp về tính  cần thiết và tính khả thi - Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.3. Bảng xếp thứ bậc giá trị trung bình của từng biện pháp về tính cần thiết và tính khả thi (Trang 89)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w