Đặc điểm văn hoá xã hội huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 38 - 39)

Lục Ngạn là một huyện miền núi được hình thành và phát triển từ rất sớm, diện tích tự nhiên là 101 km2, dânsố hơn 20 vạn người, với 8 dân tộc anh em là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan, sinh sống đan xen ở các làng, bản tạo nên sự giao thoa văn hoá đặc sắc mà ít nơi nào có được. Những giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn như: trang phục, phong tục, các làn điệu dân ca Sloong hao, Sli, lượn, hát đối…. Là vùng đất được hình thành và phát triển từ rất sớm, vào năm 1975, ngành khảo cổ đã phát hiện được ở Lục Ngạn di chỉ đồ đá cũ phân bố trên gò Non Trúc, giáp suối Nghè Mưa, đã tìm thấy 27 di vật bằng đá cuội gồm các công cụ có biên lưỡi theo chiều dọc, công cụ có biên lưỡi theo chiều ngang, công cụ có biên lưỡi vát chữ V, công cụ có biên lưỡi theo hình vòng cung cùng một số mảnh tước, thạch đá thuộc thời đại đồ đá cũ. Điều đó chứng tỏ con người đã đến sinh sống trên mảnh đất này từ rất sớm.

Huyện Lục Ngạn là nơi có bề dày về truyền thống lịch sử- văn hóa. Đây cũng là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh có thể tạo nên những điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về ngọn nguồn lịch sử. Đó là ải Nội Bàng, ải Xa Lý, với các di tích và danh lam thắng cảnh đẹp như đền Từ Hả (đền Hả), đền Quan Quận, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và núi Am Vãi- nơi in dấu bàn chân Phật.

Huyện Lục Ngạn của Bắc Giang và huyện Quỳ Hợp của Nghệ An được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chọn và chỉ đạo hai huyện điểm duy trì nét

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

văn hóa bản sắc dân tộc của các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngày hội Văn hóa- thể thao huyện Lục Ngạn được diễn ra trong 2 ngày 17,18 tháng 2 âm lịch hàng năm tại sân vận động trung tâm huyện. Việc tổ chức ngày hội nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của huyện. Ngày hội gồm các nội dung: Phần thi hát đối đáp; Phần thi người mặc trang phục dân tộc đẹp; Thi cắm trại, ẩm thực ... Các trò chơi dân gian: Bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, đánh đu...diễn ra sôi động. Bên cạnh đó ngày hội còn diễn ra các hoạt động thể thao như: bóng chuyền, cầu lông, đẩy gậy.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 38 - 39)