Đặc điểm tự nhiên huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 35 - 37)

Lục Ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục đường Quốc lộ 31, có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn; - Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đông giáp huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang. Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40km về phía Đông, có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt đó là vùng núi cao và vùng đồi thấp

Địa hình vùng núi cao chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện; bao gồm 12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc. Đây là 12 xã có địa hình bị chia cắt, lắm suối nhiều đèo, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400m, nơi thấp nhất là 170m, nơi thấp nhất là 975m so với mực nước biển. Trong đó núi cao độ dốc >250, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng và chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên. Vùng này dân cư chủ yếu là các dân tộc ít người, có mật độ dân số thấp, khoảng 110 người/km2, kinh tế chưa phát triển, tiềm năng đất đai còn nhiều, có thể phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đàn gia súc, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và lâm sản phụ. Lục Ngạn có điều kiện phát triển du lịch tại các hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, Chùa Am Vãi, đập làng Thum...

Địa hình vùng đồi thấp chiếm trên 40% diện tích toàn huyện bao gồm 17 xã và 1 thị trấn: Biển Động, Tân Hoa, Đồng Cốc, Phì Điền, Tân Quang, Giáp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

Sơn, Hồng Giang, Biên Sơn, Thanh Hải, Nghĩa Hồ, Trù Hựu, Mỹ An, Nam Dương, Phượng Sơn, Quý Sơn, Kiên Lao, Kiên Thành và thị trấn Chũ. Địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 – 120 m so với mực nước biển, tuy vậy một số xã giáp vùng núi cao có một phần diện tích như vùng núi cao như Biên Sơn, Kiên Lao, Tân Hoa, Đồng Cốc. Đất đai trong vùng phần lớn là đồi thoải, một số nơi đất bị xói mòn, thường thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng. Vùng này có thế mạnh về phát triển kinh tế vườn, đất đai lại thích hợp với trồng các cây ăn quả như: hồng, nhãn, cam đường canh, táo... Đặc biệt là cây vải thiều vùng này đã và đang phát triển thành một vùng chuyên canh lớn nhất miền Bắc nước ta. Bên cạnh đó một phần diện tích phù hợp với cây lương thực như ngô, sắn, đỗ, …..

Vài nét về tiềm năng phát triển du lịch huyện Lục Ngạn: Cùng với những địa danh lịch sử, với truyền thống yêu nước, con người Lục Ngạn không chỉ dũng cảm trong đánh giặc giữ nước mà còn giỏi dang trong xây dựng quê hương giầu đẹp, với bao kỳ tích lưu truyền. Nơi đây có ải Nội Bàng (còn có tên là Bàng Quan, thành nhà Mạc). Đây là chiến ải lớn nhất nằm ở khu vực giữa thung lũng sông Lục Nam. Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông. Trần Hưng Đạo đã cho xây dựng phòng tuyến Xa Lý - Nội Bàng và đặt đại bản doanh ở Nội Bàng ( khu vực xã Phượng Sơn).

Ải Xa Lý còn có tên là ải Khả Ly nằm trên con đường mòn từ Xa Lý sang Lộc Bình của Lạng Sơn. ải này nằm trên eo của núi ải, đoạn thắt lại hiểm trở nên thường gọi là Đèo ải ở độ cao trên 500m, đỉnh đèo là cửa ải Xa Lý. Khu du lịch hồ Khuôn Thần có tổng diện tích là 2700ha, có 1000ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 500ha, rừng thông 500ha và hồ Khuôn Thần rộng 140ha, với dung tích 10.000.000 m3, trong hồ có 5 đảo lớn và 7 đảo nhỏ. Nơi đây đã được trồng thông, du khách có thể tắm hồ, leo núi, bơi thuyền thăm các đảo và thắp hương ở đền thờ Hồ Công Trạc một vị tướng quân người dân tộc thiểu số. Trên đất Lục Ngạn, hồ Khuôn Thần nổi lên như một viên ngọc lấp lánh giữa vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

rừng núi mênh mang. Hồ Cấm Sơn với diện tích rừng bao quanh 21.800ha, diện tích mặt nước hồ 2.400ha, dung tích nước hồ 307 triệu m3. Đang phát triển, đầu tư trung tâm giống thuỷ sản cấp I phục vụ cho phát triển kinh tế và đặc biệt đặc sản cá nước ngọt ở hồ Cấm Sơn và những món ăn nổi tiếng khác của người dân các dân tộc như khau nhục, voỏng mún, bánh hút, bánh bìa, bánh phổi bò, chè phao... Hồ Làng Thum với diện tích mặt hồ 126ha, dung tích 8.334.000m3 diện tích lưu vực là 27,5 km2, diện tích tưới tiêu cho 700ha, là nơi nuôi trồng thuỷ sản và vườn cây ăn quả xung quanh hồ rất phù hợp cho khách thăm quan du lịch. Núi Am Vãi ( còn gọi là núi Am Ni, núi Quan âm) nằm ở giữa địa phận các xã: Nam Dương, Tân Mộc, Tân Lập, Nghĩa Hồ thuộc sơn phận Yên Tử. Đá ở núi là đá cát kết khối lớn. Trên đỉnh núi Am Ni có một ngôi chùa mang tên chùa Am Vãi ở phía Bắc núi trên độ cao hơn 400m. Kề bên ngọn Am Vãi có núi Bàn Cờ Tiên. Cạnh đó là các khu núi mang tên Hang Tiền, Hang Gạo có nhiều truyền thuyết về những hang này, hàng năm mở hội vào ngày 03/3 âm lịch. Điểm du lịch thuộc các cụm di tích được cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử văn hoá” như: đền Hả (xã Hồng Giang), được mở hội vào mồng 6,7,8 tháng giêng hàng năm, thờ tướng quân Vũ Thành ( tức Thân Cảnh Phúc).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 35 - 37)