Đánh giá công tác quản lý bồi dƣỡng tổ trƣởng chuyên môn các trƣờng THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 62)

trƣờng THCS

2.5.1. Ưu điểm

Thực hiện chương trình bồi dưỡng theo các dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm gần đây Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang đã tổ chức một số lớp bồi dưỡng cho TTCM các trường THCS. Thông qua các hình thức bồi dưỡng, từng bước nâng cao năng lực cho đội ngũ TTCM, đã có lớp bồi dưỡng về công tác quản lý.

Đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là hiệu trưởng các trường THCS đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng cho TTCM

Các TTCM đã nhận thức được vị trí, vai trò của mình nên tự lo lắng tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ và phương pháp quản lý tổ sao cho được tốt nhất. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng, là xu thế của thời đại đó là học tập suốt đời của mọi người

Công tác quản lý được quan tâm, đưa ra một số tiêu chí lựa chọn TTCM, phần lớn TTCM là giáo viên giỏi cấp cơ sở trở lên, có trình độ chuẩn trở lên, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

phẩm chất đạo đức tốt. Nhiều TTCM đã thể hiện được vai trò trách nhiệm, uy tín của mình với tập thể và cá nhân các thành viên trong tổ

2.5.2. Hạn chế

Nội dung chương trình, phương pháp, hình thức bồi dưỡng chưa được xây dựng một cách có hệ thống. Mỗi năm làm một kiểu, mỗi trường làm một khác chưa có sự thống nhất chỉ đạo các trường thực hiện.

Cơ chế phối hợp của công tác quản lý bồi dưỡng TTCM các trường THCS chưa được lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm.

Công việc quản lý của hiệu trưởng các trường THCS hiện nay quá bận rộn, thường phải giải quyết quá nhiều công việc hành chính sự vụ, nhiều thời gian giành cho hội họp, báo cáo ... nên hầu như các hiệu trưởng không có thời gian để quản lý hoạt động bồi dưỡng và bồi dưỡng trực tiếp cho TTCM, hoặc một số hiệu trưởng không đủ năng lực để thực hiện bồi dưỡng cho TTCM. Hoạt động bồi dưỡng TTCM của các trường THCS mang yếu tố tự phát, tùy theo yêu cầu công việc của đơn vị và mức độ nhận thức, quan tâm của hiệu trưởng.

Nhận thức của TTCM còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa coi mình là người quản lý, chỉ coi mình như các giáo viên khác trong tổ, trong khi TTCM là người trực tiếp quản lý chỉ đạo các hoạt động của tổ, gần 20% định mức lao động giành cho công tác quản lý. Do vậy họ có nhận thức e ngại, chưa mạnh dạn trong công tác quản lý chỉ đạo, đôi khi còn trông chờ, ỷ lại cho CBQL nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)