Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 62 - 65)

Trong chương trình kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo ít đề cập đến đội ngũ TTCM các trường THCS nên dẫn đến hoạt động bồi dưỡng TTCM của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục chưa được quan tâm đúng mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa có văn bản chỉ đạo hiệu trưởng các thực hiện công tác bồi dưỡng TTCM trường THCS. Hiệu trưởng trường THCS chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM, nhiều hiệu trưởng không đủ khả năng để thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ TTCM. Đa số các hiệu trưởng chỉ quản lý theo phương pháp là giao việc, khoán trắng cho TTCM, không hướng dẫn họ cách làm để hoàn thành được nhiệm vụ đó.

Phương pháp bồi dưỡng chưa đi đúng với yêu cầu của học viên là TTCM, còn dàn trải chung chung, không hướng dẫn họ nghiên cứu theo hướng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ là chính

Thời gian bồi dưỡng TTCM ít và không thường xuyên liên tục. Chế độ đãi ngộ cho TTCM còn quá ít ( hưởng phụ cấp chức vụ 0,2 và giảm 3 tiết/tuần ), trong khi công việc quản lý chỉ đạo của người TTCM quá nhiều, thời gian giành cho giảng dạy là cơ bản

Công tác qui hoạch chưa gắn kết với công tác bồi dưỡng với bố trí sử dụng. Thậm trí có trường bố trí luân phiên làm TTCM dẫn đến kém hiệu quả trong việc sử dụng đội ngũ, TTCM xác định không làm chức vụ đó lâu dài, ổn định nên ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, thái độ không tốt đối với đối với việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực. Chưa tổ chức được các buổi trao đổi kinh nghiệm quản lý cho TTCM giữa các trường trong huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

64

Kết luận chương 2

Qua điều tra thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng TTCM các trường THCS. Song thực tế công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn từ Phòng đến trường chưa được chặt chẽ, chưa được quan tâm đúng mức. Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa làm tốt công tác chỉ đạo hiệu trưởng các trường bồi dưỡng đội ngũ TTCM trường THCS. Hạn chế lớn nhất của đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Lục Ngạn đó là năng lực quản lý, TTCM điều hành hoạt động của tổ dựa vào kinh nghiệm, học hỏi cách làm của những người đi trước, họ chưa được bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện, kỹ năng kiểm tra đánh giá và những kỹ năng cần thiết khác.

Tóm lại với việc phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS, đặc biệt là xác định rõ những hạn chế về quản lý công tác bồi dưỡng TTCM các trường THCS, đó là cơ sở thực tiễn làm tiền đề cho việc đề xuất các biện pháp khắc phục trong chương 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

65

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)